Thực trạng các hình thức huy độngvốn tại Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hà nội (Trang 40 - 46)

6 .Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng hoạt động huy độngvốn tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà

2.2.1 Thực trạng các hình thức huy độngvốn tại Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội

Bảng 2.1 Tổng hợp Kết quả hoạt hoạt động của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội giai đoạn 2015-2019

Đơn vị: triệu đồng, hộ, triệu đồng/hộ

TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

1 Doanh số cho vay 2.383.792 2.466.699 3.008.399 3.270.399 3.865.303 2 Số lượt KH vay 115.939 97.336 103.621 102.933 101.362 3 Doanh số thu nợ 1.939.386 2.093.458 2.205.711 2.329.596 2.721.618 4 Doanh số xóa nợ 335 730 457 497 311 5 Tổng dư nợ 5.165.098 5.537.597 6.339.798 7.280.104 8.413.536 6 Số hộ dư nợ 301.470 289.396 284.279 288.907 297054 7 Dư nợ bình quân 17.13 19.14 22.30 25.20 28.32 Nguồn NHCSXH thành phố Hà Nội

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội

2.2.1 Thực trạng các hình thức huy động vốn tại Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội Nội

2.2.1.1 Phân cấp trong huy động vốn của NHCSXH VN

Hàng năm, NHCSXH trung ương giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn cho Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh; Cấp tỉnh tham mưu Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh phân bổ chỉ tiêu kế hoạch đến các địa bàn cấp huyện để tổ chức triển khai thực hiện.

Trường hợp NHCSXH cấp tỉnh muốn huy động vốn vượt số kế hoạch được NHCSXH giao đối với từng chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn cụ thể thì sẽ phải lập tờ trình báo cáo NHCSXH cấp trên để điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch. Trong khi chờ ý kiến phê duyệt điều chỉnh kế hoạch, Chi nhánh được phép huy động vượt tối đa

không quá 10% kế hoạch huy động vốn đã được thông báo trong thời gian tối đa là 15 ngày.

Về lãi suất huy động vốn, Chi nhánh được phép tự quyết định mức lãi suất huy động tại đơn vị trên cơ sở không được vượt quá mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước (gồm NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Công thương) trên cùng địa bàn và mức lãi suất huy động tối đa theo Quyết định tại từng thời kỳ của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam.

Đối với nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương, Chi nhánh được phép thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao theo tình hình thực tế tại địa phương. Việc tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ủy thác hiện nay được thực hiện trên cơ sở Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08/2/2017 của Bộ Tài chính (quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác).

2.2.1.2 Các hình thức huy động vốn

Các hình thức huy động vốn tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội bao gồm: Huy động vốn của tổ chức và cá nhân có trả lãi, được TW cấp bù chênh lệch lãi suất;Huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo và các đối tượng chính sách khác thơng qua Tổ TK&VV;Nhận nguồn vốn ủy thác của chính quyền địa phương hoặc tổ chức, cá nhân khác; huy động nguồn vốn tự nguyện không lấy lãi khác...

Các hình thức huy động vốn đang triển khai tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội hiện nay gồm:

- Huy động tiền gửi có trả lãi của tổ chức và cá nhân trên địa bàn (tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm), bao gồm: huy động tại trụ sở NHCSXH Thành phố, trụ sở các Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện và huy động tại các điểm giao dịch của NHCSXH tại các xã, phường, thị trấn. Gồm các hình thức cụ thể như sau:

+ Tiền gửi thanh toán của các tổ chức và cá nhân gồm các Tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, cơ sở SXKD, các cơ quan, đơn vị; các tổ trưởng tổ TK&VV,

cán bộ ngân hàng CSXH và cá nhân khác. Tiền gửi thanh toán được giao dịch thanh tóan qua tài khoản và hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

+ Tiền gửi ký quỹ của người lao động đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép cho người lao động làm việc tại hàn Quốc (EPS). Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 1465/QĐ-TTg ngày 14/8/2013, người đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc phải thực hiện ký quỹ 100 triệu đồng tại NHCSXH trên địa bàn, thời hạn gửi ký quỹ đi Hàn Quốc là 5 năm 4 tháng. Lãi suất tiền gửi theo Hợp đồng NHCSXH ký với khách hàng. Nếu khách hàng có vay vốn đi lao động có thời hạn tại Nước ngồi thì lãi suất tiền gửi ký quỹ bằng lãi suất cho vay (năm 2019 là 6,8%/năm); đối với trường hợp khơng vay vốn thì lãi suất sẽ áp dụng LS tiền gửi 12 tháng đối với số tháng chẵn năm, số tháng lẻ sẽ áp dụng LS kỳ hạn 4 tháng hoặc không kỳ hạn theo HĐ ký với khách hàng. Hết 12 tháng, lãi sẽ nhập gốc để tính cho kỳ hạn tiếp theo.

