Mục tiêu và định hướng hoạt động huy độngvốn của NHCSXH thành phố Hà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hà nội (Trang 67)

6 .Kết cấu của đề tài

3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động huy độngvốn của NHCSXH thành phố Hà

3.1.1 Mục tiêu

- Phát triển chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Nâng cao năng lực hoạt động của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội để thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030, Chương trình giảm nghèo bền vững đến năm 2030 và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2030. Để thực hiện được điều đó chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đưa ra một số mục tiêu cụ thể như sau:

- 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.

- Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 8-10%.

- Tốc độ tăng trưởng huy động vốn tăng hàng năm khoảng 10% đến 15% - 100% nợ đến hạn được xử lý kịp thời theo quy định.

- Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%/tổng dư nợ.

- Đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ.

3.1.2. Định hướng hoạt động huy động vốn

Căn cứ tình hình thực tế, Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội cũng đã xây dựng định hướng họat động huy động vốn giai đoạn 2020-2030 như sau:

Một là, bám sát chỉ đạo của NHCSXH Trung ương, của Thành Ủy, HĐND,

những giải pháp về tăng trưởng nguồn vốn, huy động vốn để đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt là các đối tượng theo chỉ định của Chính phủ và các chương trình riêng của địa phương.

Hai là,Chủ động phối hợp Sở, Ngành, cơ quan liên quan tham mưu cấp ủy,

UBND các cấp quan tâm bố trí Ngân sách chuyển vốn sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, nhất là huy động vốn thông qua Tổ TK&VV và huy động vốn tại các điểm giao dịch xã, phường, thị trấn.

Ba là, huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, an tồn, giải ngân cho vay quay

vịng kịp thời, khơng để tồn đọng vốn. Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác cho vay, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng các Tổ TK&VV, phấn đấu xử lý dứt điểm Tổ yếu kém, nâng cao chất lượng hoạt động của các điểm giao dịch lưu động tại xã, phường, thị trấn, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ theo đúng quy trình, quy định. Thực hiện song song hai hoạt động tiết kiệm và vay vốn tại tổ TK&VV.

Bốn là,tuân thủ nghiêm túc quy định trong cơng tác kế tốn, ngân quỹ và quản

lý tài chính; tổ chức thực hiện tốt kế hoạch huy động vốn, kế hoạch tài chính hàng năm, đảm bảo đủ lương và các khoản thu nhập cho cán bộ, người lao động. Tạo động lực cho nhân viên trong cả công tác cho vay và hoạt động huy động vốn. Đối với những đơn vị, địa bàn đối tượng cho vay giảm, chi nhánh cần phân bổ và khuyến khích các PGD cấp huyện đẩy mạnh huy động vốn để tạo việc làm và thu nhập cho cán bộ, giúp họ yên tâm công tác.

Năm là,tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm sốt

của NHCSXH, Hội đồn thể và giám sát của Ban đại diện HĐQT các cấp, kịp thời phát hiện, chỉnh sửa những sai sót, tồn tại trong hoạt động nghiệp vụ.

Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa tin học, áp dụng công nghệ tin học

trong triển khai các mặt hoạt động nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

Bảy là, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, trau dồi phẩm chất đạo đức, tác

huấn, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ trong diện quy hoạch nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn cũng như tạo sự nhận thức thống nhất về quan điểm, chủ trương, chính sách, cơ chế nghiệp vụ, nhất là trong hoạt động huy động vốn.

Tám là,đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về các chính sách tín dụng

của Đảng và Nhà Nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác dưới nhiều hình thức, đặc biệt là tuyên truyền về ý nghĩa nhân văn của họat động vốn của NHCSXH. Chủ động báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương, Đồn Đại biểu Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp về cơng tác tín dụng chính sách, huy động vốn trên địa bàn.

Chín là, thường xuyên phát động các phong trào thi đua lập thành tích hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao gắn với các hình thức khen thưởng để động viên, khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ triển khai thực hiện.

Mười là xây dựng tổ chức Đảng, Cơng Đồn, Đồn Thanh niên vững mạnh để

cùng chuyên mơn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao. Phát động phong trào thực hiện nếp sống văn minh nơi công sở và tại điểm giao dịch lưu động cấp xã, xây dựng hình ảnh người cán bộ NHCSXH có tác phong giao tiếp lịch sự, thái độ làm việc nhiệt tình, gần dân, hết lịng vì người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.

