0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

.Thông tin chung về khách hàng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM. KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH (Trang 53 -61 )

Nội dung phần 3.2.1 cung cấp những thông tin khái quát về khách hàng vay vốn tại các tổ chức tài chính vi mơ. Dựa theo cấu trúc của bảng hỏi điều tra khách hàng được phân loại theo các khía cạnh khác nhau.

Trong tổng số 971 quan sát, chỉ có 943 người cung cấp thơng tin về giới tính, cịn lại 28 người bị thiếu thơng tin này. Trong số 943 khách

hàng cung cấp thơng tin có 667 là nữ (chiếm 70,73%) và nam giới chỉ chiếm 29,27%. Điều này cũng dễ hiểu khi các tổ chức tài chính vi mơ chủ yếu tiếp cận các khách hàng vay vốn nhỏ, khách hàng là người nghèo, nông dân … thông qua các đồn thể như Hội nơng dân, Hội phụ nữ … mà thành viên của các đoàn thể này phần lớn là phụ nữ. Sự chênh lệch giới tính thể hiện rõ ở nhóm khách hàng của tổ chức tài chính vi mơ, với 100% khách hàng là nữ . Trên thực tế, có thể khách hàng của tổ chức này khơng hồn tồn là nữ, nhưng chắc chắn tỷ lệ nữ sẽ rất cao. Hơn nữa, đây cũng là đặc trưng của ngành tài chính vi mơ nói chung trên tồn thế giới và nói riêng tại Việt Nam.

Trong nhóm khách hàng của NHCSXH có 68,41% là nữ, và nam là 31,59%. Tuy nhiên, riêng với QTDND, tỷ lệ khách hàng là nam giới lại chiếm số đông, tới 63,26%.

Các bảng sau cung cấp thơng tin về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của khách hàng vay vốn. Xét về trình độ học vấn, khách hàng được chia thành 5 nhóm đối tượng khác nhau: Mù chữ; Biết đọc, biết viết; Tiểu học; Trung học; Phổ thông trung học. Tính chung trong 971 quan sát thì nhóm khách hàng tốt nghiệp trung học là đơng nhất, có 395 người, chiếm 40,68%.

Bảng 3.6: Trình độ học vấn của khách hàng vay vốn

Học vấn

Tổng NHCSXH TDND TCTC VM

Số

lượng Tỷ lệ % lượngSố Tỷ lệ % lượngSố Tỷ lệ % lượngSố Tỷ lệ %

Mù chữ 39 4,02 23 6,67 3 1,14 13 3,59

Biết đọc, biết viết 135 13,90 55 15,94 6 2,27 74 20,44 Tiểu học 169 17,40 85 24,64 23 8,71 61 16,85 Trung học 395 40,68 130 37,68 102 38,64 163 45,03 Phổ thông TH 233 24,00 52 15,07 130 49,24 51 14,09

Tổng cộng 971 100,00 345 100,00 264 100,00 362 100,00

Khi phân chia theo từng tổ chức tín dụng, tỷ lệ nhóm khách hàng này cũng lớn: NHCSXH (37,68%) và TCTCVM (45,03%). Nhưng đối với TDND thì khách hàng tốt nghiệp phổ thơng trung học lại chiếm số đông với tỷ lệ 49,24%. Như vậy, khách hàng của TDND ln có nét đặc trưng riêng, khác so với khách hàng của NHCSXH và TCTCVM. Điều này thể hiện rõ phân đoạn thị trường khách hàng của TDND là khách hàng có thu nhập và trình độ cao hơn một chút trong khu vực nơng thơn.

Hình 3.6: Phân chia khách hàng theo trình độ học vấn

NHCSXH TCVM

Với cả 3 tổ chức, nhóm khách hàng mù chữ là ít nhất: NHCSXH là 6,67 %, TDND là 1,14 % và TCTCVM 3,59 %. Đây cũng là một trong những thành quả của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua về cơng tác xóa mù chữ và cũng là cơ sở quan trọng để khách hàng có thể học tập các biện pháp phát triển sản xuất kinh doanh khi có vốn thơng qua việc tự học tập, đọc sách báo.

