6 .Kết cấu của đề tài
2.1. Khái quát về Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội
2.1.1. Quá trình phát triển của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội
Chi nhánh Ngân hàng CSXH TP Hà Nội trực thuộc Ngân hàng CSXH Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 18/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng NHCSXH và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2003.
Đến năm 2009, theo Quyết định số 01/QĐ-HĐQT ngày 02/01/2009 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng CSXH thực hiện hợp nhất hai chi nhánh NHCSXH Tỉnh Hà Tây và NHCSXH TP Hà Nội. Đặt trụ sở chính tại tịa nhà 27 Nguyễn Cơ Thạch, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội được thực hiện các chức năng, nghiệp vụ: Huy động vốn; cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành cho chương trình tín dụng chính sách xã hội; tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình dự án.
Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã sử dụng nguồn vốn trung ương điều chuyển cùng với nguồn vốn tự huy động để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Khi thành lập năm 2002, Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội và chi nhánh tỉnh Hà Tây nhận bàn giao khởi điểm chỉ có 3 chương trình cho vay gồm cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn, cho vay GQVL với tổng nguồn vốn, tổng dư nợ là 334 tỷ đồng. Sau 7 năm hoạt động, đến năm 2009, sau khi hợp nhất, Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội có tổng nguồn vốn hoạt động là 2.688 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt 2.684 tỷ đồng với 9 chương trình cho vay. Đến năm 2019, tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh đạt 8.467,8 tỷ đồng, với 15 chương trình cho vay, tổng dư nợ đạt 8.413,5 tỷ đồng; với 241 nghìn khách hàng dư nợ tại 7.420 tổ Tiết kiệm và vay vốn. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn 2009-2019 đạt 15%/năm.
chương trình cho vay chính sách mà NHCSXH đang triển khai, gồm: (1) Cho vay hộ nghèo;
(2) Cho vay hộ cận nghèo; (3) Cho vay hộ mới thoát nghèo;
(4) Cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn; (5) Cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; (6) Cho vay đi lao động có thời hạn ở nước ngồi;
(7) Cho vay chương trình NS&VSMT nông thôn;
(8) Cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Dự án KFW của NH Tái thiết Đức); (9) Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn;
(10) Cho vay thương nhân tại vùng khó khăn;
(11) Cho vay hỗ trợ người khuyết tật (nguồn vốn dự án Nippon của Nhật); (12) Cho vay theo Quyết định 29/2014/QĐ-TTg (hộ gia đình có người nhiễm HIV, đối tượng sau cai nghiện, đối tượng bán dâm hoàn lương);
(13)Cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo NĐ 75/2015/NĐ-CP; (14) Cho vay hộ nghèo về nhà ở (giai đoạn 1 và giai đoạn 2);
(15) Cho vay Nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2016/NĐ-CP.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới họat động của Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội phố Hà Nội
Mơ hình tổ chức của NHCSXH Thành phố Hà Nội hiện nay gồm bộ máy quản trị là Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp và bộ máy điều hành tác nghiệp là Hội sở Chi nhánh NHCSXH Thành phố và 28 Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện, thị xã trên địa bàn cả 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn.
Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH thành phố là một cơ quan quản trị hoạt động của NHCSXH được Chủ tịch UBND thành phố quyết định thành lập, do một đồng chí Phó chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng ban, các thành viên là Giám đốc NHCSXH và lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội của thành phố. Chỉ đạo hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH các quận, huyện, thị xã là Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện.
Bộ máy điều hành tại Hội sở Chi nhánh NHCSXH thành phố gồm Ban Giám đốc Chi nhánh (Giám đốc, các Phó Giám đốc), các phòng nghiệp vụ (Phòng Kế
hoạch Nghiệp vụ Tín dụng; Phịng Kế toán - Ngân quỹ; Phịng Kiểm tra kiểm tốn nội bộ; Phòng Tin học; Phịng Hành chính tổ chức). Tại các Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện, thị xã gồm Ban Giám đốc và các Tổ nghiệp vụ.
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo Chế độ báo cáo
Sơ đồ 2.1 Mơ hình tổ chức của NHCSXH Thành phố Hà Nội Ban đại diện
HĐQT Thành phố Ban Giám đốc NHCSXH Hà Nội Phßng KHNVTD Phịng KTNQ Phòng HCTC Phòng KTNB PhòngT in häc
Chi nhánh, PGD NHCSXH Quận, Huyện Ban đại diện HĐQT Quận, Huyện
UBND Xã, Phường
Tổ Tiết kiệm và vay vốn
Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội đã chỉ đạo các Phòng giao dịch cấp huyện thành lập 558 điểm giao dịch lưu động tại xã, phường, thị trấn trên tổng số 579 xã, phường, thị trấn của toàn Thành phố. Tại điểm giao dịch xã, các chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH được niêm yết công khai; người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH vào ngày cố định hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền vay và trả nợ trước sự chứng kiến của cán bộ tổ chức chính trị xã hội, Tổ trưởng Tổ TK&VV và chính quyền cấp xã, nhờ đó, đã hạn chế được việc thất thốt, xâm tiêu, tham ơ lợi dụng tiền vốn, tạo được lòng tin của nhân dân đối với các chính sách của Đảng, Nhà nước và đối với hoạt động của NHCSXH.
