Nhóm yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hà nội (Trang 26 - 28)

6 .Kết cấu của đề tài

1.2 Hoạt động huy độngvốn của NHCSXH

1.2.5 Nhóm yếu tố khách quan

- Chính sách của Chính phủ từng thời kỳ

NHCSXH được thành lập để thực hiện những mục tiêu chính sách nhất định của Chính phủ trong từng thời kỳ. Để thực hiện các mục tiêu của mình, Chính phủ có thể mở rộng hoặc co hẹp các nguồn lực tài chính. Thơng qua đó, Chính phủ xác định hoặc bổ sung thêm nguồn vốn hoạt động cho NHCSXH hoặc cho phép NHCSXH được huy động thêm nguồn vốn trên thị trường, hoặc chuyển giao một phần nguồn lực của chương trình, kế hoạch dưới hình thức vốn ủy thác để NHCSXH có thêm nguồn vốn hoạt động để phục vụ các chương trình, kế hoạch của Chính phủ.

Trên cơ sở ý kiến đề xuất của NHCSXH và các bộ ngành, Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển của NHCSXH trong giai đoạn 5 năm, 10 năm với kế hoạch tăng trưởng, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu các chương trình tín dụng phù hợp với mục tiêu, chính sách phát triển của Chính phủ từng thời kỳ. Chính vì vậy, Chính sách của Chính phủ từng thời kỳ là một yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nguồn vốn và họat động huy động vốn của NHCSXH để cho vay các đối tượng mà Chính phủ quy định.

- Nhóm đối tượng và quy mô nhu cầu vay vốn

Khác với NHTM, đối tượng khách hàng của NHCSXH thường được xác định bởi Chính phủ, các tổ chức, cá nhân uỷ thác đầu tư. Hạn mức cho vay thường được ấn định và thay đổi theo từng thời kì. Vì vậy quy mô nguồn vốn hoạt động của NHCSXH cũng thay đổi khi hạn mức cho vay tăng hoặc giảm.

Theo quy định, Mức cho vay tối đa của các chương trình cho vay của NHCSXH do Thủ tướng Chính phủ quy định. Theo thời gian, mức cho vay tối đa các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH đã được tăng lên để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, giá cả thị trường nguồn vốn của Nhà nước và nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách. Khi mức cho vay tối đa đựơc nâng lên, mức cho vay bình quân của NHCSXH sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến nguồn vốn để cho vay các chương trình đó sẽ cần nhiều hơn. Do đó, địi hỏi phải tăng cường huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn đó.

- Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Tình hình phát triển của nền kinh tế là một nhân tố vĩ mơ có tác động trực tiếp đến các ngân hàng nói chung và đến hoạt động huy động vốn của NHCSXH. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển tăng trưởng và ổn định, thu nhập của người dân được đảm bảo và ổn định thì nhu cầu tích luỹ của dân cư cao hơn từ đó lượng tiền gửi vào Ngân hàng tăng lên hay khả năng huy động vốn tăng lên. Mặt khác khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì nguồn thu của NSNN tăng lên, Chính phủ sẽ có đủ nguồn lực để chuyển giao nguồn vốn cho NHCSXH thực hiện các chương trình tín dụng theo kế hoạch.

Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, thu nhập thực tế của người lao động giảm và ngày càng biến động, điều này sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng vào sự ổn định của đồng tiền. Khi đó NHCSXH sẽ gặp khó khăn trong cơng tác huy động vốn.

- Các nhân tố từ người gửi tiền

Người gửi tiền vào NHCSXH bao gồm cả các tổ chức và cá nhân là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới công tác huy động vốn của NHCSXH. Yếu tố tiết kiệm của dân cư lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thu nhập của dân cư, thói quen chi tiêu bằng tiền mặt và đặc biệt là sự ổn định của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế mất ổn định, giá trị đồng tiền ln biến động thì xu hướng chung của dân cư sẽ đổi các đồng tiền bản tệ ra các đồng tiền mạnh (Ngoại tệ) hay cất trữ vàng bạc, mua bất động sản.. là những tài sản có tính ổn định cao hơn.

Tâm lý tin tưởng vào ngân hàng sẽ có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiền trong tương lai sẽ mất giá, ngân hàng khơng có uy tín sẽ gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt.

Người gửi tiền vào NHCSXH không chỉ là những tổ chức, cá nhân mở tài khoản, gửi tiết kiệm mà còn là các người vay vốn gửi tiền qua tổ TK&VV. Số dư tiền gửi tiết kiệm sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố như tâm lý biểu quyết theo số đông, sự tuyên truyền của Chính quyền, HĐT và tổ trưởng Tổ TK&VV sẽ tác động

đến ý thức tiết kiệm để dành trả nợ gốc khi đến hạn; do đó sẽ ảnh hưởng đến số tiền mà người vay vốn gửi tiết kiệm hàng tháng qua tổ.

- Sự cạnh tranh của các Tổ chức Tín dụng khác

Mơi trường cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và khách quan. Các Ngân hàng cạnh tranh chủ yếu bằng hình thức lãi suất và dịch vụ.Trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế là có hạn.Do đó Ngân hàng phải xây dựng được mức lãi suất như thế nào là hợp lý nhất, hấp dẫn nhất kết hợp với danh tiếng và uy tín của mình để tăng được thị phần huy động.

- Môi trường tự nhiên,xã hội, phong tục tập quán của người dân

Các yếu tố về tự nhiên, xã hội như miền núi hay đồng bằng, nông thôn hay đô thị, các yếu tố tâm lý, văn hoá, phong tục tập quán và lối sống của các vùng miền khác nhau ảnh hưởng đến nhu cầu tiết kiệm từ đó ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Ví như có những khu vực tâm lý người dân thích tiết kiệm, cũng có những nơi người dân sống phóng khống, khơng thích tích trữ, tiết kiệm… Do đó, mơi trường tự nhiên,xã hội, phong tục tập quán của người dân của người dân trên từng địa bàn ảnh hưởng khả năng huy động vốn của NHCSXH tại đó.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hà nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)