Bảng 3.7: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của khách hàng vay vốn

Chuyên môn kỹ thuật

Tổng NHCSXH TDND TCTCVM

Số

lượng Tỷ lệ % lượngSố Tỷ lệ % lượngSố Tỷ lệ % lượngSố Tỷ lệ % Lao động phổ thông 824 84,86 312 90,43 172 65,15 340 93,92 Công nhân kỹ thuật 63 6,49 10 2,90 45 17,05 8 2,21 Trung học chuyên nghiệp 46 4,74 15 4,35 21 7,95 10 2,76 Cao đẳng,Đại học 38 3,91 8 2,32 26 9,85 4 1,10

Sau Đại học 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00

Tổng cộng 971 100,00 345 100,00 264 100,00 362 100,00

Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mơ Việt Nam, 2011

Hình 3.7: Phân chia khách hàng theo trình độ chun mơn kỹ thuật

NHCSXH QTDND TCVM

NHCSXH Tổng

thơng, nhóm đối tượng này thường là những người lao động nghèo và cần có nguồn vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, buôn bán. Tỷ lệ nhóm này khá cao, chiếm 84,86% trên tổng mẫu điều tra.

Xét riêng với NHCSXH, TDND, TCTCVM thì tỷ lệ này lần lượt là 90,43%, 65,15% và 93,92%. Các nhóm khách hàng có trình độ cơng nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng đại học chiếm tỷ trọng khá nhỏ; và khơng có khách hàng nào có trình độ sau đại học. Hình trên cho biết liệu khách hàng vay vốn có thuộc đối tượng hộ nghèo có danh sách ở địa phương hay khơng. Nói chung tỷ lệ hộ vay có sổ hộ nghèo khá ít, với tồn bộ mẫu điều tra thì tỷ lệ này là 27,29%. Riêng với TDND là 5,3% và với TCTCVM là 19,06%. Duy chỉ với NHCSXH thì khách hàng là hộ nghèo lại chiếm đơng hơn với 52,75%. Điều này có thể là do NHCSXH thường hay có những chương trình vay vốn dành riêng cho hộ nghèo; và phải là những hộ gia đình có sổ nghèo do địa phương cấp mới có thể tiếp cận nguồn vốn này.

Hình 3.8 : Tỷ lệ khách hàng là hộ nghèo trong danh sách nghèo tại địa phương

0% 20% 40% 60% 80% 100% 27.29% 72.71%72.71% 52.75% 47.55% 5.30% 94.70% 19.06% 80.94% Hộ nghèo Không thuộc hộ nghèo

Tổng NHCSXH QTDND

Đối tượng vay vốn của TDND và TCTCVM lại khác, người dân phải góp vốn, hoặc phải là thành viên của tổ chức đồn thể thì mới được vay; thơng thường người dân nghèo khó có thể tiếp cận được. Bên cạnh đó, lãi suất của các tổ chức này thường khá cao, đối tượng khách hàng chủ yếu là thương nhân, thương gia cần vốn để mở rộng buôn bán. Chính vì lẽ đó mà tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn của TDND là rất ít chiếm (5,3% ); với TCTCVM là 19,06%. Tuy vậy, tất cả các khách hàng

Bảng 3.8: Phân chia đối tượng khách hàng hộ nghèo/ không nghèo theo tỉnh

HỘ NGHÈO

Tổng NHCSXH TDND TCTCVM

Số

lượng Tỷ lệ (%) lượngSố Tỷ lệ (%) lượngSố Tỷ lệ (%) lượngSố Tỷ lệ (%) Hải Dương 185 69,81 112 61,54 14 100,00 59 85,51 Tiền Giang 80 30,19 70 38,46 0 0,00 10 14,49 Tổng 265 100,00 182 100,00 14 100,00 69 100,00 Không Hải Dương 380 53,82 52 31,90 205 82,00 123 41,98 Tiền Giang 326 46,18 111 68,10 45 18,00 170 58,02 Tổng 706 100,00 163 100,00 250 100,00 293 100,00

Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mơ Việt Nam, 2011

Hình 3.9: Tỷ lệ hộ nghèo phân chia theo tỉnh

0% 20% 40% 60% 80% 100% 72.71% 69.81% 61.54% 100% 85.51% Tiền Giang Hải Dương Tổng NHCSXH QTDND TCVM

được phỏng vấn đều là hộ có thu nhập thấp hoặc cận nghèo.

Với phân bố hộ nghèo như hình trên, bảng số liệu sau cho thấy số lượng và tỷ lệ khách hàng của từng nhóm nghèo và khơng nghèo được phân chia theo từng tỉnh .

