6 .Kết cấu của đề tài
3.2 Giải pháp tăng cường hoạt động huy độngvốn tại chi nhánh NHCSXH TP Hà
3.2.2 Tăng cường huy động tiền gửi của tổ chức và cá nhân
* Cơ sở giải pháp:
Vào tháng 7 hàng năm, NHCSXH Việt Nam chỉ đạo NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện tổng hợp nhu cầu vay vốn, khả năng huy động vốn từ cơ sở (xây dựng từ thôn lên cấp xã) và tổng hợp trình Trưởng Ban đại diện phê duyệt để gửi NHCSXH cấp trên trên cơ sở số liệu 30/6 và dự kiến thực hiện đến 31/12 để xây dựng kế hoạch cho năm sau hoặc giai đoạn 3 đến 5 năm.
* Nội dung giải pháp:
Như vậy, để lập kế hoạch huy động vốn được chính xác, khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương thì cơng tác xây dựng kế hoạch phải đựợc quan tâm và triển khai đúng quy trình. Hàng năm, căn cứ thực trạng thu nhập, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, thị phần huy động, có nghiên cứu số liệu lịch sử trong quá khứ, phân tích, dự báo khả năng huy động từ đó xây dựng kế hoạch huy động vốn, nhất là nguồn vốn huy động từ tổ chức, cá nhân có tính khả thi để XD kế hoạch trình cấp trên phê duyệt.
3.2.2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyền truyền.
* Cơ sở giải pháp:
Do công tác tuyên truyền phổ biến đến người dân ý nghĩa, những tiện ích, sản phẩm huy động vốn mà NHCSXH cung cấp cịn hạn chế. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng tuyên truyền.
* Nội dung giải pháp:
- Trong thời gian tới Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội cần nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới toàn thể người dân trên địa bàn, đặc biệt là người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số khơng chỉ các chương trình tín dụng ưu đãi mà cịn cả họat động huy động tiền gửi tiết kiệm của NHCSXH; tránh tình trạng chỉ tập trung tuyên truyền tại các điểm giao dịch xã, thị trấn trung tâm mà không quan tâm đến các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trình độ nhận thức và hiểu biết còn hạn chế. Tăng cường xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có trình độ chun mơn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu và có kiến thức xã
hội, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các điểm giao dịch, đó là điều rất cần thiết.
- Đa dạng các phương pháp tuyên truyền:
+ Tăng cường các đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bởi vì, đây là cách nhanh nhất, ít tốn kém nhưng hiệu quả lại rất cao. Ngoài việc tăng cường đưa tin về các tiện ích, sản phẩm mới mà ngân hàng đang triển khai thực hiện, thì ngân hàng cần phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng mở chuyên mục riêng để đề cập đến các chương trình của NHCSXH.
+ Tăng cường tuyên truyền tại các Hội nghị, các cuộc họp giao ban, các buổi tập huấn nghiệp vụ và bằng hình thức phát tờ rơi.
+ Tham mưu cấp ủy chính quyền đưa các nội dung về tín dụng chính sách vào thành chuyên mục khi họp giao ban với cơ sở.
- Xây dựng nội dung tuyên truyền, hình thức tuyên truyền, mẫu bảng biểu, tờ rơi về huy động vốn thống nhất trên toàn chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội nói riêng và NHCSXH TW nói chung.
