6 .Kết cấu của đề tài
2.2. Thực trạng hoạt động huy độngvốn tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà
2.2.3 Thực trạng kết quả huy độngvốn của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội
Kết quả huy động vốn của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá huy động vốn. Cụ thể như sau:
2.2.3.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội
Trong quá trình 18 năm hoạt động (2002 - 2020), những năm đầu Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội không những huy động vốn để đáp ứng yêu cầu cho vay tại địa bàn, mà còn được NHCSXH Việt Nam giao nhiệm vụ huy động vốn từ thị trường để đáp ứng yêu cầu cho vay trên toàn quốc. Để đạt được mục tiêu trên, NHCSXH Hà Nội tập trung huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, tài chính - tín dụng, tiết kiệm bưu điện, vốn nhàn rỗi từ Quỹ Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, chủ động lập đề án trình các ngành chức năng, Uỷ ban nhân dân Thành phố và các quận, huyện để khai thác nguồn vốn nhận uỷ thác không phải trả lãi từ ngân sách thành phố và các quận, huyện.
Theo báo cáo số liệu do Chi nhánh NHCSXH cung cấp, nguồn vốn huy động đã liên tục tăng trưởng: Nếu như tại thời điểm mới thành lập (năm 2002) nguồn vốn tại NHCSXH Thành phố Hà Nội chỉ là 334 tỷ đồng thì sau 11 năm hoạt động, đến năm 2013 đã đạt 4.319 tỷ đồng (tăng gấp gần 13 lần) và đến thời điểm năm 2019 đạt 8.467,8 tỷ đồng, tăng gấp 27 lần.
2.2.3.2 Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh NHCSXH Hà Nội
Cơ cấu các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019.
Trong tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội gồm có 2 thành phần là: Nguồn vốn do Trung ương điều chuyển và nguồn vốn Chi nhánh huy động trên địa bàn.
Bảng 2.2: Cơ cấu , tỷ trọng nguồn vốn TW điều chuyển và nguồn vốn huy động giai đoạn 2015 - 2019
Đơn vị : tỷ đồng
Nguồn vốn/năm 2015 2016 2017 2018 2019
Nguồn TW điều chuyển 3.620 3.731 3.694 3.755 4.134
Tỷ trọng 69,8% 66,9% 57,8% 51,3% 48.8% Nguồn vốn Chi nhánh huy động 1.568 1.846 2.696 3.571 4.334 Tỷ trọng 30,2% 33,1% 42,2% 48,7% 51.2% Tổng nguồn vốn họat động 5.188 5.577 6.390 7.326 8.468
Nguồn Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội
Từ bảng số liệu trên cho thấy: Nguồn vốn Trung ương điều chuyển vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn qua các năm có sự dịch chuyển giảm dần tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển từ trung ương, tăng dần tỷ trọng nguồn vốn NHCSXH thành phố huy động trên địa bàn. Đến năm 2019, nguồn vốn huy động đã chiếm tới 51.2% tổng nguồn vốn trong khi năm 2015 mới đạt có 30.2%. Đây là kết quả của sự vào cuộc tích cực và chỉ đạo tăng cường, đẩy mạnh hoạt động huy động vốn để tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn và nỗ lực của cán bộ tồn Chi nhánh để có thêm nguồn vốn tín dụng chính sách cho vay được nhiều hơn các đối tượng chính sách trên địa bàn.
Trong tổng nguồn vốn huy động tại NHCSXH TP Hà Nội có 3 thành phần chính: Nguồn vốn huy động được TW cấp bù lãi suất (huy động của tổ chức và cá nhân có trả lãi); nguồn vốn nhận ủy thác của Chính quyền địa phương, do Ngân sách Nhà nước thành phố, cấp huyện chuyển sang để bổ sung nguồn vốn cho vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn; nguồn vốn nhận ủy thác của tổ chức Chính trị xã hội (UB MTTQ thành phố và cấp huyện có chuyển nguồn vốn ủy thác
sang NHCSXH để cho vay theo Hợp đồng ủy thác cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn thành phố).