3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội

3.2.1 Tăng cường huy động nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương

3.2.1.1 Tranh thủ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương

* Cơ sở giải pháp:

Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Trong đó có nội dung:

“- Ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án tín dụng chính sách xã hội và bảo đảm hoạt động ổn định, bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn. Hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho Ngân hàng Chính sách xã hội.Các tỉnh, thành phố ban hành chuẩn nghèo riêng cao hơn chuẩn nghèo quốc gia cần bố trí đủ nguồn lực để cho vay các đối tượng này.

- Mặt trận Tổ quốc mở rộng cuộc vận động vì người nghèo để huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.”

Có thể nói, sự ra đời của Chỉ thị 40-CT/TW đã thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Đảng đối với cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời, thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao đối với vai trò hoạt động của NHCSXH trong triển khai tín dụng chính sách xã hội. Chỉ thị 40-CT/TW có thể coi như một địn bẩy quan trọng, là tiền đề và cơ sở thuận lợi đối với hoạt động của hệ thống NHCSXH nói chung và đối với các Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện, thị xã để tạo nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

* Nội dung giải pháp:

Để tăng cường huy động vốn ủy thác địa phương, Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội cần tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:

- Một là, Ban lãnh đạo Chi nhánh chủ động xắp xếp lịch làm việc với cấp ủy,

UBND Thành phố và các quận, huyện, thị xã để cấp ủy, chính quyền quan tâm, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của NHCSXH trong đó có việc quan tâm bố trí Ngân sách hàng năm để chuyển vốn sang NHCSXH bổ sung nguồn ủy thác cho vay đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

- Hai là, tham mưu UBND Thành phố có văn bản chỉ đạo UBND cấp huyện về

việc cân đối Ngân sách, bố trí vốn chuyển sang NHCSXH để cho vay thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm trên địa bàn, chỉ đạo coi đây là việc làm thường xuyên trong chương trình, kế hoạch hằng năm của mỗi địa phương.

công tác huy động vốn

* Cơ sở giải pháp:

Việc xây dựng kế hoạch, đề án bố trí vốn từ Ngân sách Thành phố sang NHCSXH để ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn gắn với nhiệm vụ, chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội từng giai đoạn cụ thể của Thành phố thì tính khả thi và hiệu quả sẽ rất cao.

Chính vì vậy, trong giai đoạn năm 2020-2030, Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội cần tiếp tục bám sát và phối hợp với các Sở, Ngành để nắm bắt chương trình, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, xây dựng đề án bố trí vốn hợp lý, có tính dài hạn và khả thi.

* Nội dung giải pháp:

Để làm tốt nội dung này, công tác tham mưu cần được chủ động triển khai ngay từ khâu lập kế hoạch, chủ động tham mưu đưa nội dung bố trí vốn chuyển sang NHCSXH để cho vay thực hiện chương trình, mục tiêu vào kế hoạch triển khai tổng thể của UBND cấp huyện, cấp tỉnh để làm cơ sở tiến hành các bước tiếp theo.

Trong năm 2019, 2020, khi mà Thành phố Hà Nội đi vào những năm cuối thực hiện chuẩn nghèo và chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm giai đoạn 2016 - 2020, NHCSXH cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan lao động thương binh và xã hội để đón đầu chủ trương, kế hoạch của Thành phố về giảm nghèo, tạo việc làm trong giai đoạn 2020-2030, tham gia ý kiến trong các dự thảo xây dựng kế hoạch của Thành phố để đưa nội dung bố trí vốn tín dụng ưu đãi vào giải pháp, kế hoạch thực hiện của Thành phố.

Bên cạnh đó, NHCSXH Thành phố Hà Nội cần căn cứ tình hình triển khai thực tế để phối hợp với các Sở, Ngành, cơ quan liên quan tham mưu UBND Thành phố cân đối, bố trí Ngân sách chuyển vốn sang NHCSXH để bổ sung nguồn ủy thác cho vay thêm một số chương trình tín dụng khác như cho vay chương trình nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn trong bối cảnh nguồn vốn cân đối từ Trung ương để bố trí cho vay chương trình này cịn rất hạn chế.

