6 .Kết cấu của đề tài
1.3 Kinh nghiệm huy độngvốn của một số chi nhánh NHCSXH và bài học rút ra
học rút ra cho Ngân hàng CSXH TP Hà Nội
1.3.1 Kinh nghiệm huy động vốn của một số TCTD, tổ chức tài chính
1.3.1.1 Ngân hàng Card MRI Philipine
Khi thiết kế các sản phẩm tiết kiệm cho người dân, Ngân hàng này quan tâm 3 vấn đề: Thứ nhất là khả năng rút tiền dễ dàng; Thứ hai là tính an tồn, thực hiện bảo
hiểm tiền gửi và các biện pháp kiểm soát nội bộ nghiêm ngặt; Thứ ba là đặt mức lãi suất cao hơn một chút so với thị trường. Nhân tố để tạo nên thành công của ngân hàng Card MRI tại Philipine đó là: coi việc thu hút tiết kiệm là một trong những hoạt động cốt lõi, coi việc nhận tiết kiệm là một hoạt động ngân hàng lâu dài và ổn định; đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng tiếp cận khách hàng; có được sự hỗ trợ trong việc thực hiện các chương trình huy động tiền gửi.
1.3.1.2 Tổ chức tài chính vi mơ TYM tại Việt Nam
Kinh nghiệm của Tổ chức tài chính vi mơ TYM: các khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa có thể gặp rất nhiều khó khăn như quãng đường để đến được tổ chức tín dụng xa, số tiền tiết kiệm q nhỏ, vì vậy nhiều ngân hàng có thể khơng chú trọng nhiều đến đối tượng khách hàng này. Mặc dù khó khăn nhưng người dân vẫn có nhu cầu tiết kiệm, họ có thể để dành hàng tháng bỏ ống, ni heo đất để khi cần có thể có 1 khoản cho tương lai. Tuy nhiên, việc tiết kiệm nuôi heo hay bỏ ống không sinh lời và cịn có thể bị kẻ gian theo dõi, lấy cắp. Nắm bắt thực trạng này, Hội liên hiệp phụ nữ đã tổ chức mơ hình nhóm tiết kiệm từ 10 đến 15 thành viên trên khắp 63 tỉnh thành với số tiền tiết kiệm tối thiểu rất thấp. Đến 2018 mơ hình này đã thu hút được 5000 tỷ đồng tiết kiệm. Theo kết quả hoạt động của TYM, từ chỗ tiết kiệm chỉ chiếm 30% trong tổng quy mô vốn hoạt động thì đến nay tỷ lệ vốn từ tiền gửi tiết kiệm đã tăng lên 75%, có chi nhánh lên 90%, tiết kiệm bắt buộc từ chỗ chiếm tới 90% thì hiện nay giảm xuống chỉ còn 40%, 60% còn lại là tiết kiệm tự nguyện. Điều đó cho thấy khả năng tiết kiệm rất lớn từ các nhóm đối tượng hộ thu nhập thấp ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa; đồng thời cũng đặt ra vấn đề cho các tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý cần có giải pháp để tạo ra các sản phẩm tiết kiệm cũng như kênh tiếp cận dịch vụ phù hợp với người dân.
1.3.1.3 Kinh nghiệm từ Ngân hàng CSXH Bà Rịa Vũng Tàu
Một trong những giải pháp huy động vốn và đảm bảo nguồn vốn cho vay đúng đối tượng là chú trọng đến việc xây dựng mạng lưới Tổ TK&VV ở khắp các địa bàn thôn, ấp, khu phố trong tỉnh. Đến nay, NHCSXH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã phối hợp với các HĐT và chính quyền cơ sở thành lập được 1.661 tổ TK&VV, tại 575 thơn,
ấp, khu phố. Bên cạnh đó, NH cũng đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao doanh số huy động tiền gửi. Nhờ vậy, đến 31/12/2019 , số dư tiền gửi huy động có trả lãi đạt 1.492 tỷ đồng...Từ các số liệu trên cho thấy, huy động tiền gửi tiết kiệm từ các tổ TK&VV là một hoạt động tích cực trong cơng tác huy động vốn của NHCSXH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Thông qua việc gửi tiết kiệm, các thành viên tổ TK&VV từng bước hình thành thói quen tiết kiệm chi tiêu, có vốn tích lũy để trang trải trong cuộc sống...Đạt được những thành công trong việc huy động thì phải xác định tổ trưởng tổ TK&VV là một “mắt xích” quan trọng trong việc tiếp nhận tiền gửi tiết kiệm, duy trì tỷ lệ sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, tiếp tục chú trọng tới việc nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn
1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội
Từ kinh nghiệm của các Tổ chức tín dụng khác, NHCSXH có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để tăng cường huy động vốn. Những bài học đó là:
- Mọi người dân đều có khả năng tiết kiệm. Ngay cả những người nghèo, những người phụ nữ sống ở khu vực nông thôn, mặc dù mức độ tiết kiệm của họ rất nhỏ, song với số lượng đông đảo sẽ tạo nên một số dư tiết kiệm không nhỏ.