Bảng 2.3: Cơ cấu Nguồn vốn huy động của NHCSXH TP Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu /năm 2015 2016 2017 2018 2019
Nguồn vốn huy động của tổ
chức và cá nhân 262 411 829 1.214 1.373 Nguồn nhận ủy thác từ NSĐP 1.292 1.421 1.852 2.342 2.961 Nguồn nhận ủy thác khác (UB MTTQ) 14 14 15 15 14 Tổng cộng nguồn vốn huy động 1.568 1.846 2.696 3.571 4.348
Nguồn Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội
Tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn họat động của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội.
Bảng 2.4: Tỷ trọng từng nguồn vốn của Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội giai đoạn 2015– 2019
Đơn vị : %
Nguồn vốn/năm 2015 2016 2017 2018 2019
Nguồn vốn huy động của tổ
chức và cá nhân 16.7 22.3 30.7 34.0 31.6 Nguồn nhận ủy thác từ NSĐP 82.3 76.9 68.7 65.6 68.1 Nguồn nhận ủy thác khác (UB
MTTQ) 0.9 0.8 0.6 0.4 0.3
Tổng cộng 100 100 100 100 100
Nguồn tính tốn dựa trên số liệu NHCSXH thành phố Hà Nội
Từ bảng số liệu trên cho thấy: cơ cấu nguồn vốn huy động tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội có sự thay đổi rõ rệt, mặc dù nguồn vốn nhận ủy thác của NSĐP và nguồn nhận ủy thác của UB MTTQ có tăng qua các năm từ 2014 đến 2018 nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn nguồn vốn huy động của tổ chức và cá nhân nên tỷ
trọng các nguồn vốn có sự thay đổi. Vì nguồn vốn ủy thác của UB MTTQ chiếm tỷ lệ nhỏ, trên dưới 1% trong tổng nguồn vốn huy động nên tác giả sẽ tập trung phân tích diễn biến 2 thành phần chính trong nguồn vốn huy gồm: nguồn vốn nhận ủy thác từ NSĐP và nguồn vốn huy động có trả lãi của tổ chức và cá nhân .
a. Diễn biến nguồn vốn nhận ủy thác từ NSĐP tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2019
Nguồn vốn nhận ủy thác từ NSĐP gồm có 2 nguồn : nguồn nhận ủy thác từ ngân sách thành phố và nguồn nhận ủy thác của ngân sách quận, huyện, thị xã. Theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của chính phủ: “Hàng năm, Uỷ ban nhân dân các cấp được trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn”; Năm 2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW của ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong đó có chỉ đạo UBND các cấp trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để ủy thác sang NHCSXH tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn.
Hàng năm, NHCSXH thành phố chỉ đạo các Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện tổng hợp nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách từ UBND cấp xã, xây dựng đề án, phối hợp với các sở: Sở LĐTB&XH, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội thẩm định báo cáo UBND thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt số vốn bổ sung và chuyển ủy thác sang NHCSXH để cho vay. Căn cứ Nghị quyết HĐND phê duyệt, UBND thành phố có Quyết định chuyển vốn ủy thác theo hợp đồng. Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách thành phố được phân bổ cho các huyện trên cơ sở nhu cầu vốn từ cơ sở, vốn chủ yếu tập trung cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều xã xây dựng nông thơn mới.
Ngồi ra, UBND các quận, huyện, thị xã cũng có các đề án cho vay trình Hội đồng nhân dân cấp huyện phê duyệt chuyển một phần nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách ủy thác.
