Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hà nội (Trang 56 - 60)

6 .Kết cấu của đề tài

2.3. Đánh giá chung về hoạt động huy độngvốn tại Chi nhánh NHCSXH TP Hà

2.3.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

2.3.1.1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động huy động vốn

- Tăng trưởng nguồn vốn huy động góp phần bổ sung nguồn vốn cho chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội.

Theo số liệu nghiên cứu trong 5 năm từ 2015 đến 2019 cho thấy tổng nguồn vốn nguồn vốn huy động của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội có sự tăng trưởng mạnh mẽ, năm sau cao hơn năm trước, mở rộng cả về quy mô lẫn tăng nhanh về tốc độ hoàn thành kế hoạch huy động vốn TW giao.

- Kết quả đạt được trong công tác huy động vốn thời gian qua đã giúp chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội chủ động hơn về nguồn vốn, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn NHCSXH TW điều chuyển về, từ đó thực hiện tốt hơn nhiệm vụ và vai trị của mình trong cơng tác cho vay các chương trình tín dụng chính sách, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Đối với nguồn vốn huy động từ nguồn vốn nhận ủy thác của NSĐP, Chi nhánh NHCSXH được sử dụng 100% để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Nguồn vốn này được UBND thành phố phân bổ tới các quận, huyện để thực hiện cho vay.

Đối với nguồn vốn huy động theo LS thị trường và tiết kiệm qua tổ TK&VV được chuyển về TW theo kế hoạch huy động được giao. Sau khi cân đối, nếu tỷ lệ huy động tăng, NHCSXH trung ương lại trình chính phủ và các bộ ngành bổ sung chỉ tiêu cho vay cho NHCSXH. Từ nguồn vốn huy động, năm 2018, 2019chi nhánh được bổ sung thêm chỉ tiêu kế hoạch cho vay chương trình GQVL và cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo chiều hướng tích cực mang lại sự chủ động hơn cho chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội

Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH chi Nhánh Hà Nội giai đoạn 2015-2019 đã có sự chuyển biến theo hướng tăng dần các nguồn vốn huy động gồm nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương; nguồn nhận tiền gửi có trả lãi, giảm dần nguồn vốn điều chuyển từ NHCSXH trung ương.

Theo số liệu giai đoạn 2015-2019, tỷ trọng nguồn vốn huy động có trả lãi được TW cấp bù lãi suất của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội nói chung và Tổng nguồn vốn huy động tại Điểm giao dịch xã nói riêng đã tăng dần. Điều này chứng tỏ chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã ngày càng tự chủ hơn về nguồn vốn hoạt động.

Nguồn vốn nhận ủy thác của NSĐP và các tổ chức chính trị xã hội để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương thể hiện sự quan tâm, tin tưởng của Chính quyền địa phương và các đơn vị đối với hoạt động của NHCSXH. Đối với nhiệm vụ cấp tín dụng chính sách là giải pháp góp phần thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn. Như trong giai đoạn 2015-2019, Thành ủy duyệt kế hoạch chuyển vốn 1.000 tỷ đồng sang NHCSXH để cho vay phát triển nông thôn mới. Năm 2018, 2019, UBND thành phố đã chuyển vốn 2 lần, mỗi lần 250 tỷ đồng, năm 2020 lại tiếp tục chuyển 250 tỷ đồng. Như vậy, riêng nguồn vốn này, Chi

nhánh NHCSXH thành phố đã giải ngân 750 tỷ đồng nguồn vốn phát triển nông nghiệp nông thôn tại 18 đơn vị cấp huyện và chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, năm 2018, UBND thành phố đã chuyển vốn 108 tỷ đồng, chi nhánh đã giải ngân gần 100 tỷ đồng nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo xây sửa nhà để ở thực hiện chương trình xóa nhà dột nát theo kế hoạch của UBND thành phố. Ngoài ra, nguồn vốn cho vay chương trình GQVL để khơi phục làng nghề, cho vay hộ chuyển đổi nghề cũng được NHCSXH nhanh chóng giải ngân đến đúng đối tượng.

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại điểm giao dịch xã mặc dù mới được triển khai từ cuối năm 2016 nhưng đã khai thác được lợi thế về mạng lưới hoạt động của NHCSXH, với 558 điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND xã, phường thị trấntrên địa bàn TP Hà Nội. Hoạt động này đã khơi dậy nhu cầu của các tầng lớp dân cư khác trong cộng đồng về mong muốn gửi tiền ngay gần nhà thay vì phải đến trụ sở của các ngân hàng thương mại.

