6 .Kết cấu của đề tài
2.3. Đánh giá chung về hoạt động huy độngvốn tại Chi nhánh NHCSXH TP Hà
2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động huy độngvốn và nguyên nhân
2.3.2.1 Những hạn chế trong công tác huy động vốn
Tuy trong 5 năm qua, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội đã đạt những kết quả tăng trưởng cao, năm sau tăng nhiều hơn năm trước, đạt chỉ tiêu kế hoạch NHCSXH trung ương giao. Đặc biệt, nguồn vốn huy động từ ngân sách địa phương ủy thác cho vay trên địa bàn vượt chỉ tiêu được giao.Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn vẫn còn những hạn chế.Từ thực tế triển khai, có thể tổng hợp một số tồn tại trong họat động huy động vốn của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội. Cụ thể như sau:
* Về nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương:
- Quy mô nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHCSXH vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn nhận ủy thác của ngân sách địa phương. Khi kết thúc các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội đặc thù của địa phương có thể bị thu hồi vốn, do đó, tỷ lệ vốn nhận ủy thác quá cao trong tổng nguồn vốn ủy thác sẽ là một hạn chế trong trường hợp này. Ngoài ra, cơ cấu vốn huy động nhận ủy thác từ ngân sách địa phương phần lớn là từ ngân sách thành phố, chiếm tới trên 87%. Nguồn vốn chuyển ủy thác từ 30 quận, huyện, thị xã tới 2019 mới đạt 298 tỷ đồng, chỉ chiếm có 13% tổng nguồn vốn ủy thác địa phương. Nguồn vốn nhận ủy thác từ Ngân sách cấp huyện có tăng trưởng nhưng khơng đồng đều tại các quận, huyện, thị xã, hiện nay chỉ tập trung chủ yếu tại một số quận, huyện có nguồn thu ngân sách lớn, một số nơi, Cấp ủy, chính quyền một số địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm bố trí Ngân sách huyện để chuyển bổ sung nguồn vốn ủy thác cho vay sang NHCSXH hằng năm để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
* Về nguồn vốn huy động từ tổ chức và cá nhân trên địa bàn:
- Một số đơn vị quận huyện chưa có mức tăng trưởng huy động vốn cịn thấp, khơng đạt được kế hoạch xây dựng và chi nhánh NHCSXH thành phố giao, còn phải xin điều chỉnh giảm chỉ tiêu kế hoạch.
- Cơ cấu, tỷ trọng các loại thời hạn trong huy động tiết kiệm còn chưa hợp lý. Qua khảo sát 19/21 ý kiến cho rằng tỷ trọng tiết kiệm có kỳ hạn chiếm đa số trong huy động tiền gửi cá nhân.
- Cơ chế huy động vốn theo lãi suất thị trường chưa hợp lý: Cơng tác huy động vốn cịn bị động và bị giới hạn về quy mô. Chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố chỉ được thực hiện huy động vốn theo kế hoạch TW giao, do đó tính chủ động không cao, chưa tận dụng được các cơ hội để huy động vốn những thời điểm thuận lợi.
- Lãi suất huy động cịn cứng nhắc, thiếu tính cạnh tranh:
Theo quy đinh, lãi suất huy động vốndo Giám đốc Chi nhánh quyết định nhưng không được vượt Lãi suất do NHCSXH Việt Nam quy định dựa trên quy định của Bộ Tài chính cho phép NHCSXH thực hiện. Đôi khi, lãi suất huy động vốn
của Chi nhánh chưa cập nhật kịp thời theo mặt bằng lãi suất chung do NHNN quy định. Lãi suất huy động của NHCSXH so với các NHTM cổ phần chưa thực sự hấp dẫn nên chưa thu hút được lượng lớn tiền nhàn rỗi của dân cư.
- Hình thức huy động tiết kiệm chưa phong phú: phần lớn các cán bộ NHCSXH được phỏng vấn đều trả lời tại đơn vị mình tỷ lệ Huy động tiết kiệm có kỳ hạn chiếm đa số trong huy động tiền gửi cá nhân. Thời hạn gửi tiết kiệm phần lớn là 6 đến 12 tháng: hình thức rút lãi đa phần là rút lãi cuối kỳ; mức gửi tiết kiệm bình quân thấp, phần lớn là từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng/ sổ.