+ Tiền gửi trong thời gian ân hạn (12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng) của khách hàng vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây mới, sửa chữa hoặc cải tạo nhà để ở theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP. Người vay có thể thỏa thuận gửi 1 lần đủ số tiền cho cả 12 tháng hoặc gửi định kỳ hàng tháng. Số tiền gửi này được áp dụng lãi suất bằng lãi suất cho vay ( đến 2019 đang áp dụng là 4,8%/năm). Hết 12 tháng sau khi vay vốn, toàn bộ số tiền gửi của khách hàng sẽ được chuyển sang trả gốc cho món vay.

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại trụ sở NHCSXH và tại điểm giao dịch xã của NHCSXH đối với khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, áp dụng lãi suất không kỳ hạn, được gửi vào và rút ra nhiều lần. Khác với tiền gửi thanh toán, chủ tài khoản làm thủ tục mở tài khoản cịn người gửi tiền tiết kiệm khơng kỳ hạn sẽ được phát sổ tiết kiệm không kỳ hạn để theo dõi số tiền gửi vào, rút ra và số dư trên sổ tiết kiệm.

+ Tiền gửi Tiết kiệm có kỳ hạn tại trụ sở NHCSXH và tại điểm giao dịch xã của NHCSXH đối với khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân. Các hình thức trả lãi gồm: trả

lãi đầu kỳ, trả lãi cuối kỳ, trả lãi định kỳ hàng tháng; Các kỳ hạn gồm có: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 10 tháng, 11 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng.

- Huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua Tổ TK&VV: các thành viên khi tham gia tổ TK&VV có thơng qua quy chế hoạt động của tổ trong đó có nội dung gửi tiết kiệm hàng tháng để tạo ý thức tiết kiệm và nguồn vốn trả nợ cho NHCSXH. Mức gửi tối thiểu hàng tháng do các thành viên trong tổ thống nhất bằng hình thức biểu quyết. Số tiền tiết kiệm của người vay được chuyển sang trả gốc hoặc trả lãi theo đề nghị của khách hàng hoặc được rút ra khi khách hàng đã trả hết nợ cho ngân hàng. Mức gửi tiết kiệm hiện nay của thành viên của tổ TK&VV tùy từng tổ và từng địa phương bình quân khoảng 30.000 đ đến 500.000 đ/tháng/thành viên. Tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV được tính lãi khơng kỳ hạn.

- Huy động vốn nhận ủy thác từ Ngân sách Thành phố, Ngân sách quận, huyện, thị xã và từ Tổ chức chính trị xã hội (UB Mặt trận Tổ quốc Thành phố, quận, huyện, thị xã). Căn cứ vào các chương trình và mục tiêu an sinh xã hội của địa phương, UBND thành phố, UBND cấp huyện, UB MTTQ có chuyển nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn vốn Hỗ trợ người nghèo để cho vay hộ nghèo và các đối tựơng chính sách khác trên địa bàn. Vốn huy động từ nguồn vốn nhận ủy thác không phải trả lãi cho Chủ đầu tư. NHCSXH thực hiện cho vay theo Hợp đồng ủy thác ký giữa NHCSXH với Chủ đầu tư. Nguồn vốn nhận ủy thác của UBND thành phố và các quận, huyện, thị xã hiện tại đang thực hiện cho vay chương trình hỗ trợ hộ nghèo về Nhà ở để xây mới, cải tạo nhà cho hộ nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố và chương trình cho vay giải quyết việc làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn của thành phố, người khuyết tật, người thu nhập thấp, thiếu việc làm; cho vay đối với đối tượng là nông dân, người chuyển đổi nghê khu vực nông nghiệp, nông thôn để nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội. Vốn ủy thác của Mặt trận tổ quốc thành phố và cấp huyện ủy thác sang để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khuyết tật để cải thiện đời sống thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm.

