0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Lãi suất (%/tháng) khi vay ở nơi khác

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM. KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH (Trang 74 -135 )

NHCSXH TDND TCTCVM Tổng N Trả lời 28 40 52 121 Không trả lời 6 1 3 10 Trung bình 0,67 0,95 1,41 1,08

Giá trị xuất hiện

nhiều nhất 1 1 1 1

Nhỏ nhất 0 0 0 0

Lớn nhất 2 2 14 14

Các con số tương ứng với các hoạt động trong bảng trên cho biết tổng số người cho rằng hoạt động đó là quan trọng nhất trong vấn đề tạo thu nhập cho gia đình. Như vậy, trước khi tham gia NHCSXH thì phần lớn khách hàng nhận định hoạt động sản xuất nơng nghiệp mang lại nguồn thu chính cho gia đình có 111 người đồng ý. Các hoạt đơng khác đứng thứ Ở đây có tất cả 12 hoạt động kinh tế được liệt kê, và tất nhiên các thành viên của mỗi hộ gia đình sẽ tham gia một số hoạt động nhỏ khác nhau, mà không nhất thiết phải là tham gia hết. Trong số các hoạt động mà họ tham gia, có hoạt động mang lại nhiều thu nhập, có hoạt động mang lại ít thu nhập. Bảng sau sẽ tách riêng thành từng nhóm khách hàng của từng tổ chức và quan sát xem thứ tự xếp hạng các hoạt động mang lại thu nhập chính cho gia đình mình.

Bảng 3.22: Ý kiến của khách hàng NHCSXH xếp hạng hoạt động mang lại thu nhập chính trước và sau khi tham gia tổ chức

Đơn vị: người

Hoạt động mang lại thu nhập chính NHCSXH

Trước khi tham gia Sau khi tham gia

Trồng trọt 111 104

Khác 66 54

Chăn nuôi 63 76

Thương mại 54 62

Lương CBCNV, lương hưu 17 17

Nghề phụ (chế tạo) 10 10 Thủy sản 6 5 Vận tải 4 4 Nghề phụ (chế biến) 4 3 Xây dựng 3 3 Dịch vụ 3 5 Công nghiệp 2 1 Tổng cộng 343 344

hai với 66 người lựa chọn, chăn nuôi xếp thứ ba với 63 người, đứng thứ tư là hoạt động thương mại/buôn bán nhỏ… Sau khi tham gia vay vốn của NHCSXH thì chỉ có một số thay đổi nhỏ về số lượng người lựa chọn các hoạt động và cơ cấu xếp hạng. Cụ thể, sau khi tham gia thì chỉ cịn 104 khách hàng cho rằng trồng trọt là hoạt động mang lại thu nhập chính; số lượng người lựa chọn hoạt động khác cũng giảm. Bên cạnh đó, hoạt động chăn ni và thương mại/bn bán nhỏ có vẻ như được đánh giá cao hơn. Điều này thể hiện ở việc số lượng người lựa chọn hai hoạt động đó đã tăng lên chút ít và đồng thời cơ cấu xếp hạng cũng có sự thay đổi nhỏ: đứng đầu vẫn là trồng trọt; tiếp theo là hoạt động chăn nuôi, rồi tiếp đến thương mại, cịn các hoạt động khác xếp ở vị trí thứ tư.

Tương tự, sau đây là ý kiến xếp hạng 12 hoạt động theo tiêu chí mang lại nguồn thu chính của khách hàng TDND.

Bảng 3.23. Ý kiến của khách hàng TDND xếp hạng hoạt động mang lại thu nhập chính trước và sau khi tham gia tổ chức

Đơn vị: người

Hoạt động TDND

Trước khi tham gia Sau khi tham gia

Chăn nuôi 78 80 Trồng trọt 71 62 Thương mại 44 51 Lương 26 27 Thủy sản 22 18 Xây dựng 8 8 Nghề phụ (chế tạo) 5 5 Công nghiệp 4 4 Vận tải 4 3 Dịch vụ 4 2 Khác 3 8 Nghề phụ (chế biến) 0 1 Tổng cộng 269 269

Cơ cấu xếp hạng trước và sau khi tham gia TDND khơng có gì thay đổi, khi mà nhóm hoạt động trong tốp đầu trước và sau là giống nhau: chăn nuôi, trồng trọt, thương mại, lương CBCNV/lương hưu, thủy sản. Có chăng chỉ là sự thay đổi về số người lựa chọn đối với từng hoạt động, nhưng sự thay đổi này cũng không đủ lớn để làm thay đổi cơ cấu xếp hạng.