* Cơ sở giải pháp:

Để UBND các cấp tin tưởng, tiếp tục bố trí vốn ủy thác sang NHCSXH, NHCSXH các cấp cần quan tâm triển khai tốt công tác thông tin báo cáo về hiệu quả tín dụng chính sách, đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát dưới nhiều hình thức để nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội phát huy được hiệu quả, ý nghĩa kinh tế xã hội và đảm bảo an toàn vốn.

* Nội dung giải pháp:

Đối với công tác báo cáo, cần đặc biệt quan tâm việc chủ động báo cáo Hội đồng nhân dân và đoàn giám sát Hội đồng nhân dân các cấp về kết quả, ý nghĩa của việc triển khai tín dụng chính sách trong việc giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội và đẩy lùi tín dụng đen trên địa bàn bởi đây là cơ quan đóng vai trị then chốt trong việc duyệt chi Ngân sách hằng năm của địa phương.

Đối với công tác thông tin, tuyên truyền, cần được triển khai một cách toàn diện dưới nhiều hình thức, thơng qua nhiều kênh thơng tin chính thống của Trung ương và địa phương để mọi tầng lớp nhân dân đều biết đến hoạt động của NHCSXH và ý nghĩa của các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Qua đó, có được sự đồng thuận, ủng hộ của các cấp, các ngành, các tổ chức trong việc dành một phần Ngân sách của địa phương chuyển sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn ủy thác cho vay hằng năm trên địa bàn.

Đối với công tác kiểm tra giám sát, cần quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả thông qua nhiều hình thức để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, ngăn ngừa những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội tại cơ sở, đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi đến đúng người, đúng đối tượng thụ hưởng, phát huy hiệu quả, ý nghĩa kinh tế xã hội, mặt khác, kịp thời nắm bắt nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có phương hướng, kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp và hiệu quả hơn nữa.

3.2.2 Tăng cường huy động tiền gửi của tổ chức và cá nhân

* Cơ sở giải pháp:

Vào tháng 7 hàng năm, NHCSXH Việt Nam chỉ đạo NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện tổng hợp nhu cầu vay vốn, khả năng huy động vốn từ cơ sở (xây dựng từ thôn lên cấp xã) và tổng hợp trình Trưởng Ban đại diện phê duyệt để gửi NHCSXH cấp trên trên cơ sở số liệu 30/6 và dự kiến thực hiện đến 31/12 để xây dựng kế hoạch cho năm sau hoặc giai đoạn 3 đến 5 năm.

* Nội dung giải pháp:

Như vậy, để lập kế hoạch huy động vốn được chính xác, khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương thì cơng tác xây dựng kế hoạch phải đựợc quan tâm và triển khai đúng quy trình. Hàng năm, căn cứ thực trạng thu nhập, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, thị phần huy động, có nghiên cứu số liệu lịch sử trong quá khứ, phân tích, dự báo khả năng huy động từ đó xây dựng kế hoạch huy động vốn, nhất là nguồn vốn huy động từ tổ chức, cá nhân có tính khả thi để XD kế hoạch trình cấp trên phê duyệt.

3.2.2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyền truyền.

* Cơ sở giải pháp:

Do công tác tuyên truyền phổ biến đến người dân ý nghĩa, những tiện ích, sản phẩm huy động vốn mà NHCSXH cung cấp cịn hạn chế. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng tuyên truyền.

* Nội dung giải pháp:

- Trong thời gian tới Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội cần nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới toàn thể người dân trên địa bàn, đặc biệt là người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số khơng chỉ các chương trình tín dụng ưu đãi mà cịn cả họat động huy động tiền gửi tiết kiệm của NHCSXH; tránh tình trạng chỉ tập trung tuyên truyền tại các điểm giao dịch xã, thị trấn trung tâm mà không quan tâm đến các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trình độ nhận thức và hiểu biết còn hạn chế. Tăng cường xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có trình độ chun mơn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu và có kiến thức xã

hội, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các điểm giao dịch, đó là điều rất cần thiết.

- Đa dạng các phương pháp tuyên truyền:

+ Tăng cường các đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến trên các

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hà nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)