0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

.Vấn đề nghèo đói tại Việt Nam và chính sách giảm nghèo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM. KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH (Trang 34 -38 )

Việt Nam có khoảng 72% dân số sống ở khu vực nơng thơn, nơi đây có 94% người nghèo của cả nước sinh sống, chiếm tới 54% lực lượng lao động quốc gia, trong đó nơng nghiệp là nguồn kinh tế chủ yếu. Kết quả giảm nghèo rất đáng ghi nhận, với tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,5% năm 2008, và Việt Nam đang sẵn sàng cho việc đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015.

Chương trình giảm nghèo của Chính phủ là sự tiếp cận đa hướng gồm: Hiện đại hóa nơng nghiệp và chế biến nơng nghiệp để tăng giá trị gia tăng; thúc đẩy kinh doanh phi nông nghiệp; tăng cơ hội việc làm thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơng nghiệp hóa phân bổ rộng khắp các vùng địa lý. Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch phân bố người nghèo với 45% người nghèo là người dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa, trong khi đó họ chỉ chiếm có 14% dân số. Một trong những trở ngại lớn trong việc đạt được các mục tiêu giảm nghèo là thiếu các dịch vụ tài chính phù hợp và sẵn sàng trong khu vực nông thôn2.

3.1.2. Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ chính trên phân đoạn thị trường khách hàng thu nhập thấp

Các dịch vụ tài chính, đặc biệt là tín dụng đã được sử dụng như một trong những công cụ quan trọng cho công cuộc giảm nghèo, thông qua các biện pháp khuyến khích hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ phi chính phủ, mở rộng hoạt động của NHCSXH đến từng thôn

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2 Các chương trình chính hiện tại do NHCSXH cung cấp bao gồm: (1) Hộ nghèo; (2) Cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn; (3) Cho vay giải quyết việc làm; (4) Cho vay xuất khẩu lao động; (5) Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; (6) Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường; (7) Cho vay mua nhà trả chậm, (8) và 11 chương trình khác. Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCSXH, www.vbsp.org.vn.

bản…Tuy vậy, chất lượng các dịch vụ này và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng vẫn còn là một vấn đề lớn. Các tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ chính ở Việt Nam được chia thành ba nhóm chính như sau:

Các đơn vị cung cấp TCVM thuộc 3 nhóm: TCTCVM chính thức bao gồm các Ngân hàng thương mại tham gia cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ, đặc biệt là AGRIBANK và Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (vừa mua lại Công ty Tiết kiệm bưu điện vào cuối năm 2010); NHCSXH; QTDND và Tổ chức Tài chính quy mơ nhỏ Tình Thương (Quỹ TYM) là TCTCVM bán chính thức đầu tiên được NHNN cấp phép. Khu vực bán chính thức gồm các TCTCVM bán chính thức, chủ yếu theo mơ hình, và khu vực phi chính thức.

Ba tổ chức dẫn đầu thị trường tài chính vi mơ Việt Nam về cả quy mô hoạt động và số lượng khách hàng là: AGRIBANK, QTDND và NHC-

CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TCMV

CHÍNH THỨC BÁN CHÍNH THỨC PHI CHÍNH THỨC Họ/Phường

Họ hàng và bạn bè

Người cho vay

Cửa hàng

cầm đồ Nhà giaodịch nhỏ cấp đầu vàoNhà cung Marketing Đại lý 6 TC/50% khách hàng của TCTCVM 44 TC/ quy mô nhỏ NHTM NHCSXH QTDNDTW QTDNDCS TYM Nguồn : ADB, 2010

SXH. Hiện nay Ngân hàng Liên Việt (Postal Bank) vẫn chưa có động thái rõ ràng trong việc sử dụng hệ thống huy động tiết kiệm bưu điện. Tuy vậy, trong tương lai, đây là một tổ chức rất có tiềm năng trong việc cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ do quy mơ phịng/điểm giao dịch trải rộng trên địa bàn tất cả các xã/phường trong cả nước.