Hoạt động gửi tiền tiết kiệm nhất là kênh huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV và huy động tại điểm giao dịch cấp xã vừa huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, tạo thu nhập cho người gửi tiền vừa giúp NHCSXH có thêm nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.Họat động huy động tiết kiệm của NHCSXH đã nhận được sự hưởng ứng, tự nguyện tham gia của đông đảo người nghèo vì sự phát triển của chính mình và cộng đồng; đồng thời, kết quả trên cũng phản ánh sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ NHCSXH, cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và cán bộ Tổ TK&VV. Nguồn tiền tiết kiệm của người nghèo đã góp phần nâng mức đầu tư cho vay, giúp người vay chủ động hơn trong việc trả nợ ngân hàng, hạn chế một phần rủi ro tín dụng.

2.3.1.2 Nguyên nhân đạt được thành tựu

- Chi nhánh NHCSXH thành phố đã tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền địa phương để huy động từ ngân sách địa phương. Đây là nguồn vốn không phải trả lãi.

Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, trong đó chú trọng nâng cao năng lực,

hiệu quả, chất lượng hoạt động của NHCSXH. Đặc biệt năm 2014, Ban Bí thư TW Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40 - CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 401/QĐ- TTg ngày 14/3/2016, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 27/4/2015, Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 24/6/2015 của UBND thành phố về chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách trên địa bàn thành phố Hà Nội. Là một trong những địa phương ban hành chuẩn nghèo cao hơn chuẩn nghèo đa chiều quốc gia; số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn của thành phố Hà Nội đầu giai đoạn 2016 là rất lớn, do vậy, Thành phố đã có nhiều giải pháp, tập trung các nguồn lực tài chính để tập trung giảm nghèo bền vững, một trong những giải pháp quan trọng đó là bố trí vốn từ ngân sách ủy thác qua NHCSXH cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Thành phố. Đây cũng là một thuận lợi cho công tác huy động vốn của Chi nhánh NHCSXH. Trong 5 năm qua, từ 2015 đến 2019, nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương các cấp và MTTQ đã chuyển sang NHCSXH TP và các quận, huyện, thị xã bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn đạt gần 1.400 tỷ đồng. Đây là một trong những nhân tố tích cực và vơ cùng quan trọng đến công tác huy động vốn ủy thác địa phương của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội.

- Từ năm 2013, Chính phủ quy định những người đi lao động có thời hạn tại Hàn Quốc phải thực hiện gửi tiền ký quỹ 100 triệu đồng tại NHCSXH trong 5 năm 6 tháng cho đến khi có thơng báo của Cục quản lý người lao động ngoài nước. Trong 5 năm qua, trên địa bàn TP Hà Nội có khá nhiều người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. Đây cũng là nguồn tăng mức gửi tiền tiết kiệm tại trụ sở NHCSXH trong thời gian dài.

- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của TP Hà Nội có những tác động tích cực đến kết quả huy động vốn của NHCSXH thành phố. Trong những năm qua, quá trình đơ thị hóa TP Hà Nội phát triển nhanh, một số địa bàn nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp, một số khu vực người dân nhận được tiền đền bù khi nhà nước thu hồi đất. Đây cũng là một cơ sở thuận lợi cho NHCSXH thực hiện vận động để tăng cường huy động vốn của những người có thu nhập tăng lên từ nguồn này.

Các yếu tố thuận lợi từ nhận thức của người gửi tiền,những điểm mạnh về mạng lưới, uy tín, thiết bị, cơng nghệ và nhân sự của Chi nhánh cho thấy tỷ lệ cao khách hàng đồng ý với các nhận xét:

+NHCSXH có mạng lưới rộng từ cấp trung ương đến cấp huyện, có điểm giao dịch đến cấp xã, thuận tiện trong đi lại, giao dịch, thủ tục gửi tiền nhanh chóng và mẫu biểu đơn giản.

+ Trang thiết bị, công nghệ và môi trường làm việc: khách hàng đánh giá cao việc nhân viên NHCSXH lịch sự, dễ gần và chứng từ khơng có sai sót.

+ Phong cách phục vụ: nhân viên giao dịch lịch thiệp, ân cần.

+ Lý do gửi tiết kiệm được số đông khách hàng lựa chọn NHCSXH là ngân hàng của Nhà nước; có uy tín cao và có hoạt động an sinh xã hội rất hiệu quả tại địa phương. Gửi tiền vào NHCSXH an toàn và hiệu quả hơn các kênh đầu tư khác.

+ Các hình thức tuyên truyền về tiền gửi đến khách hàng được lựa chọn nhiều nhất là qua sinh hoạt tổ, hội và qua chính quyền địa phương. Đây là những kênh rất thuận lợi, phù hợp đối với các huyện dựa trên uy tín của Chính quyền và tổ trưởng cũng như Hội đồn thể, đặc biệt là ở khu vực nơng thơn, xa trung tâm thành phố vì phần lớn người dân vẫn rất tin tưởng Chính quyền và tổ trưởng và họ sẵn sàng chọn NHCSXH để gửi tiền nếu như được tư vấn, giới thiệu từ các kênh này.

(Theo Phụ lục mẫu kết quả khảo sát tại Bảng 1 Thống kê mức độ đồng ý đối

với các ý kiến nhận xét về NHCSXH)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hà nội (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)