Đến cuối năm 2013, tổng nguồn vốn nhận ủy thác từ NSĐP tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội là 982 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23% trên tổng nguồn vốn hoạt động, trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ Ngân sách Thành phố là 880 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,6% trên tổng vốn nhận ủy thác từ NSĐP và nguồn vốn nhận ủy thác từ Ngân sách quận, huyện, thị xã là 88 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,4%. Qua 05 năm hoạt động, nguồn vốn này đã tăng trưởng mạnh mẽ, cụ thể như sau:
Bảng 2.5 Số dư Nguồn vốn nhận ủy thác từ NSĐP của NHCSXH Thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu /năm 2015 2016 2017 2018 2019 Nguồn ủy thác từ NS Thành phố 1.183 1.268 1.638 2.045 2547 Nguồn ủy thác từ NS cấp huyện 108 152 213 297 414 Tổng nguồn vốn nhận ủy thác NSĐP 1.291 1.420 1.851 2.342 2961 Tăng giảm so với năm
trước 208 129 431 491 619
Nguồn Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội
Nguồn vốn ủy thác của Chính quyền địa phương chuyển sang NHCSXH để thực hiện các chương trình mục tiêu của thành phố. Tổng nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương gồm cả ngân sách thành phố và các quận, huyện, thị xã năm 2018 tăng 491 tỷ đồng, 2019 tăng 619 tỷ đồng so với năm trước. Đây là 2 năm có mức tăng trưởng vượt bậc so với những năm trước. Do giai đoạn 2015-2019 Thành ủy ban hành chương trình 02-TU/CTr phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện Chương trình 02-TU/Ctr, UBND thành phố đã phê duyệt kế hoạch số vốn ủy thác chuyển sang NHCSXH giai đoạn này có 1.000 tỷ đồng để cho vay tại 18 huyện, thị xã, tập trung ở các xã xây dựng nơng thơn mới. Trong đó, năm 2018 chuyển 250 tỷ đồng, 2019
chuyển 250 tỷ đồng. Ngoài ra, trong năm 2019, UBND thành phố đã chuyển ủy thác 108 tỷ đồng để cho hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (cho vay xóa nhà dột nát cho hộ nghèo) theo Kế hoạch 29/KH-UBND của UBND thành phố. Các Quận, huyện, thị xã tùy thuộc vào nguồn tăng thu tiết kiệm chi của ngân sách, hàng năm cũng chuyển vốn sang NHCSXH cùng cấp để cho vay ưu đãi trên địa bàn. Bình quân năm 2019, 2020 mỗi đơn vị chuyển trên 2 tỷ triệu đồng /năm/huyện. Như vậy, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu và các chương trình kinh tế xã hội, nhu cầu vay vốn của đối tượng chính sách trên địa bàn và chênh lệch nguồn thu chi ngân sách của địa phương.
b. Diễn biến nguồn vốn huy động của tổ chức và cá nhân tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2019
Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã thực hiện huy động vốn có trả lãicủa tổ chức và cá nhân trên địa bàn (được TW cấp bù lãi suất) với các hình thức như huy động tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm, địa điểm huy động cả ở trụ sở NH và điểm giao dịch xã nhằm huy động được nguồn lực của toàn bộ người dân tham gia. Huy động vốn có trả lãi của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội gồm 3 thành phần chính là : huy động tiết kiệm của thành viên tổ qua tổ TK&VV, huy động của tổ chức và cá nhân tại trụ sở NHCSXH và huy động tiền gửi của cá nhân tại điểm giao dịch xã của NHCSXH đặt tại UBND xã, phường, thị trấn.
Tính đến 31/12/2019, Nguồn vốn huy động có trả lãi được TW cấp bù lãi suất của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội là là 1.769 tỷ đồng, chiếm 20.8% tổng nguồn vốn hoạt động, trong đó:
* Huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV
Việc triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm của tổ viên Tổ TK&VV có tác dụng giúp cho người nghèo có cơ hội gửi tiền ngay tại nơi cư trú với những món tiền nhỏ có khi chỉ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng để tích lũy, đảm bảo an tồn, tạo thói quen thường xuyên gửi tiết kiệm hàng tháng, nhằm tích góp, tạo nguồn hỗ trợ cho việc trả nợ NHCSXH và tạo lập dần vốn tự có; đồng thời góp phần bổ sung nguồn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa
bàn. Được triển khai thực hiện từ năm 2009, nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo và các thành viên vay vốn qua tổ TK&VV có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Người gửi tiền thực hiện cùng với việc nộp lãi cho tổ trưởng tổ TK&VV. Khi thu tiền, tổ trưởng ghi số tiền thu lãi, thu tiết kiệm của người vay vào bảng kê danh sách lãi phải thu, lãi thực thu và tiền gửi tiết kiệm (mẫu 13/TD) NH in sẵn và ghi số tiền vào biên lai do NH in sẵn và trả cho biên lai cho người nộp tiền. Biên lai thu lãi và tiết kiệm có thơng tin về món vay, số dư tiền gửi tiết kiệm của người nộp và số liệu đối chiếu đến thời điểm ngày giao dịch lần trước. Nhờ có các thơng tin này, người vay, gửi tiền có thể tự kiểm tra, đối chiếu số dư tiền vay, số tiền lãi, tiền gửi đã nộp của mình.Người vay có thể đề nghị NHCSXH chuyển khoản số tiền ở tài khoản tiền gửi của mình để trả gốc, trả lãi cho món vay hoặc có thể rút tiền mặt khi đã tất toán hết các khoản vay tại NHCSXH.Như vậy, tiền gửi tiết kiệm của tổ viên qua tổ thực chất là tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn đặc biệt. Người gửi không phải trực tiếp đến giao dịch với NHCSXH mà giao dịch gửi tiền, chuyển khoản qua tổ trưởng, chỉ trừ việc rút tiền mặt thì phải trực tiếp đến giao dịch với cán bộ NHCSXH.
