5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3. Xây dựng nội dung bảng khảo sát
3.3.3. Xác định kích thước mẫu
Theo Hair và cộng sự (2009) [19], kích thước mẫu tối thiếu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên. Tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1, một số nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ này nên là 20:1. “Số quan sát” hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết; “biến đo lường” là một câu hỏi đô lường trong bảng khảo sát. Ví dụ, nếu bảng khảo sát của chúng ta có 30 câu hỏi ử dụng thang đo Likert 5 mức độ (tương ứng với 30 biến quan sát thuộc các nhân tố khác nhau), 30 câu này được sử dụng để phân tích trong một lần EFA. Áp dụng tỷ lệ 5:1, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 30 x 5 = 150, nếu tỷ lệ 10:1 thì cỡ mẫu tối thiếu là 30 x 10 = 300. Kích thước mẫu này lớn hơn kích thước tối thiếu 50 hoặc 100, vì vậy chúng ta cần cỡ mẫu tối thiếu để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA là 150 hoặc 300 tùy tỷ lệ lựa chọn dựa trên khả năng có thể khảo sát được.
Trong điều kiện nghiên cứu của Luận văn này thì khơng thể xác định được giá trị của độ lệch chuẩn s khi mà chưa tiến hành thu thập dữ liệu. Một phương pháp khác thường được dùng để xác định kích thước mẫu là sử dụng thơng tin từ các nghiên cứu trước đây hoặc dùng kinh nghiệm để phỏng đoán:
Theo H. Trọng và C.N.M. Ngọc [20] số lượng mẫu sơ bộ có thể được tính tốn bằng từ 4-5 lần số lượng biến được sử dụng trong các phân tích của nghiên cứu, đặc biệt là phân tích nhân tố.
Với tính chất và mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, Luận văn đề xuất số mẫu bằng 5 lần số lượng nhân tố, tức là cần khoảng trên 160 (32 x 5 = 160) bảng câu hỏi hợp lệ. Tuy nhiên, nhằm phòng ngừa trường hợp số mẫu nhận được không đạt yêu cầu, tác giả đã gửi đi 200 mẫu để lấy ý kiến của các đối tượng khảo sát có liên quan. Sau đó sẽ sàng lọc những bảng câu hỏi đạt yêu cầu để đưa vào mã hóa nhập số liệu.