Bảng 3.24: Ý kiến của khách hàng TCTCVM xếp hạng hoạt động mang lại thu nhập chính trước và sau khi tham gia tổ chức

Đơn vị: người

Hoạt động mang lại thu nhập chính

TCTCVM

Trước khi tham

gia Sau khi tham gia

Trồng trọt 158 128 Thương mại 77 94 Chăn nuôi 62 80 Khác 20 18 Vận tải 14 14 Xây dựng 9 9 Nghề phụ (chế tạo) 6 7 Dịch vụ 4 4 Lương 4 4 Công nghiệp 3 2 Thủy sản 3 2 Nghề phụ (chế biến) 1 4

Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mơ Việt Nam, 2011

Đối với khách hàng TCTCVM, nhóm các hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu trước và sau khi tham gia tổ chức cũng hoàn tồn giống nhau: trồng trọt, thương mại, chăn ni, các hoạt động khác, và vận tải. Cơ cấu này khơng có sự thay đổi mà chỉ là thay đổi về số lượng người đánh

Bảng 3.25: Sự thay đổi tỷ lệ (%) đóng góp vào tổng thu nhập của các hoạt động trước và sau khi tham gia tổ chức

Hoạt động TrướcNHCSXHSau TrướcTDNDSau TrướcTCTCVMSau

Trồng trọt 49,06 50,85 42,29 35,68 49,88 47,17 Chăn nuôi 42,29 44,10 44,11 48,41 41,24 42,12 Công nghiệp 54,29 90,00 36,67 50,00 50,00 40,00 Thủy sản 45,47 30,83 54,92 48,60 44,24 32,29 Xây dựng 52,32 46,67 56,67 55,13 52,67 48,50 Thương mại 60,16 57,50 69,04 62,71 59,93 66,00 Vận tải 67,71 70,00 100,00 90,00 54,76 50,05 Nghề phụ (chế tạo) 38,11 46,12 26,38 25,50 39,73 41,73 Nghề phụ (chế biến) 40,00 32,86 10,00 15,00 40,00 29,00 Dịch vụ 41,13 47,27 33,85 29,55 52,43 51,71 Lương 57,87 66,36 46,73 45,68 69,92 57,69 Khác 56,60 59,78 43,70 44,92 42,71 44,64

Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mơ Việt Nam, 2011

giá đối với từng hoạt động cụ thể.

Dựa trên sự đánh giá của từng nhóm khách hàng, chúng ta có thể thấy cơ cấu thu nhập khơng có sự thay đổi nhiều, Cơ cấu xếp hạng là khác nhau tùy theo quan điểm của khách hàng từng tổ chức. Tuy nhiên, trồng trọt, thương mại và chăn nuôi đều là những hoạt động được đánh giá khá cao và đều nằm trong nhóm đầu khi xét đến khía cạnh mang lại nguồn thu chính cho gia đình. Điều này càng làm rõ hơn giả thuyết H3 về phân đoạn thị trường của cả 3 tổ chức nghiên cứu đều tập trung vào khách hàng thu nhập thấp, chủ yếu là nông dân tự sản xuất, buôn bán nhỏ.

Thơng tin trên thể hiện tỷ lệ đóng góp trung bình vào tổng thu nhập của các hoạt động trước và sau khi tham gia tổ chức. Tỷ lệ này cũng được tính tốn riêng đối với từng nhóm khách hàng của từng tổ chức tín dụng.

Theo ý kiến đánh giá của khách hàng NHCSXH trước khi vay vốn của ngân hàng thì mức đóng góp trung bình của trồng trọt vào tổng thu nhập khoảng 49,06%; và sau khi vay vốn hoạt động này tạo ra khoảng 50,85% thu nhập.

Với khách hàng vay vốn của TDND, tỷ lệ đóng góp vào thu nhập của hoạt động trồng trọt là 42,29% và 35,68% tương ứng với trước và sau khi tham gia Quỹ. Với TCVM thì tỷ lệ đóng góp trước và sau của trồng trọt là 49,88% và 47,17%.

Tương tự chúng ta cũng thấy được tỷ lệ tương ứng của các hoạt động còn lại. Nhận xét chung là các tỷ lệ này khơng có thay đổi lớn giữa trước và sau khi vay vốn. Như vậy, tín dụng vi mơ có tác động giúp thay đổi tổng mức thu nhập chứ hầu như không làm thay đổi cơ cấu đóng góp của các hoạt động vào tổng thu nhập. Để có sự thay đổi về cơ cấu thu nhập, tài chính vi mơ cần đi kèm với các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực và các chương trình tạo việc làm đa dạng. Hơn nữa, sự thay đổi cơ cấu thu nhập còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế khách quan. Phần sau đây sẽ làm rõ hơn sự thay đổi của thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm sau khi vay vốn của khách hàng.

