5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Cơ sở khoa học, lý luận về quản lý trật tự xây dựng
2.1.1. Vai trò của Pháp luật trong quản lý trật tự xây dựng
Trong quản lý trật tự xây dựng pháp luật có vai trị, ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vai trò của pháp luật trong quản lý trật tự xây dựng được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Pháp luật về quản lý trật tự xây dựng là phương tiện thể chế hố quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về cơng tác quản lý trật tự xây dựng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng, Đảng Cộng sản Việt Nam, trong nhiều văn kiện Đại hội Đảng, Hội nghị Trung ương và Bộ Chính trị ln dành sự quan tâm lớn cho công tác quản lý trật tự xây dựng, lần lượt đưa ra các chủ trương lớn cho công tác thanh tra xây dựng, điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chính sách, chế độ đối với những người làm công tác quản lý trật tự xây dựng, đặc biệt chú ý đến cơ chế tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng, đồng thời cũng nhấn mạnh phải kịp thời ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác tổ chức và hoạt động của thanh tra xây dựng.
- Đường lối, chính sách của Đảng chỉ đạo phương hướng xây dựng pháp luật, chỉ đạo nội dung pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện pháp luật. Do vậy, pháp luật về quản lý trật tự xây dựng có vai trị quan trọng trong việc thể chế hoá đúng đắn, kịp thời và đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng về cơng tác thanh tra, làm cho nó đi vào cuộc sống.
- Pháp luật về quản lý trật tự xây dựng là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý trật tự xây dựng. Để bộ máy các cơ quan quản lý trật tự xây dựng hoạt động hiệu quả đòi hỏi phải xác định đúng cơ chế quản lý, mơ hình tổ chức hợp lý, khoa học, xác định đúng chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra xây dựng; xác lập các mối quan hệ đúng đắn, hợp lý giữa cơ quan thanh tra xây dựng và các cơ quan hữu quan; phải có những phương pháp tổ chức và hoạt động phù hợp để tạo ra một cơ chế đồng bộ, đồng thời nâng cao được trách nhiệm của cơ quan thanh tra xây dựng. Tất cả những điều này chỉ có thể thực hiện được khi dựa trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật về quản lý trật tự xây dựng.
Tương tự như vậy, pháp luật về quản lý trật tự xây dựng có vai trị quan trọng trong việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi loại cán bộ, công chức trong hệ thống các cơ quan quản lý trật tự xây dựng, quy định những cơ chế hữu hiệu nhằm phát hiện, loại trừ các hiện tượng lạm quyền, bao biện, vô trách nhiệm... của đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan quản lý trật tự xây dựng.
23
Pháp luật về quản lý trật tự xây dựng là cơ sở để tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý trật tự xây dựng của cơ quan nhà nước, mà còn là trách nhiệm của các cấp chính quyền và tồn xã hội. Do vậy, pháp luật về quản lý trật tự xây dựng phải có những quy định cụ thể, chặt chẽ về vai trò, chức năng, nhiệm vụ như trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc phối hợp tham gia việc cưỡng chế, hỗ trợ lực lượng, phương tiện để cưỡng chế dỡ bỏ các cơng trình vi phạm... Như vậy, có thể nói pháp luật về quản lý trật tự xây dựng chính là cơ sở để tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác quản lý trật tự xây dựng.
Bên cạnh đó Pháp luật về quản lý trật tự xây dựng là cơ sở pháp lý cho việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế trong lĩnh vực xây dựng.
Hệ thống pháp luật về quản lý trật tự xây dựng góp phần tạo nên sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật ở nước ta. Hệ thống pháp luật gồm nhiều bộ phận nhưng ln có sự liên quan và thống nhất với nhau. Khơng thể có một hệ thống pháp luật thống nhất và đồng bộ nếu như có một bộ phận nào đó kém phát triển, khơng đầy đủ hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với các bộ phận khác trong cùng hệ thống. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng với mức độ pháp điển cao sẽ góp phần xây dựng và củng cố hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ ở nước ta.