- Tiết kiệm tự nguyện là nền tảng cơ bản ban đầu tạo lập thói quen tiết kiệm cho người dân, đồng thời giúp họ tích lũy dần một nguồn vốn nhỏ, vừa để trả nợ, vừa có thể tạo lập vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi người dân được tuyên truyền, giải thích để hiểu rõ được vai trị của tiết kiệm và có khả năng tiếp cận các sản phẩm tiết kiệm thì họ sẽ chủ động tiết kiệm nhiều hơn và hiệu quả hơn.
- Cần tăng cường công tác quảng cáo, Marketing bằng cách đẩy mạnh, đa dạng hố các hình thức quảng cáo, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, vô tuyến cũng như các phương tiện giao dịch hàng ngày để làm cho khách hàng hiểu biết chính xác hơn, tin tưởng hơn loại hình hoạt động của ngân hàng, từ đó sẽ chọn ngân hàng là nơi gửi tiền và giao dịch.
- Có chính sách lãi suất linh hoạt: lãi suất huy động có ảnh hưởng lớn trong việc kích thích khách hàng gửi tiền, cho nên ngoài yếu tố niềm tin vào ngân hàng,
nếu mức lãi suất huy động hợp lý sẽ thu hút được những khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào ngân hàng.
- Tăng cường năng lực về công nghệ, nguồn lực nhân tài để phục vụ tốt cho mọi hoạt động của ngân hàng. Và đây là một trong những yếu tố chính quyết định khả năng mở rộng huy động vốn của các ngân hàng.
- Tranh thủ sự chỉ đạo, tạo điều kiện và vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong việc triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm tại các điểm giao dịch xã, phường, thị trấn, nhất là tại những địa bàn có tiềm năng huy động vốn cao.
- NHCSXH cần chú trọng trong việc thiết kế sản phẩm thuận tiện với khách hàng, các sản phẩm đơn giản, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cùng với đội ngũ nhân viên thấu hiểu được nhu cầu nguyện vọng của người gửi tiền để đưa ra các tư vấn phù hợp sẽ là nhân tố hàng đầu để thu hút các khách hàng, nhất là khách hàng gửi tiền vi mô – những người có mức độ trung thành rất cao trong việc sử dụng dịch vụ. Nên phát triển các hình thức tiết kiệm như tiết kiệm gửi góp gửi nhiều lần, rút một lần; hoặc tiết kiệm bậc thang gửi một lần, rút nhiều lần.
- Việc tạo lập kênh cung cấp dịch vụ và sản phẩm tiết kiệm phù hợp ở các vùng sâu vùng xa là vấn đề quan trọng đối với NHCSXH. Bởi vì NHCSXH có mạng lưới các điểm giao dịch cấp xã đặt tại tất cả các xã, phường thị trấn với lịch giao dịch cố định hàng tháng.Đây là một lợi thế rất lớn, những địa bàn này số lượng tổ chức tín dụng cạnh tranh ít nên sẽ là tiềm năng cho NHCSXH tăng cường hoạt động huy động vốn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày một số vấn đề cơ bản về nguồn vốn, họat động huy động vốn của ngân hàng nói chung; tổng quan về NHCSXH và hoạt động huy động vốn của NHCSXH; khái niệm tăng cường hoạt động huy động vốn của NHCSXH, các hình thức huy động vốn NHCSXH hiện đang thực hiện, đặc điểm họat động huy động vốn của NHCSXH.
Chương 1 của luận văn cũng đã trình bày các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động huy động vốn của NHCSXH, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHCSXH. Một số kinh nghiệm huy động vốn của các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính vi mơ; từ đó rút ra bài học cho NHCSXH.
Những vấn đề được đề cập trong chương 1 sẽ làm cơ sở, tiền đề để triển khai cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCSXH THÀNH PHỐ HÀ NỘI