3.2.3.2. Về thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm

Các dữ liệu dưới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn từ phía khách hàng tự đánh giá sự thay đổi về cả thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm trước và sau khi tham gia tổ chức. Lý do chính của việc xem xét cả ba yếu tố là: vấn đề thu nhập là bao nhiêu và như thế nào ln khó đánh giá. Vì vậy, việc kết hợp cả thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm sẽ giúp việc đánh giá mức sống toàn diện hơn, giảm thiểu tình trạng giấu thơng tin hoặc thơng tin không cân xứng.

Trong số 965 khách hàng cung cấp thơng tin, có tới 586 người cho rằng thu nhập của hộ gia đình sau khi được vay vốn có tăng lên ít, số lượng này chiếm 60,73%. Có 29,02% khách hàng nói thu nhập tăng lên nhiều, và 10,16% nhận định thu nhập của họ không hề thay đổi giữa trước và sau khi được vay vốn.

Bảng 3.26: Đánh giá về thu nhập trước và sau khi tham gia tổ chức Đánh giá Số Tổng NHCSXH TDND TCTCVM

lượng Tỷ lệ % lượng Tỷ lệ %Số lượng Tỷ lệ %Số lượng Tỷ lệ %Số

Tăng lên nhiều 280 29,02 45 13,12 142 53,79 93 25,98 Tăng lên ít 586 60,73 227 66,18 109 41,29 250 69,83 Không tăng 98 10,16 71 20,70 13 4,92 14 3,91 Giảm đi 1 0,10 0 0,00 0 0,00 1 0,28 Tổng cộng 965 100,00 343 100,00 264 100,00 358 100,00

Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mơ Việt Nam, 2011

Hình 3.12: Đánh giá về thu nhập trước và sau khi tham gia tổ chức

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 29.02 60.73 10.16 13.12 66.18 20.70 53.79 25.98 69.83 41.29 4.92 3.91 Tổng NHCSXH QTDND TCVM Tăng nhiều Tăng lên ít Khơng tăng Giảm đi

Tỷ lệ khách hàng có thu nhập giảm đi hầu như khơng đáng kể, chỉ có 1/965 khách hàng đánh giá là giảm. Do vậy, đây được coi như quan sát phi đại diện của mẫu phân tích.

Cơ cấu đánh giá này cũng không thay đổi nhiều khi xét riêng từng nhóm khách hàng của từng tổ chức. Hầu hết các khách hàng đều cho rằng thu nhập tăng lên, nhưng mức độ ít (66,18% khách hàng của NHCSXH, 69,82% của TCTCVM, và 41,25% khách hàng của Qũy TDND). Tuy vậy, tỷ lệ. “không tăng”. rơi vào các khách hàng của NHC- SXH khá cao (20,7%) so với các tổ chức khác. Trong khi đó, nhiều khách hàng của QTDND (53.79%) đánh giá rằng thu nhập của họ tăng lên nhiều sau khi có sự hỗ trợ về vốn vay của tổ chức này. Lý do chính xuất phát từ quy mơ món vay trung bình đối với QTDND tương đối cao (trung bình 40 triệu đồng/khách hàng), trong khi của NHCSXH chỉ là 14,58 triệu đồng và của TCTCVM là 6,74 triệu đồng. So sánh giữa quy mô vốn vay và mức độ tăng lên của thu nhập, có thể thấy rằng một đồng vốn cho vay trung bình của TCTCVM có tác động đến tăng thu nhập cao hơn các tổ chức khác.

Để làm rõ hơn dữ liệu về thay đổi thu nhập có được khách hàng nhìn nhận đúng khơng, phần đánh giá về chi tiêu cũng được xem xét. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự thay đổi về mức sống của người dân trước và sau khi được tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính vi mơ.

Bảng 3.27. Đánh giá về chi tiêu trước và sau khi tham gia tổ chức

Đánh giá Tổng NHCSXH TDND TCTCVM

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Tăng lên nhiều 299 30,98 68 19,83 136 51,52 95 26,54 Tăng lên ít 552 57,20 199 58,02 114 43,18 239 66,76 Không tăng 113 11,71 76 22,16 14 5,30 23 6,42 Giảm đi 1 0,10 0 0,00 0 0,00 1 0,28 Tổng cộng 965 100,00 343 100,00 264 100,00 358 100,00

Ý kiến đánh giá về sự thay đổi chi tiêu khá tương đồng so với sự đánh giá về thu nhập. Nhìn chung, chi tiêu của khách hàng nhìn chung là tăng lên, nhưng mức tăng chủ yếu là ít (57,2% khách hàng). Khách hàng của NHCSXH và TCVM thường nghèo hơn, nên chi tiêu cũng tăng lên ít hơn so với khách hàng của TDND. Và điều này dẫn đến một kết quả hợp logic về tiết kiệm, phần lớn khách hàng của 3 tổ chức trên đều nhận định mức tiết kiệm khơng có gì thay đổi giữa trước và sau khi vay vốn.

