Hệ thống các mục tiêu chiến lược của Vietinbank CN1

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh theo thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương VN chi nhánh 1 (Trang 63 - 65)

3.1 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG BSC TRONG THỰC HIỆN

3.1.2 Hệ thống các mục tiêu chiến lược của Vietinbank CN1

Tác giả tiến hành phỏng vấn ý kiến chuyên gia lựa chọn các mục tiêu chiến lược được coi là quan trọng nhất để xây dựng bản đồ chiến lược cho Vietinbank CN1. Nội dung dàn bài phỏng vấn theo phụ lục 04.

Các chuyên gia được phỏng vấn riêng tại văn phòng làm việc nhằm tạo sự thoải mái để các chuyên gia có thể đưa ra những phản hồi thẳng thắn cũng như có thời gian để suy nghĩ thật kỹ về vấn đề được phỏng vấn.

Do các mục tiêu chiến lược đã được sự thống nhất cao của ban lãnh đạo Vietinbank CN 1 thể hiện trong Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2014 và định hướng phát triển kinh doanh 2015 nên các chun gia khơng có ý kiến bổ sung nào, tuy nhiên có 10/12 chuyên gia có ý kiến bỏ mục tiêu F3 - Tăng thu phí dịch vụ và thu ngồi lãi (đẩy mạnh tỷ trọng thu ngoài lãi trong tổng thu nhập), do thu phí dịch vụ và thu ngồi lãi cũng là thành phần của lợi nhuận chi nhánh nên chuyển mục tiêu F3 thành thước đo KPI dùng để đo lường mục tiêu F2 – Tăng lợi nhuận. 12/12 chuyên gia cho rằng việc sắp xếp các mục tiêu theo bốn khía cạnh của BSC như đề xuất là phù hợp.

Sau khi đã thu thập đủ các thông tin nền tảng, tổng hợp kết quả phỏng vấn ý kiến các chuyên gia, tác giả sắp xếp các mục tiêu chiến lược của Vietinbank CN 1 theo bốn khía cạnh của BSC:

Bảng 3.2: Các mục tiêu chiến lược theo bốn khía cạnh của BSC

Các khía cạnh Mục tiêu chiến lược (KPOs)

Tài chính (Financial)

F1: Tăng tổng tài sản

F2: Tăng lợi nhuận

F3: Giảm tỷ lệ nợ xấu

F4: Giảm chi phí hoạt động

Khách hàng (Customer)

C1: Tăng trưởng thị phần bán lẻ

C2: Tiếp tục đẩy mạnh khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp FDI

C3: Đẩy mạnh bán chéo sản phẩm, khai thác tối đa tiềm năng, nhu cầu của khách hàng

C4: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng

C5: Giữ chân khách hàng truyền thống, tăng cường chăm sóc tạo sự liên kết chặt chẽ với khách hàng hiện hữu.

Quy trình nội bộ (Internal Business Process) Các quy trình quản lý vận hành

I1: Kiện tồn và chuẩn hố cơ cấu tổ chức và điều hành theo mơ hình Ngân hàng hiện đại, nâng cao năng

suất lao động

I2: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Các quy trình quản lý khách

hàng

I3: Chuẩn hố, tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ đối với từng phân khúc khách hàng

Các quy trình đổi mới

I4: Hồn thiện, chuyển đổi mơ hình tách bạch khối kinh doanh và khối hỗ trợ

Các quy trình xã hội và điều

tiết của cơ quan quản lý

nhà nước

I5: Thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội

Học tập phát triển (Learning and Growth) Nguồn vốn con người

L1: Phát triển nhanh, mạnh đội ngũ cán bộ lãnh đạo có kỹ năng quản lý, điều hành và nghiệp vụ có chất

lượng cao

L2: Chun mơn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về kỹ năng (đặc biệt là kỹ năng bán hàng), trình độ

nghiệp vụ, tác phong giao dịch

L3: Nâng cao sự hài lịng của nhân viên

Nguồn vốn thơng tin

L4: Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào quản lý và điều hành kinh doanh.

Nguồn vốn tổ

chức L5: Xây dựng văn hoá kinh doanh Vietinbank

Nguồn: Kết quả khảo sát, Phụ lục 04

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh theo thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương VN chi nhánh 1 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w