- NHCSXH chưa tận dụng được hết các lợi thế của mình với mạng lưới hoạt
động sâu rộng xuống tận thôn xã. Công tác tuyên truyền, quảng bá chưa được chú trọng.
-Cơ sở vật chất,trang thiết bị hoạt động của một số Phòng giao dịch NHCSXH
cấp huyện còn chưa hiện đại ; khơng có nguồn kinh phí để chi cho cơng tác tun truyền, quảng cáo, chăm sóc khách hàng. Thời gian giao dịch tại điểm giao dịch còn chậm, sổ tiết kiệm còn ghi chép thủ cơng, hình thức chưa đẹp, in ấn chưa chun nghiệp.
- Chưa đẩy mạnh huy động nguồn vốn tiền gửi lãi suất thấp như tiền gửi thanh
toán của tổ chức và các nhân; chưa phát triển các dịch vụ đi kèm và cạnh tranh về phí chuyển tiền, thời gian chuyển tiền… trong và ngoài hệ thống.
2.3.2.1 Nguyên nhân của hạn chế
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội cùng với kết quả khảo sát của tác giả với một số cán bộ NHCSXH các quận, huyện trên địa bàn về các hạn chế trong hoạt động huy động vốn. Từ đó tác giả tổng hợp một số nguyên nhân của các hạn chế như sau :
Nguyên nhân khách quan
- Một số đơn vị chưa quan tâm đến huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV. Huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV là một kênh huy động quan trọng vì khơng chỉ tạo nguồn vốn cho NHCSXH mà còn là lá chắn rủi ro, tăng khả năng trả nợ cho khách hàng khi đến hạn. Tuy nhiên, một số đơn vị, chỉ chú trọng đẩy mạnh công tác cho
vay, chưa quan tâm đến hoạt động huy động tiết kiệm của các thành viên của tổ. Đặc điểm là mức gửi còn quá thấp, tỷ lệ tổ viên gửi tiết kiệm chưa cao.
- Đối với nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương: việc tham mưu cho UBND các cấp hoặc vận động các cơ quan, tổ chức chuyển vốn ủy thác sang NHCSXH để cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chương trình mục tiêu và phê duyệt của nhiều cấp, nhiều ngành và phụ thuộc vào chênh lệch thu chi của Chính quyền địa phương trong mỗi giai đoạn. Hoạt động của NHCSXH phụ thuộc rất lớn vào cấp bù từ NSNN nên nguồn vốn huy động của NHCSXH bị hạn chế về quy mô và cơ cấu, đồng thời công tác huy động vốn ở thế bị động.
- Đối với nguồn vốn huy động của tổ chức và cá nhân được TW cấp bù lãi suất : Lãi suất cho vay của NHCSXH do Chính phủ quy định, thường thấp hơn lãi suất cho vay của NH thương mại. Chính phủ phải cấp bù lãi suất huy động cho NHCSXH. Do đó với một lượng cấp bù lãi suất theo kế hoạch đã được duyệt, NHCSXH phải ưu tiên sử dụng các nguồn vốn lãi suất thấp hoặc không phải trả lãi. Vì vậy, NHCSXH Việt Nam phải phân giao kế hoạch huy động cho các Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh. Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh lại phân bổ kế hoạch cho các phịng giao dịch cấp huyện. Do đó, NHCSXH khó có thể chủ động tăng cường họat động huy động vốn mà chỉ thực hiện theo kế hoạch được giao. Khi có nhu cầu vượt kế hoạch phải được cấp trên cho phép, phê duyệt.
- Đánh giá về lãi suất huy động: phần lớn các cán bộ được phỏng vấn đánh giá là lãi suất huy động vốn chưa hợp lý và chưa cập nhật kịp thời khi NH Nhà nước thông báo thay đổi lãi suất. Đây là một lý do ảnh hưởng đến tính cạnh tranh về lãi suất với các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
- Hoạt động huy động tiết kiệm dân cư tại Điểm giao dịch xã mới được triển khai từ tháng 10/2016 bởi vậy nhận thức của người dân vẫn còn hạn chế khi cho rằng NHCSXH chỉ cho vay chứ không phải nơi để gửi tiền nên vẫn còn hạn chế trong thực hiện. Hoạt động huy động tiết kiệm dân cư diễn ra tại điểm Giao dịch xã nên cơ sở vật chất nhiều khi không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, đặc biệt là các điểm giao dịch nội thành, không gian trụ sở giao dịch chật hẹp. Mặt khác, thời
gian thực hiện giao dịch tại xã còn hạn chế, NHCSXH chỉ thực hiện định kỳ vào một ngày định kỳ trong tháng, dẫn đến tình trạng quá tải cho mỗi buổi giao dịch.
