Thông tin của đối tượng được khảo sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 80 - 82)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.5. Thu thập và phân tích kết quả khảo sát

3.5.1. Thông tin của đối tượng được khảo sát

a) Độ tuổi

Qua q trình thu thập thơng tin dữ liệu thì tiến hành phân tích và trình bày kết quả theo từng bước. Đầu tiên là phân tích thống kê mơ tả, thơng tin riêng của đối tượng được khảo sát sẽ được phân tích để có cái nhìn tổng quan và đánh giá dữ liệu, thơng tin như độ tuổi, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm trong cơ quan đối với lĩnh vực xây dựng được thể hiện cụ thể. Phân tích sẽ đưa ra các trị số như giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và tỷ lệ phần trăm của các thành phần khảo sát.

Độ tuổi của đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này không phân biệt về giới tính nam hay nữ mà cái cần là lĩnh vực của đối tượng liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác quản lý trật tự xây dựng và hoat động xây dựng nói chung. Tuy nhiên qua khảo sát thì tỷ lệ nam chiếm đa số, cho thấy rằng lĩnh vực xây dựng tuyển dụng nhân sự đa phần là nam, đây cũng là đặc trưng chung của ngành xây dựng.

Qua 171 phiếu khảo sát thu về thì độ tuổi của đối tượng khảo sát chiếm nhiều nhất là từ 30 đến 50 tuổi với 137 phiếu chiếm 80,11%, còn lại độ tuổi từ 22 đến 30 và từ 50 tuổi trở lên có tỷ lệ tương đồng nhau với 17 phiếu cho từng độ tuổi, chiếm 9,94%. Qua đó, cho thấy được độ tuổi của các đối tượng được khảo sát nằm ở độ tuổi trung niên theo tỷ lệ khảo sát thu thập được. Đây là độ tuổi có thể gọi là thể lực và trí lực để làm việc tốt nhất, vừa có kinh nghiệm, vừa có sức khỏe đảm bảo.

Bảng 3.1: Độ tuổi của đối tượng được khảo sát

Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%) từ 22 đến 30 17 9,94 9,94 từ 30 đến 40 78 45,61 55,56 từ 40 đến 50 59 34,50 90,06 từ 50 trở lên 17 9,94 100 Tổng cộng 171 100 b) Trình độ học vấn, chun mơn

Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng và các tổ chức/cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trình độ chủ yếu là Đại học, tiếp đến là sau Đại học, cao đẳng chỉ là số ít, chiếm tỷ lệ 1,75%. Điều này cho ta thấy được đối

70

tượng được khảo sát hoạt động trong hoạt động xây dựng cần có trình độ chun mơn, nắm rõ các chi tiết kỹ thuật, đồng thời phải có kiến thức cơ bản về pháp luật, chủ trương chính sách của nhà nước. Bên cạnh đó, điều kiện hiện nay để được tuyển dụng vào thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng trong các cơ quan Sở Xây dựng, UBND quận/huyện, và liên quan như các Ban Quản lý dự án là điều kiện bắt buộc. Do đó, qua bảng tỷ lệ khảo sát cho thấy được về kiến thức của các đối tượng là phù hợp, có độ tin cậy cao.

Bảng 3.2: Trình độ của đối tượng được khảo sát

Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%) Cao đẳng 3 1,75 1,75 Đại học 108 63,16 64,91 Sau đại học 60 35,09 100 Tổng cộng 171 100

c) Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng

Thâm niên của các đối tượng khảo sát ta thấy mốc kinh nghiệm từ 5 năm trở lên chiếm đa số với tổng số 149 phiếu, chiếm tỷ lệ đến 87,13%. Qua đó, ta nhận thấy số liệu thống kê đối với các đối tượng là đáng tin cậy, có thể sử dụng làm thơng tin để nghiên cứu lĩnh vực này.

Bảng 3.3: Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng của đối tượng được khảo sát

Năm kinh nghiệm Số lượn g Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%) Dưới 2 năm 3 1,75 1,75 Từ 2 đến 5 năm 19 11,11 12,87 Từ 5 đến 10 năm 56 32,75 45,61 Trên 10 năm 93 54,39 100,00 Tổng cộng 171 100

d) Vị trí cơng tác của đối tượng được khảo sát

71

ngành liên quan đến hoạt động xây dựng, các Ban Quản lý dự án thuộc UBND thành phố, UBND quận, huyện (hình 3.3 với tổng số 120 đối tượng chiếm 70% tổng phiếu khảo sát thu về), cho thấy được sự đảm bảo tăng mức tin cậy cho bảng khảo sát khi thu thập dữ liệu để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị cho luận văn này.

Hình 3.3: Vị trí của đối tượng được khảo sát e) Mức độ hiểu biết của đối tượng khảo sát về trật tự xây dựng

Về mức độ hiểu biết của các đối tượng được khảo sát đối với cơng tác trật tự xây dựng (hình 3.9) thì trên 98% các đối tượng đều có sự hiểu biết về các hành vi vi phạm trật tự xây dựng. Từ đó, có thể cho thấy được việc phổ biến, tuyên truyền các luật, nghị định, thông tư về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng cũng được các đối tượng khảo sát quan tâm, do đó dữ liệu thu thập để nghiên cứu đạt được độ tin cậy nhất định, đồng thời ta không loại bỏ 2% đối tượng hồn tồn khơng biết về vấn đề đang được nghiên cứu để xem thử độ phán đoán cũng như suy luận của đối tượng này (chiếm số lượng khơng đáng kể).

Hình 3.4: Mức độ hiểu biết của đối tượng được khảo sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)