6 .Kết cấu của đề tài
3.2 Giải pháp tăng cường hoạt động huy độngvốn tại chi nhánh NHCSXH TP Hà
3.2.1 Tăng cường huy động nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương
3.2.1.1 Tranh thủ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
* Cơ sở giải pháp:
Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội
Trong đó có nội dung:
“- Ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án tín dụng chính sách xã hội và bảo đảm hoạt động ổn định, bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn. Hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho Ngân hàng Chính sách xã hội.Các tỉnh, thành phố ban hành chuẩn nghèo riêng cao hơn chuẩn nghèo quốc gia cần bố trí đủ nguồn lực để cho vay các đối tượng này.
- Mặt trận Tổ quốc mở rộng cuộc vận động vì người nghèo để huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.”
Có thể nói, sự ra đời của Chỉ thị 40-CT/TW đã thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Đảng đối với cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời, thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao đối với vai trò hoạt động của NHCSXH trong triển khai tín dụng chính sách xã hội. Chỉ thị 40-CT/TW có thể coi như một địn bẩy quan trọng, là tiền đề và cơ sở thuận lợi đối với hoạt động của hệ thống NHCSXH nói chung và đối với các Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện, thị xã để tạo nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
* Nội dung giải pháp:
Để tăng cường huy động vốn ủy thác địa phương, Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội cần tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:
- Một là, Ban lãnh đạo Chi nhánh chủ động xắp xếp lịch làm việc với cấp ủy,
UBND Thành phố và các quận, huyện, thị xã để cấp ủy, chính quyền quan tâm, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của NHCSXH trong đó có việc quan tâm bố trí Ngân sách hàng năm để chuyển vốn sang NHCSXH bổ sung nguồn ủy thác cho vay đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
- Hai là, tham mưu UBND Thành phố có văn bản chỉ đạo UBND cấp huyện về
việc cân đối Ngân sách, bố trí vốn chuyển sang NHCSXH để cho vay thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm trên địa bàn, chỉ đạo coi đây là việc làm thường xuyên trong chương trình, kế hoạch hằng năm của mỗi địa phương.
công tác huy động vốn
* Cơ sở giải pháp:
Việc xây dựng kế hoạch, đề án bố trí vốn từ Ngân sách Thành phố sang NHCSXH để ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn gắn với nhiệm vụ, chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội từng giai đoạn cụ thể của Thành phố thì tính khả thi và hiệu quả sẽ rất cao.
Chính vì vậy, trong giai đoạn năm 2020-2030, Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội cần tiếp tục bám sát và phối hợp với các Sở, Ngành để nắm bắt chương trình, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, xây dựng đề án bố trí vốn hợp lý, có tính dài hạn và khả thi.
* Nội dung giải pháp:
Để làm tốt nội dung này, công tác tham mưu cần được chủ động triển khai ngay từ khâu lập kế hoạch, chủ động tham mưu đưa nội dung bố trí vốn chuyển sang NHCSXH để cho vay thực hiện chương trình, mục tiêu vào kế hoạch triển khai tổng thể của UBND cấp huyện, cấp tỉnh để làm cơ sở tiến hành các bước tiếp theo.
Trong năm 2019, 2020, khi mà Thành phố Hà Nội đi vào những năm cuối thực hiện chuẩn nghèo và chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm giai đoạn 2016 - 2020, NHCSXH cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan lao động thương binh và xã hội để đón đầu chủ trương, kế hoạch của Thành phố về giảm nghèo, tạo việc làm trong giai đoạn 2020-2030, tham gia ý kiến trong các dự thảo xây dựng kế hoạch của Thành phố để đưa nội dung bố trí vốn tín dụng ưu đãi vào giải pháp, kế hoạch thực hiện của Thành phố.
Bên cạnh đó, NHCSXH Thành phố Hà Nội cần căn cứ tình hình triển khai thực tế để phối hợp với các Sở, Ngành, cơ quan liên quan tham mưu UBND Thành phố cân đối, bố trí Ngân sách chuyển vốn sang NHCSXH để bổ sung nguồn ủy thác cho vay thêm một số chương trình tín dụng khác như cho vay chương trình nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn trong bối cảnh nguồn vốn cân đối từ Trung ương để bố trí cho vay chương trình này cịn rất hạn chế.
* Cơ sở giải pháp:
Để UBND các cấp tin tưởng, tiếp tục bố trí vốn ủy thác sang NHCSXH, NHCSXH các cấp cần quan tâm triển khai tốt công tác thông tin báo cáo về hiệu quả tín dụng chính sách, đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát dưới nhiều hình thức để nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội phát huy được hiệu quả, ý nghĩa kinh tế xã hội và đảm bảo an toàn vốn.
* Nội dung giải pháp:
Đối với công tác báo cáo, cần đặc biệt quan tâm việc chủ động báo cáo Hội đồng nhân dân và đoàn giám sát Hội đồng nhân dân các cấp về kết quả, ý nghĩa của việc triển khai tín dụng chính sách trong việc giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội và đẩy lùi tín dụng đen trên địa bàn bởi đây là cơ quan đóng vai trị then chốt trong việc duyệt chi Ngân sách hằng năm của địa phương.
Đối với công tác thông tin, tuyên truyền, cần được triển khai một cách tồn diện dưới nhiều hình thức, thơng qua nhiều kênh thơng tin chính thống của Trung ương và địa phương để mọi tầng lớp nhân dân đều biết đến hoạt động của NHCSXH và ý nghĩa của các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Qua đó, có được sự đồng thuận, ủng hộ của các cấp, các ngành, các tổ chức trong việc dành một phần Ngân sách của địa phương chuyển sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn ủy thác cho vay hằng năm trên địa bàn.
Đối với công tác kiểm tra giám sát, cần quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả thông qua nhiều hình thức để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, ngăn ngừa những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội tại cơ sở, đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi đến đúng người, đúng đối tượng thụ hưởng, phát huy hiệu quả, ý nghĩa kinh tế xã hội, mặt khác, kịp thời nắm bắt nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có phương hướng, kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp và hiệu quả hơn nữa.