Hình 3.13. Đánh giá về chi tiêu của khách hàng trước và sau khi tham gia tổ chức 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 30.98 57.20 11.71 19.83 58.02 22.16 51.52 26.54 66.76 43.18 5.30 6.42 Tổng NHCSXH QTDND TCVM Tăng nhiều Tăng lên ít Khơng tăng Giảm đi

Bảng 3.28: Đánh giá về tiết kiệm trước và sau khi tham gia tổ chức

Đánh giá Tổng NHCSXH TDND TCVM

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Tăng lên nhiều 163 17,09 19 5,65 73 28,08 71 19,83 Tăng lên ít 319 33,44 103 30,65 81 31,15 135 37,71 Không tăng 459 48,11 204 60,71 104 40,00 151 42,18 Giảm đi 13 1,36 10 2,98 2 0,77 1 0,28 Tổng cộng 954 100,00 336 100,00 260 100,00 358 100,00

Một khía cạnh cũng được chúng tôi quan tâm là: liệu thu nhập và chi tiêu tăng lên như vậy, khách hàng có đầu tư cho sản xuất kinh doanh để đảm bảo sự tăng này là bền vững hay không, hay chỉ tập trung vào tiêu dùng trước mắt. Đây cũng là một cách để đánh giá về khả năng quản lý chi tiêu của người nghèo/người thu nhập thấp khi tham gia vào tài chính vi mơ.

Hình 3.14: Đánh giá về tiết kiệm trước và sau khi tham gia tổ chức

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 17.09 33.44 48.11 5.65 30.65 60.71 28.08 19.83 37.71 31.15 Tổng NHCSXH QTDND TCVM Tăng nhiều Tăng lên ít Khơng tăng Giảm đi 42.18 40.00

Bảng 3.29: Đánh giá về đầu tư cho sản xuất kinh doanh trước và sau khi tham gia tổ chức

Đánh giá Tổng NHCSXH TDND TCVM

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Tăng lên nhiều 273 29,01 50 15,06 133 51,75 90 25,57 Tăng lên ít 511 54,30 205 61,75 79 30,74 227 64,49 Không tăng 148 15,73 71 21,39 45 17,51 32 9,09 Giảm đi 9 0,96 6 1,81 0 0,00 3 0,85 Tổng cộng 941 100,00 332 100,00 257 100,00 352 100,00

Khách hàng của NHCSXH và TCVM hầu hết đều cho rằng mức đầu tư tăng lên ít, trong khi hầu hết khách hàng của TDND đánh giá là mức đầu tư tăng lên nhiều hơn. Lý do chính cũng xuất phát từ quy mơ vốn vay trung bình của NHCSXH và TCVM nhỏ hơn. Điều này cũng cho thấy, mặc dù vốn vay trung bình nhỏ, tác động đến thu nhập, chi tiêu và đầu tư của khách hàng từ TCTCVM là rất khả quan.

Hình 3.15: Đánh giá về đầu tư cho sản xuất kinh doanh trước và sau khi tham gia tổ chức

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 29.01 54.30 15.73 15.06 61.75 21.39 51.75 25.57 64.49 30.74 Tổng NHCSXH QTDND TCVM Tăng nhiều Tăng lên ít Khơng tăng Giảm đi 9.09 17.51

Hầu hết các khách hàng đều nhận định mức đầu tư cho sản xuất kinh doanh sau khi tham gia tổ chức là tăng lên so với trước đó. Điều này là hồn tồn phù hợp với mục đích chủ yếu của các khoản vay là sản xuất/kinh doanh. Hơn nữa, khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên thì cũng kéo theo nguồn đầu tư này tăng lên. Vậy khách hàng tài chính vi mô đã rất quan tâm tới việc phát triển sản xuất kinh doanh để có thể đạt mức thu nhập tăng bền vững trong tương lai, chứ không tiêu dùng phi sản xuất hoặc xa xỉ.

Xét chung trên toàn mẫu điều tra, trước khi tham gia vay vốn thì chủ yếu các hộ gia đình có mức sống trung bình, bao gồm 518 hộ, chiếm 53,73%. Sau khi vay vốn, mức sống trung bình vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, 53,37%, khơng có sự thay đổi gì về số lượng gia đình ở mức sống trung bình (số lượng chỉ giảm đi 4), có chăng chỉ là sự luân chuyển của các hộ từ mức sống này sang mức sống khác. So với trước khi

Bảng 3.30: Đánh giá về mức sống của gia đình so với hàng xóm/dân làng trước khi tham gia tổ chức và hiện nay

Đơn vị: %

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM. KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH (Trang 74 -135 )

×