Việc ủy thác một số nội dung cơng việc trong quy trình triển khai cho vay cho các tổ chức chính trị xã hội được thực hiện trên cơ sở Văn bản liên tịch được ký kết giữa NHCSXH thành phố Hà Nội với tổ chức chính trị xã hội cấp Thành phố, làm căn cứ cho Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện ký Văn bản liên tịch với tổ chức chính trị xã hội cấp huyện, Hợp đồng ủy thác với tổ chức chính trị xã hội cấp xã và Hợp đồng ủy nhiệm một số nội dung công việc đối với Tổ TK&VV được thành lập và hoạt động theo địa bàn thôn, bản, khu dân cư, Tổ dân phố. Đây là hướng đi đúng đắn, giúp cho việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất; đồng thời, huy động được sức mạnh của cộng đồng và toàn xã hội để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Các tổ chức chính trị xã hội gồm Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên CSHCM được NHCSXH ủy thác một số nội dung cơng việc trong q trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng chính sách. Để triển khai thực hiện hiệu quả phương thức cho vay ủy thác, Chi nhánh NHCSXH đã thường xuyên phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội quan tâm xây dựng, củng cố và kiện toàn các tổ TK&VV ở cơ sở. Tổ TK&VV do tổ chức chính trị xã hội thành lập, được chính quyền cấp xã chấp thuận cho phép hoạt động, gồm hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn cùng sống trên một địa bàn dân cư, hoạt động của Tổ theo nguyên tắc tự nguyện, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, cam kết sử dụng vốn vay đúng mục
đích, trả nợ, trả lãi đúng hạn. Tổ TK&VV còn được UBND cấp xã giao nhiệm vụ tổ chức bình xét cơng khai, dân chủ những người có đủ điều kiện vay vốn tín dụng ưu đãi, có sự quản lý, hướng dẫn và giám sát của các tổ chức chính trị xã hội, Trưởng thơn, Tổ trưởng dân phố, trình UBND cấp xã phê duyệt và giải ngân trực tiếp tại điểm giao dịch xã, phường, thị trấn.Việc thực hiện bình xét cho vay công khai tại các Tổ TK&VV dưới sự chứng kiến Hội đoàn thể cấp xã và Trưởng thôn, ngân hàng giải ngân trực tiếp cho các hộ vay vốn tại các điểm giao dịch tại xã đã phát huy hiệu quả và huy động sức mạnh của tồn xã hội tham gia hoạt động tín dụng chính sách, đảm bảo vốn tín dụng chính sách đến đúng các đối tượng thụ hưởng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Với phương thức ủy thác cho vay này, Hội đồn thể có điều kiện lồng ghép hiệu quả chương trình tín dụng với các chương trình khuyến nơng, khuyến ngư, khuyến công, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả vốn tín dụng chính sách, hoạt động của các Hội đoàn thể được mở rộng, phong phú, uy tín của các Hội đoàn thể được nâng lên, từ đó góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh ở cơ sở.
2.1.3 Kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội
Trong 05 năm từ năm 2015 đến 2019, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được triển khai thực hiện đến 100% xã, phường, thị trấn của Thành phố, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi, kịp thời. Nguồn vốn giải ngân qua NHCSXH Thành phố đã giúp cho trên 561 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, trong đó có gần 190 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thốt nghèo, góp phần giúp cho 57 nghìn hộ thốt khỏi ngưỡng nghèo; cho vay gần 225 ngàn lượt khách hàng vay vốn GQVL, góp phần thu hút, tạo việc làm cho trên 197 nghìn lao động; giúp cho trên 17 nghìn lượt HSSV được vay vốn học tập, cho vay xây dựng mới và cải tạo gần 284 nghìn cơng trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ xây mới, sửa chữa cải tạo 4.069 căn nhà cho hộ nghèo... Vốn tín dụng chính sách đã góp phần ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, được
làm quen với việc vay, trả nợ ngân hàng, do đó, đã thay đổi nhận thức, sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Kết quả hoạt động trong giai đoạn 2015 - 2019 của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội được tổng hợp trong Bảng sau:
Bảng 2.1 Tổng hợp Kết quả hoạt hoạt động của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội giai đoạn 2015-2019
Đơn vị: triệu đồng, hộ, triệu đồng/hộ
TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
1 Doanh số cho vay 2.383.792 2.466.699 3.008.399 3.270.399 3.865.303 2 Số lượt KH vay 115.939 97.336 103.621 102.933 101.362 3 Doanh số thu nợ 1.939.386 2.093.458 2.205.711 2.329.596 2.721.618 4 Doanh số xóa nợ 335 730 457 497 311 5 Tổng dư nợ 5.165.098 5.537.597 6.339.798 7.280.104 8.413.536 6 Số hộ dư nợ 301.470 289.396 284.279 288.907 297054 7 Dư nợ bình quân 17.13 19.14 22.30 25.20 28.32 Nguồn NHCSXH thành phố Hà Nội