- Các sản phẩm huy động tiền gửi chưa đa dạng và phong phú; chưa tối ưu hóa các tiện ích của các tài khoản thanh tốn nên phần lớn khách hàng vẫn phải tìm đến các NHTM khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
Nguyên nhân chủ quan
Qua kết quả phỏng vấn và khảo sát cán bộ ngân hàng và khách hàng đến giao dịch (các bảng tại phụ lục), có thể nhận thấy một số nguyên nhân chủ quan của hạn chế trong hoạt động huy độngvốn. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất: Công tác lập kế hoạch huy động vốn chưa được quan tâm, nên kế hoạch lập ra khơng chính xác, thiếu tính khả thi, chưa nghiên cứu và tìm giải pháp huy động phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.
- Thứ hai : Nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân viên về công tác huy động vốn còn chưa đầy đủ, chưa phù hợp. Chưa xác định đúng lợi ích, ý nghĩa của việc huy động vốn nên chưa tích cực triển khai, chỉ làm cho đủ chỉ tiêu, kế hoạch hoặc chỉ tích cực thực hiện vào thời điểm cuối năm…Lãnh đạo chưa có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời để tạo động lực thi đua huy động vốn trong cán bộ.
- Thứ ba: Số lượng cán bộ NHCSXH cịn ít, mỗi PGD có trung bình khoảng 10 cán bộ, số giao dịch viên tại trụ sở NHCSXH hoặc tại điểm giao dịch thực hiện hoạt động tiết kiệm cịn ít, thường mỗi PGD có từ 01 đến 02 giao dịch viên, lại thực hiện cả hoạt động cho vay, thu nợ, thu, chi tiền gửi; do đó, khách hàng giao dịch cịn phải chờ đợi, thời gian giao dịch cịn chậm.
Thứ tư: cơng tác tuyên truyền, giới thiệu chủ yếu là truyền thốngtheo cách phát tờ rơi và tuyên truyền trực tiếp tới chính quyền, người dân khi ngân hàng gặp khách hàng tại các buổi giao dịch tại xã, tại hội nghị hoặc khi tập huấn, chưa có hình thức quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại để thu hút khách hàng dẫn đến chưa thu hút được nhiều người gửi tiền tiết kiệm tại trụ sở NHCSXH, nhất là tại các đơn vị đóng tại trung tâm, các quận nội thành nơi có nhiều ngân hàng thương mại có lợi thế cạnh tranh về cơng nghệ, dịch vụ tốt hơn NHCSXH.
- Thứ năm: Ở cấp chi nhánh NHCSXH chưa có bộ phận dịch vụ khách hàng nên chưa nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách hàng về sử dụng dịch vụ nên chưa có các chính sách về truyền thơng, marketing, chính sách về tài chính, mức phí… gắn với từng nhóm đối tượng cụ thể, sản phẩm dịch vụ cụ thể, nhất là các sản phẩm huy động vốn.
- Thứ sáu : Các hoạt động của NHCSXH chủ yếu triển khai thơng qua các Hội đồn thể nhận ủy thác và chính quyền địa phương kể cả công tác tuyên truyền, vận động người dân gửi tiền tiết kiệm, tuy nhiên hiện nay NHCSXH chưa có cơ chế khen thưởng, khuyến khích gắn với kết quả tuyên truyền gửi tiết kiệm.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 luận văn đã trình bày khái quát về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội.Tác giả cũng đã trình bày tổng quát về tình hình kết quả hoạt động của Chi nhánh Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội trong 5 năm trở lại đây từ 2015 đến 2019, kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2015-2019. Sau đó, tác giả phân tích thực trạng huy động vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội, những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân theo các chỉ tiêu đánh giá như đã trình bày cơ sở lý thuyết ở chương 1. Qua kết quả khảo sát phát phiếu điều tra 100 khách hàng đến giao dịch tại 6 phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện, 21 cán bộ NHCSXH cấp huyện để phân tích, đánh giá kết quả huy động vốn, các yếu tố ảnh hưởng kết quả hoạt động huy động vốn NHCSXH. Đây là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng trong giai đoạn 2020-2030 tại chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHCSXH TP HÀ NỘI