Năm 2003, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt động như một ngân hàng thương mại hoàn toàn mặc dù vẫn tập trung vào các hộ gia đình nơng thơn và các doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa. Đến nay, ngân hàng này đã có 2.300 chi nhánh và phịng giao dịch trên khắp các tỉnh, thành trong cả nước, với tổng số trên 3 triệu khách hàng vay vốn nhỏ và 5 triệu khách hàng gửi tiết kiệm vi mô. Tuy vậy, AGRIBANK tập trung nhiều hơn vào thị trường khách hàng thu nhập cao, hộ nơng dân khơng nghèo và các doanh nghiệp. Vì thế, thị trường tài chính vi mơ cho khách hàng thu nhập thấp và khách hàng nghèo chủ yếu do ba nhóm tổ chức cung cấp: NHCSXH, QTDND, và các TCTCVM.

AGRIBANK

Nguồn: ADB

Hình 3.2. Các tổ chức TCVM dẫn đầu trên thị trường Việt Nam đến 2010

Hình 3.3. Các tổ chức chính phục vụ khách hàng nghèo/thu nhập

QTDND, một dạng hợp tác xã tài chính, được thành lập năm 1993 để cung cấp dịch vụ tài chính cho cấp xã/phường. Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương cũng được thành lập và hoạt động như một tổ chức trung ương của các QTDND và hỗ trợ cho các QTDND cơ sở. Đến năm 2010, cả nước có 1.042 QTDND cơ sở hoạt động trên 10% xã , phường và phục vụ khoảng 1,7 triệu thành viên, trong đó khoảng 50% là các hộ nghèo. Các QTDND đã luôn và tiếp tục được định hướng theo cơ chế thị trường. và tuân theo các nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã là tự giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau, chỉ có chưa đến 15% nguồn vốn của các Quỹ được tài trợ từ các nguồn bên ngoài, chủ yếu là từ QTDNDTW.

AGRIBANK và mạng lưới các QTDND được phân bố rộng khắp cả nước để phục vụ các hộ gia đình có thu nhập thấp ở nơng thôn, nhưng định hướng thương mại của các tổ chức đó tạo ra mối lo ngại của Chính phủ về việc các hộ nghèo và các nhóm thiệt thịi bị loại trừ. Vì vậy, Ngân hàng Người nghèo được thành lập vào năm 1995 dưới dạng một quỹ do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AGRIBANK) quản lý nhằm mục tiêu tập trung hỗ trợ các hộ

gia đình nghèo. Năm 2002, NHNg được tách ra khỏi AGRIBANK và chuyển đổi thành NHCSXH, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào trợ cấp. “Cho vay theo chính sách xã hội”. dành cho các hộ nghèo và nhóm thiệt thịi theo quy định của Chính phủ. Đến năm 2010, NHCSXH đã có khoảng 8.000 cán bộ cơng nhân viên làm việc tại tất cả các huyện với mức độ bao phủ là 98% tất cả các xã trên cả nước. Từ những năm 1990 đến nay, có khoảng 50 tổ chức tài chính vi mơ (TCTCVM) bán chính thức được thành lập thơng qua các chương trình tín dụng và tiết kiệm hoặc do các tổ chức đoàn thể xã hội và tổ chức phi Chính phủ3. Mặc dù các tổ chức đó đã tồn tại từ lâu nhưng chỉ có 3 tổ chức có trên 40.000 khách hàng, và 3 tổ chức khác có được từ 20.000 đến 40.000 khách hàng. 6 tổ chức hoạt động hiệu quả nhất này chiếm khoảng 50% tổng số khách hàng của tất cả các tổ chức bán chính thức. Hoạt động của các tổ chức này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong khu vực cả về số lượng khách hàng và quy mô dư nợ4.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM. KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH (Trang 34 -38 )

×