2.2.2 Tổ chức quy trình huy động vốn tại chi nhánh

* Phương thức xây dựng kế hoạch nguồn vốn:

Kế hoạch nguồn vốn của chi nhánh NHCSXH thành phố được xây dựng từ cấp huyện, tổng hợp tại cấp Thành phố và trình Trung ương xem xét, phân bổ chỉ tiêu. Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn được phân bổ từ Trung ương về Thành phố và từ Thành phố về quận, huyện, thị xã, các Phòng giao dịch thực hiện huy động theo đúng chỉ tiêu kế hoạch đã được giao

* Quy trình thơng báo chỉ tiêu kếhoạch nguồn vốn trong hệ thống chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội:

Hàng năm, căn cứ chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn được NHCSXH trung ương giao (gồm cả chỉ tiêu huy động theo lãi suất thị trường được cấp bù lãi suất; huy động qua Tổ TK&VV và huy động vốn nhận ủy thác tại địa phương), Chi nhánh NHCSXH thành phố báo cáo, trình Phó Chủ tịch, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh phân bổ chỉ tiêu kế hoạch đến các địa bàn cấp huyện để tổ chức triển khai thực hiện.

Căn cứ kế hoạch huy động vốn thành phố giao, NHCSXH cấp huyện tham mưu Trưởng Ban đại diện cùng cấp giao tới các xã, phường, thị trấn để thực hiện.

* Tổ chức huy động vốn

- Việc huy động vốnđược thực hiện tại Hội sở chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội và các Phòng giao dịch cấp huyện. Các hình thức huy động vốn của chi nhánh gồm: Huy động tiền gửi của tổ chức và cá nhân tại trụ sở NHCSXH và tại điểm giao dịch xã (gồm tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp) tiền gửi tiết kiệm qua tổ TK&VV, huy động vốn nhận ủy thác tại địa phương ...

Huy động tiền gửi tiền tiết kiệm tại điểm giao dịch cấp xã: từ năm 2016, NHCSXH triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm tại điểm giao dịch cấp xã. Với đặc thù có mạng lưới giao dịch là 561 điểm giao dịch ở hầu hết các xã, phường, thị trấn trên toàn thành phố; lịch giao dịch vào 1 ngày cố định hàng tháng, NHCSXH thực hiện nhận tiền gửi tiết kiệm và chi trả tiền gửi tại điểm giao dịch

của UBND cấp xã. Đây là một hình thức huy động vốn rất quan trọng, tạo thuận lợi cho tất cả người dân tham gia mà không chỉ là hộ nghèo vay vốn NHCSXH với lượng tiền gửi nhỏ, tại điểm giao dịch xã, rất thuận lợi cho người gửi, nhất là những người có thu nhập ở mức trung bình.

Có thể khái quát quy trình huy động vốn từ tổ chức, cá nhân (gọi chung là khách hàng gửi tiền) của NHCSXH như sau:

Sơ đồ 2.2 Quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm của tổ chức và cá nhân của NHCSXH

Nguồn NHCSXH thành phố Hà Nội

Quy trình nhận tiền gửi tiết kiệm của người nghèo và các đối tượng chính sách khác thơng qua Tổ TK&VV của NHCSXH như sau:

Sơ đồ 2.3 Quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm qua tổ TK&VV

Nguồn NHCSXH thành phố Hà Nội

Khách hàng gửi tiền

Ngân hàng và khách hàng thực hiện giao dịch gửi tiền

Khách rút gốc,

lãi, tất toán Ngân hàng sử dụng tiền để hoạt động (cho vay, điều chuyển)

Người vay vốn (tổ viên)

Tổ Tiết kiệm và vay vốn (được NHCSXH ủy nhiệm thu tiết kiệm)

nhận tiền gửi của tổ viên

Người vayrút tiền tiết

kiệm khi đã trả hết nợ Ngân hàng giao dịch với tổ trưởng: thu tiền tiết kiệm của các tổ viên của hoặc chuyển khoản tiền tiết kiệm trả gốc, lãi

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hà nội (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)