Điều bất ngờ là các đối tượng thuộc diện hộ nghèo tập trung chủ yếu ở Hải Dương, và tại Tiền Giang tỷ lệ này lại thấp hơn. Như vậy, ở phía Bắc người dân nghèo dễ tiếp cận các nguồn vốn vay hơn ở phía Nam. Trong tổng số 265 khách hàng có sổ nghèo thì có 69,81% ở Hải Dương, cịn lại là ở Tiền Giang. Nếu hộ nghèo là khách hàng của TDND thì 100% ở Hải Dương. Điều này khơng hẳn chính xác trên thực tế, sở dĩ có kết quả này là do thiếu thơng tin về khách hàng của TDND Tiền Giang. Điều tra viên chỉ có thể tiếp cận được 45 khách hàng của TDND Thân Cửu Nghĩa-Tiền Giang chủ yếu kinh doanh buôn bán và cũng không thuộc danh sách hộ nghèo của địa phương. Xét về số nhân khẩu của gia đình khách hàng vay vốn. Trong số 971 quan sát thì có 936 khách hàng cung cấp thơng tin chính xác về tổng số nhân khẩu trong gia đình và số nhân khẩu tương ứng với từng độ tuổi. Điều cần quan tâm nhiều hơn là tổng số nhân khẩu và số nhân khẩu trong độ tuổi lao động.

Bảng 3.9: Tổng số nhân khẩu và số nhân khẩu trong độ tuổi lao động

Tổng số nhân khẩu Số nhân khẩu trong tuổi lao động

Tổng NHCSXH TDND TCTC-VM Tổng NHCSXH TDND TCTC-VM Trung bình 4.23 4.26 4.17 4.23 2.78 2.92 2.79 2.67 Giá trị xuất hiện nhiều nhất 4 4 4 4 2.00 2 2 2 Giá trị nhỏ nhất 1 1 1 1 0 0 0 0 Giá trị lớn nhất 16 13 16 12 10 9 10 7 Tổng số quan sát 936 335 242 359 936 335 242 359

Các đặc trưng về tổng số nhân khẩu khi chia thành từng mẫu nhỏ tương ứng với từng tổ chức cũng gần tương tự như khi xét toàn bộ mẫu điều tra. Phần lớn các hộ gia đình có 4 nhân khẩu, hộ bé nhất có 1 nhân khẩu, và lớn nhất lên tới 16 khẩu (hộ gia đình này là khách hàng vay vốn của TDND). Các khách hàng vay vốn của NHCSXH và TCTCVM chỉ có tối đa từ 12 hoặc 13 khẩu trong gia đình. Sở dĩ có gia đình lên tới hơn chục khẩu là do nhiều thế hệ cùng sống hoặc gia đình đơng con. Sau khi lập gia đình các con vẫn sống cùng nhà với bố mẹ.

Phần lớn các hộ gia đình có 2 nhân khẩu trong tuổi lao động, có những gia đình khơng có người nào, nhưng có hộ gia đình tối đa có 10 người nằm trong độ tuổi lao động.

Thông tin cuối cùng về khách hàng, đó là thời gian tham gia tổ chức của khách hàng vay vồn. Dựa vào năm đầu tiên mà họ bắt đầu tham gia các tổ chức tín dụng, ta chia người vay thành các nhóm đối tượng khác nhau: tham gia dưới 1 năm; từ 1 – 3 năm; từ 3 – 5 năm và trên 5 năm. tham gia dưới 1 năm; từ 1 – 3 năm; từ 3 – 5 năm và trên 5 năm.

Bảng 3.10. Phân loại khách hàng theo thời gian tham gia tổ chức

Thời gian tham gia tổ chức

Tổng NHCSXH TDND TCTCVM

Số

lượng Tỷ lệ % lượngSố Tỷ lệ % lượngSố Tỷ lệ % lượngSố Tỷ lệ % Dưới 1 năm 141 14,52% 38 11,01% 17 6,44% 86 23,76% Từ 1 – dưới 3 năm 403 41,50% 167 48,41% 49 18,56% 187 51,66% Từ 3 – dưới 5 năm 186 19,16% 91 26,38% 45 17,05% 50 13,81% Trên 5 năm 241 24,82% 49 14,20% 153 57,95% 39 10,77% Tổng số 971 100,00% 345 100,00% 264 100,00% 362 100,00% Tổng cộng 971 100,00 345 100,00 264 100,00 362 100,00

Như vậy, chủ yếu khách hàng tham gia tổ chức từ cách đây khoảng từ một đến ba năm. Nếu xét chung tồn mẫu thì tỷ lệ này là 41,5%; đối với NHCSXH là 48,41%; TCVM là 51,66%; còn TDND chỉ 18,56%. Khách hàng của TDND chủ yếu tham gia từ rất lâu, tính đến thời điểm hiện tại khoảng trên 5 năm, chiểm tỷ lệ 57,95%. Khách hàng vừa mới tham gia (dưới 1 năm) chiếm tỷ lệ nhỏ trong toàn bộ khách hàng: 14,52% NHCSXH là 11,01%, TDND là 6,44 % và đối với TCTCVM thì tỷ lệ này là 23,76%.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM. KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH (Trang 53 -61 )

×