Mẫu điều tra và phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài chính vi mô với giảm nghèo ở Việt nam. Kiểm định và so sánh (Trang 30 - 32)

2. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU

2.3.Mẫu điều tra và phương pháp thực hiện

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện thu thập và phân tích các bộ dữ liệu thứ cấp và sơ cấp khác nhau.

Dữ liệu thứ cấp là các báo cáo về ngành tài chính nói chung, ngành tài chính vi mơ nói riêng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), các tổ chức quốc tế, điều tra mức sống dân cư Việt Nam 2002-2008, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ, từ Chương trình Giải thưởng Doanh nhân vi mơ Citi (CMA) giai đoạn 2007-2011 do Quỹ Citi tài trợ, và một số cuộc điều tra về nông nghiệp, nơng thơn có liên quan tới tài chính, tín dụng (Bộ Lao động TBXH, Hội LHPN…).

Dữ liệu sơ cấp được thu thập và xử lý trên phần mềm SPSS. Cuộc điều tra được tiến hành tại 2 tỉnh Hải Dương và Tiền Giang, mỗi tỉnh chọn 2 huyện điển hình (một huyện phát triển hơn (thành thị) và một huyện kém phát triển hơn về kinh tế (nông thôn), mỗi huyện chọn 2-4 xã có hoạt động của cả 3 tổ chức chính tham gia vào thị trường tài chính vi mơ cho

Bảng 2.1. Quy mô và cơ cấu mẫu điều tra theo tỉnh

Tỉnh Huyện NHCSXH TDND TCTCVM người được Tổng số

phỏng vấn Tỷ lệ Hải Dương 164 219 182 565 58,19% Gia Lộc 75 108 81 264 Ninh Giang 89 111 101 301 Tiền Giang 181 45 180 406 41,81% Châu Thành 91 45 90 226 Chợ Gạo 90 0 90 180 Tổng số người được phỏng vấn 345 264 362 971 100,00%

người có thu nhập thấp/nghèo là NHCSXH, QTDND và TCTCVM. Lý do chọn 2 tỉnh Hải Dương và Tiền Giang chủ yếu dựa trên tính đại diện của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ trên cả ba phương diện:

địa lý, quy mô khách hàng, phân khúc thị trường và sự tương đồng của khách hàng giữa các tổ chức để thực hiện so sánh.

Tại Tiền Giang, MOM là TCTCVM được khảo sát, còn TYM là đại diện cho TCTCVM ở Hải Dương. Hai tổ chức này tương đối nổi trội trong nhóm các TCTCVM, vì vậy việc đánh giá chung các TCTCVM so với NHCSXH hoặc QTDND sẽ có sự nổi trội hơn. Mặc dù hệ thống QTDND có những quỹ rất lớn (như ở An Giang, Lâm Đồng, Hà Nội), các QTDND ở Hải Dương và Tiền Giang tập trung hơn vào khách hàng thu nhập thấp. Nhóm nghiên cứu khơng chọn được tỉnh miền núi nơi có cả hoạt động của cả 3 tổ chức trong 2 huyện, vì thơng thường các QTDND không hoạt động ở các vùng miền núi, mặc dù NHCSXH hoạt động hầu hết các xã trên toàn quốc.

Phương pháp phỏng vấn tập trung vào cách thức hồi tưởng tức là so sánh của chính khách hàng hiện nay so với trước khi tham gia vay vốn của tổ chức. Trước khi thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi định dùng phương pháp đánh giá sử dụng nhóm đối chứng, tức là chọn các khách hàng của tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô và những người không phải khách hàng của bất kỳ tổ chức nào có điều kiện tương tự về kinh tế - xã hội trước khi vay vốn để so sánh tác động ròng. Tuy vậy, khi đi khảo sát thử, chúng tôi thấy điều này là khơng khả thi. Hiện tại, rất khó để tìm được nhóm khách hàng đối chứng. Hơn nữa, hầu như không tổ chức nào thực hiện điều tra từ ban đầu trước khi thực hiện cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ với các dữ liệu được mã hóa và lưu trữ. Sự phân tách tác động của từng tổ chức cung cấp tài chính vi mơ cũng tương đối khó khăn, vì trong một số trường hợp một số khách hàng đang hoặc đã từng vay hoặc gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, nghiên cứu tập trung hơn vào việc phân tích chung về tác động của tài chính vi mơ nói chung tới cuộc sống kinh tế và tinh thần, chứ khơng đánh giá tác động rịng của từng tổ chức cung cấp tài chính vi mơ.

Câu hỏi phỏng vấn được thực hiện trực tiếp tại hiện trường, do các cán bộ phỏng vấn nhiều kinh nghiệm của Trung tâm Phân tích và xử lý dữ

liệu kinh tế - xã hội thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện. Bảng câu hỏi được thiết kế tương tự cho khách hàng của 3 tổ chức, bao gồm 4 phần (i) thông tin về khách hàng vay vốn; (ii) thông tin về vay vốn và tiết kiệm; (iii) đánh giá sản xuất, tài sản và thu nhập trước khi tham gia dự án/tổ chức và hiện nay; và (iv) đánh giá các tác động khác trước và sau khi tham gia dự án/tổ chức. Nội dung cụ thể của bảng câu hỏi được trình bày chi tiết trong phụ lục số 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài chính vi mô với giảm nghèo ở Việt nam. Kiểm định và so sánh (Trang 30 - 32)