- Công tác tuyên truyền trực tiếp cũng là kênh phát huy hiệu quả, nhất là đối với những huyện ngoại thành, khu vực xa trung tâm. Người nghèo ở các khu vực này có mối quan hệ với họ hàng, bạn bè là những người chủ yếu sống tại khu vực nơng thơn, có tiền tiết kiệm nhưng lại chưa tiếp cận nhiều với các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng. Nếu NHCSXH thành phố Hà Nội tiếp tục khai thác thêm được nhóm đối tượng này thơng qua chính người nghèo và các đối tượng chính sách thì quy mơ tiền gửi huy động được sẽ rất lớn. Quy mô tiền gửi sẽ được nhân lên vài lần nếu như NHCSXH có các sản phẩm và mức lãi suất phù hợp, không chỉ thỏa mãn lợi ích về mặt kinh tế mà cịn là lợi ích về mặt tâm lý. Thay vì mang số tiền đó đi chơi hụi, họ vừa khơng có lãi, vừa rủi ro cao họ gửi vào NHCSXH vừa có lãi vừa yên tâm.Đơn cử như việc NHCSXH đưa ra một sản phẩm huy động vốn theo đó nếu khách hàng gửi tiền định kỳ hàng tháng một số tiền (trong khoảng nào đó) cho con cái họ, sau một thời gian (khi con họ đến tuổi đi học đại học), họ sẽ nhận được số
tiền chi trả một phần học phí trong từng học kỳ. Về mặt tâm lý, sản phẩm này giúp cho người nghèo an tâm về các khoản chi trả trong tương lai để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu.
3.2.2.3 Xây dựng cơ chế khen thưởng, khuyến khích cơng tác huy động vốn.
* Cơ sở giải pháp:
NHCSXH xây dưng cơ chế động viên, khen thưởng còn hạn chế, chưa được kịp thời đối với Cán bộ NHCSXH, các HĐT, tổ trưởng tổ TK&VV... Vì vậy, cần xây dựng cơ chế động viên, khen thưởng, khuyến khích theo một quy định cụ thể để Cán bộ, HĐT, tổ TK&VV nắm bắt phát huy hết năng lực hiệu quả trong công tác huy động..
* Nội dung giải pháp:
- Xây dựng cơ chế động viên, khen thưởng kịp thời, góp phần khuyến khích cán bộ NHCSXH và các HĐT, tổ trưởng tổ TK&VV tích cực vận động tiết kiệm và gửi tiền tiết kiệm vào NHCSXH hơn. Để khuyến khích nhóm khách hàng thực hành tiết kiệm và gửi vào NHCSXH, NHCSXH cần xây dựng cơ chế lãi suất phù hợp và cập nhật kịp thời. Do các khoản tiền tiết kiệm của người nghèo là rất nhỏ và họ có xu hướng ngần ngại đem các khoản tiền tiết kiệm nhỏ này tới gửi tại các TCTD với thủ tục khó khăn, thời gian kéo dài và địa điểm xa xôi hơn nên NHCSXH thông qua các buổi giao dịch xã và hoạt động của các Tổ TK&VV để huy động lượng tiền gửi tiềm năng này.
- NHCSXH phải xác định và chấp nhận cạnh tranh trên thị trường với các NHTM trong lĩnh vực huy động vốn theo lãi suất thị trường. Nếu huy động được lượng vốn thay vì phải nhận tiền gửi và trả phí cho các NHTM nhà nước thì NHCSXH không chỉ chủ động hơn về nguồn vốn mà cịn tiết giảm được chi phí. So với các NHTM khác, NHCSXH thành phố Hà Nội có các lợi thế lớn là địa bàn rộng khắp trên phạm vi tồn Hà Nội, có mối quan hệ hợp tác với các tổ chức CT-XH tại địa phương, có uy tín và có được niềm tin của chính quyền cũng như nhân dân và được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán. Tận dụng được các lợi thế này một cách hợp lý sẽ giúp NHCSXH huy động được một lượng vốn đáng kể so với thực tiễn hiện nay. NHCSXH có thể áp dụng cơ chế khốn với cácphòng giao dịch trong
hệ thống trong công tác huy động nói chung và huy động vốn theo lãi suất thị trường nói riêng. Cơ chế khốn sẽ kích thích tính năng động, tự chủ, có trách nhiệm trong từng cán bộ trong công tác huy động vốn.
