Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 95 - 97)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng

Dựa trên kết quả nghiên cứu của Luận văn này, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả, từ đó xây dựng bộ tiêu chí để góp phần đưa cơng tác quản lý trật tự xây dựng đô thị đi vào nề nếp, có trật tự, tránh phát sinh điểm nóng, đồng thời tránh gây thiệt hại về kinh tế đối với chủ đầu tư trên địa bàn quận Sơn Trà nói riêng cũng như thành phố Đà Nẵng nói chung, cụ thể như sau:

3.6.1. Nâng cao hiệu quả về pháp lý

Nghiên cứu các Luật, Nghị định, thông tư kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn để tham mưu cấp trên từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy định chi tiết trong công tác thực thi quản lý trật tự xây dựng đô thị theo hướng chun mơn hóa như:

- Xây dựng và triển khai đồng bộ các đề án, kế hoạch về quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị.

- Tiếp tục hoàn thiện để ban hành các Quyết định về quản lý kiến trúc để làm cơ sở để quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch, kiến trúc được duyệt, tránh việc nhầm lẫn, chờ đợi việc trả lời từ các cơ quan có thẩm quyền cấp phép đối với các hạng mục phát sinh của công trình vi phạm, tạo điều kiện cho các cơng trình này tiếp tục thi công dẫn đến phát sinh vụ việc phức tạp, điểm nóng.

- Từng bước kiểm tra, hủy bỏ, điều chỉnh các văn bản, hướng dẫn dưới Luật phù hợp với tình hình quản lý xây dựng thực tế tại địa phương.

- Thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra trật tự xây dựng đảm bảo đúng thẩm quyền và quy trình đã được UBND thành phố ban hành tại Quyết định số 36/2018/QĐ-UBND và Quyết định số 3927/QĐ-UBND để làm cơ sở quản lý một cách có khoa học và đạt kết quả tốt nhất [21,22].

3.6.2. Nâng cao hiệu quả về áp dụng công nghệ số

Hiện nay, các dữ liệu về quản lý trật tự xây dựng đều sử dụng phần mềm excel để thống kê, quản lý nên không tạo được sự đồng bộ giữa các cấp quản lý, khó khăn trong việc trao đổi thơng tin từ thành phố xuống quận/huyện, quận/huyện xuống xã/phường.

85

Do đó, việc áp dụng phần mềm chuyên dụng vào công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị là rất quan trọng và cần thiết.

Theo đó, ta sẽ xây dựng bộ dữ liệu thơng tin cơng trình trên nền tảng sever sử dụng chung cho toàn thành phố như Hệ thống thông tin điện tử (egov văn bản điện tử liên thông) mà thành phố đang áp dụng. Khi được phân quyền sẽ có thể kiểm tra ngay cơng trình A nào đó vị trí xây dựng ở đâu, đang làm tới hạng mục nào, có sai phạm hay khơng?...

Khi đã có phần mềm như trên thì cơng tác quản lý trật tự xây dựng đô thị chắc chắn sẽ thuận lợi rất nhiều, tiết kiệm được số lượng con người làm việc, tăng tính hiệu quả của các cơng cụ hỗ trợ, vừa quản lý tốt, vừa phát hiện được tiêu cực (nếu có), góp phần đưa cơng tác quản lý trật tự xây dựng đi vào nề nếp.

3.6.3. Nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền

Cơng tác tun truyền thực chất đóng vai trị rất quan trọng trong việc tuyên truyền các hành vi vi phạm trât tự xây dựng, góp phần nâng cao nhận thức, tính răn đe đối với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơng trình.

Khi thực hiện tốt cơng tác tuyên truyền, đạt một số hiệu quả nhất định sẽ hạn chế việc phát sinh các vi phạm trật tự xây dựng đô thị, đồng thời làm giảm áp lực giải quyết vụ việc cho các cơ quan chức năng, bên cạnh đó tránh gây thiệt hại về kinh tế và trên hết là giảm áp lực về tinh thần đối cho các tổ chức/cá nhân tham gia trong hoạt động xây dựng.

Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào quy định về cấp giấy phép xây dựng, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư và các bên liên quan khi tiến hành thi công công trình xây dựng, tránh tuyên truyền lan man, hình thức, tập trung vào chất lượng chứ khơng phải số lượng thì mới đạt hiệu quả cao nhất.

3.6.4. Nâng cao hiệu quả về giám sát chéo giữa các địa phương

Qua kết quả nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hưởng đến cơng tác quản lý trật tự xây dựng có thể thấy việc xử lý khơng kiên quyết, dứt điểm của cơ quan chức năng cộng thêm chủ đầu tư, đơn vị thi cơng cố tình chây ì khơng chấp hành các thông báo, biện pháp trong quyết định XPVPHC gây ra các điểm nóng, vụ việc phức tạp kéo dài.

Do đó, cần có sự kiểm tra, giám sát chéo giữa các địa phương với nhau (ở đây là trong cùng 01 quận/huyện) để hạn chế việc xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong công tác quản lý trật tự xây dựng. Đồng thời để giảm tính cục bộ địa phương, người mình xử lý người mình khi nào cũng khó hơn là người ngồi. Nên tiêu chí này cũng có thể được xem xét nghiên cứu áp dụng cho phù hợp và có thể sẽ cho chúng ta những kết quả khả quan trong tương lai.

3.6.5. Nâng cao hiệu quả về quản lý giữa thiết kế và thi cơng

Thực tế thì việc quản lý đồng bộ giữa bản vẽ thiết kế và thực tế thi công là một việc mà tổ chức/cá nhân tham gia trong hoạt động xây dựng cơng trình đều nhận thấy khơng

86 phải là một việc đơn giản.

Bất kỳ chủ đầu tư nào cũng nghĩ rằng mọi thiết kế trong bản vẽ mình đều hồn hảo, tuy nhiên khi thi cơng thực tế thì lại thấy chưa phù hợp, ưng ý đối với thiết kế mà mình đã dự kiến, vẫn phát sinh chỉnh sửa một số hạng mục cơng trình dẫn đến việc xây dựng sai nội dung giấy phép kéo theo những thủ tục vừa gây thất thoát về mặt kinh tế, vừa ảnh hưởng đến tinh thần.

Từ đó cho thấy sự đồng bộ giữa thiết kế và thực tế rất quan trọng, nó thực sự rất cần thiết, nên chủ đầu tư cần có đội ngũ tư vấn thiết kế đủ năng lực chun mơn để tư vấn cụ thể, chính xác về các chi tiết, hạng mục của cơng trình phù hợp với nhu cầu công năng của chủ đầu tư. Bên cạnh đó cần có một đơn vị thi cơng chun nghiệp, phải tuân thủ 100% với thiết kế đã được chủ đầu tư phê duyệt, đồng thời phải biết từ chối những yêu cầu không phù hợp quy hoạch, hồ sơ giấy phép đã được phê duyệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)