Tổ trưởng tổ TK&VV được NHCSXH ký hợp đồng ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm và thực hiện một số công đọan trong quá trình cho vay. Khi thực hiện thu tiết kiệm của các thành viên trong tổ, tổ trưởng được hoa hồng huy động tiền gửi, mức hoa hồng được tính trên số dư bình qn.
Mức hoa hồng huy động tiền gửi tiết kiệm qua tổ hàng tháng là 0,071% x số dư tiết kiệm bình quân.
Số dư tiết kiệm bình quân = (Số dư tiết kiệm của tổ đầu tháng + Số dư tiết kiệm của tổ cuối tháng)/2.
Hàng tháng căn cứ vào số dư bình qn, NHCSXH trích trả hoa hồng tiết kiệm vào tài khoản của tổ trưởng tổ TK&VV.
Đây là một phương thức tiết kiệm tạo thuận lợi, giảm thủ tục hành chính đối với người gửi tiền. Đến cuối năm 2019, tổng số dư nguồn vốn huy động tiền tửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV là 397 tỷ đồng chiếm 29% nguồn vốn huy động theo LS
thị trường. với 7420/7420 Tổ TK&VV tham gia huy động tiền gửi tiết kiệm, chiếm 99,7% trên tổng số Tổ TK&VV của toàn thành phố. Mức gửi tiết kiệm hàng tháng đạt bình quân trên 50.000 đồng/ thành viên/tháng.
* Nguồn vốn huy động của tổ chức và cá nhân tại trụ sở NHCSXH
Nguồn vốn huy động tiền gửi thanh tốn, tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ, tiền gửi khác của tổ chức và cá nhân tại trụ sở NHCSXH thành phố và các quận, huyện thị xã là 975,9 tỷ đồng, chiếm 55,1% tổng nguồn vốn huy động có trả lãi.
* Nguồn vốn huy động tại điểm giao dịch của NHCSXH, từ năm 2016,
NHCSXH thực hiện thêm loại hình huy động tiết kiệm của cá nhân tại điểm giao dịch cấp xã. Đây là hình thức huy động tiết kiệm có nhiều ưu điểm nhằm thu hút nguồn tiền gửi từ đông đảo những người dân, khai thác mạng lưới hoạt động của NHCSXH tới các xã, phường, thị trấn. Người gửi tiền là các cá nhân, trong đó khai thác nguồn vốn từ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt tập trung vào những đối tượng có thu nhập ở mức trung bình.
Bảng 2.6 Số dư nguồn vốn huy động có trả lãi giai đoạn 2015-2019
Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng nguồn vốn huy động có trả lãi Trong đó Nguồn vốn huy động thông qua tổ TK&VV Nguồn vốn huy động tại Điểm giao dịch xã Nguồn vốn huy động tại trụ sở NHCSXH 2015 262 162 100 2016 411 206 38 167 2017 830 275 177 378 2018 1.214 352 238 624 2019 1.372 397 247 728
Nguồn Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội
Từ bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn huy động tiết kiệm tại Điểm giao dịch xã đã tăng khá nhanh. Năm 2016 chỉ đạt 38 tỷ đồng, đến năm 2019 đạt 247 tỷ đồng, tăng
209 tỷ đồng, tại trụ sở NHCSXH năm 2019 đạt 728 tỷ đồng, tăng 104 tỷ đồng so với