3.2.2.4 Nâng cao chất lượng và đa dạng các dịch vụ đi kèm công tác huy động vốn.
* Cơ sở giải pháp:
Công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển và thay đổi nhanh chóng và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên đòi hỏi phải thường xuyên nghiên cứu, nâng cấp, cải tiến để ứng dụng có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 với sự ra đời của một loạt các công nghệ mới đang tác động mạnh mẽ Để phát huy được hiệu quả của ứng dụng CNTT, đòi hỏi tăng cường cải tiến trong quy trình nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng quản trị, điều hành, vận hành cho cán bộ ngân hàng song song với việc nâng cao nhận thức và kiến thức cơng nghệ tài chính cho khách hàng.
* Nội dung giải pháp:
- Hồn thiện quy trình giao dịch xã, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin để tiến tới giao dịch trực tuyến ngay tại Điểm giao dịch xã (đồng thời NHCSXH cấp huyện và Hội sở thành phố, NHCSXH TW có thể nắm được ngay tình hình giao dịch)tại Điểm giao dịch. Việc hồn thiện quy trình gắn với nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và khả năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại sẽ hạn chế được những nhược điểm của các thao tác thủ công, giảm thiểu được các công việc trung gian, thời gian, từ đó nâng cao tỷ lệ giao dịch và năng suất lao động của các tổ giao dịch lưu động.Việc hoàn thiện phần mềm huy động vốn để tiến tới giao dịch online là điều kiện cần thiết để NHCSXH phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, đáp ứng được nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách, từ đó có thể cạnh tranh tốt hơn so với các TCTD khác có lợi thế về mảng này.
3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ NHCSXH và cán bộ ủy thác, ban quản lý tổ TK&VV.
Cán bộ là mấu chốt, là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo thực hiện tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là cán bộ trực tiếp giao dịch, trực tiếp tuyên truyền và triển khai huy động vốn tới khách hàng.
* Nội dung giải pháp:
Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội cần tích cực chủ động trong cơng tác đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, từ cán bộ của Ngân hàng đến cán bộ của Hội đoàn thể. Việc đào tạo tập huấn cho cán bộ được xây dựng chương trình kế hoạch nội dung đào tạo cụ thể, thiết thực.
- Đối với cán bộ Ngân hàng, hằng năm được đào tạo tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, kế tốn, ngân quỹ, tin học và truyền thông, huy động vốn do Trung ương và Chi nhánh tổ chức.
- Đối với cán bộ Hội đoàn thể ở quận, huyện, xã, phường được Chi nhánh và các phòng giao dịch phối hợp với với các tổ chức Hội đoàn thể tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng chính sách, tập huấn để thực hiện các cơng đoạn trong q trình ủy thác cho vay, huy động vốn, kỹ năng tuyên truyền ý nghĩa nhân văn của việc gửi tiền vào NHCSXH, vận động người dân gửi tiền vào NHCSXH.
- Tăng cường năng lực của mạng lưới Tổ Tiết kiệm và vay vốn: Phân tích thực trạng cho thấy hoạt động của Tổ TK&VV đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong như cánh tay nối dài của NHCSXH. Đặc biệt, tổ trưởng, tổ phó là những người có uy tín, có tiếng nói giữ vai trị quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động gửi tiền vào NHCSXH tới các tổ viên Tổ TK&VV, nhân dân trên địa bàn.
- Nên nghiên cứu thay đổi quy chế hoạt động của Tổ TK&VV để thống nhất thực hiện như: bổ sung các thành viên có thu nhập khá và trung bình vào tổ TK&VV không phải để vay vốn mà để gửi tiết kiệm. Thực hiện song song cả 2 họat động vay vốn và nhận tiến gửi tiết kiệm qua tổ TK&VV.
- Tăng mức chi hoa hồng huy động tiết kiệm cho tổ trưởng và bổ sung nguồn chi để NHCSXH thực hiện công tác truyền thơng và chăm sóc khách hàng, từ đó nâng cao vị thế và năng lực của NHSXH.