YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG BSC

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh theo thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương VN chi nhánh 1 (Trang 30 - 32)

Theo Niven (2006), có 7 tiêu chí để một tổ chức đủ điều kiện áp dụng BSC:

1.3.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

BSC là một hệ thống quản lý chiến lược được thiết kế với trọng tâm là kết nối quy trình quản lý hiệu quả hoạt động của tổ chức với chiến lược nên sẽ khơng có ý nghĩa gì nếu một doanh nghiệp triển khai BSC mà khơng có chiến lược kinh doanh.

Việc lựa chọn các mục tiêu và chỉ số đo lường trong từng viễn cảnh của BSC thể hiện các ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ họ hoạt động hoặc năng lực cốt lõi nào là động lực để tạo ra lợi thế cạnh tranh và các mục tiêu, chỉ tiêu trong viễn cảnh quy trình nội bộ phải tập trung vào đo lường sự thay đổi của các quy trình tạo nên năng lực cốt lõi đó. Như vậy, khi có một chiến lược kinh doanh rõ ràng, các mục tiêu và chỉ tiêu trong viễn cảnh sẽ đảm bảo được sự nhất quán và gắn kết với mục tiêu công ty.

1.3.2 Sự bảo trợ và hiểu biết về Thẻ điểm cân bằng của ban lãnh đạo doanh nghiệp doanh nghiệp

BSC là công cụ quản lý chiến lược doanh nghiệp. Do đó khi triển khai áp dụng sẽ đụng chạm đến “thượng tầng” của doanh nghiệp nên không thể áp dụng thành công nếu lãnh đạo doanh nghiệp chưa thật sự có cái nhìn đúng và chưa có sự chuẩn bị tốt về nguồn lực. Rào cản lớn nhất để thành cơng chính là nhận thức và sự thấu hiểu của ban lãnh đạo về BSC và những tác dụng của nó đến con đường phát triển của doanh nghiệp. Để áp dụng BSC thành công không thể chỉ hô hào, phát động phong trào hay giao cho người khác không đủ khả năng và không đủ quyền ra quyết định (là người không phải những thành viên trong ban lãnh đạo cấp cao của công ty) thực hiện mà

những người điều hành doanh nghiệp phải quyết tâm làm và làm thực sự.

Sự cam kết và quyết tâm đến cùng của lãnh đạo cấp cao là điều kiện tiên quyết để có thể triển khai thành cơng dự án BSC vì việc triển khai dự án BSC liên quan đến việc thúc đẩy tất cả các bộ phận của công ty tham gia. Sự cam kết của đội ngũ quản lý cấp cao phải xuất phát từ hiểu biết của lãnh đạo về BSC và hiểu rõ tại sao họ cần nó. Khi thực sự hiểu biết về BSC và những lợi ích của nó, lãnh đạo cấp cao mới có thể tự tin quyết định và tham gia hiệu quả vào dự án.

1.3.3 Nhu cầu về thẻ điểm cân bằng của doanh nghiệp

Trước khi quyết định áp dụng BSC vào quản lý chiến lược doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi “Tại sao cơng ty cần phải sử dụng BSC?”, “BSC có thật sự hiệu quả hơn các cơng cụ truyền thống không?”. Khi bắt đầu lập kế hoạch áp dụng BSC các công ty cần xác định rõ lý do mà họ cần BSC trên cơ sở điều kiện riêng của họ. Chỉ khi họ hiểu rõ, nhất trí và truyền thơng rộng rãi tính cấp thiết của dự án, BSC mới thật sự là công cụ hữu ích để giúp cơng ty thực hiện thành công chiến lược của mình

1.3.4 Sự ủng hộ của các nhà quản lý cấp trung

Khi dự án thẻ điểm cân bằng bắt đầu không phải tất cả các thành viên trong tổ chức đều sẵn lịng tham gia. Trong khi sự phê bình cởi mở và thẳng thắn đối với sáng kiến quản lý mới cịn khá hạn chế thì các nhà quản lý và giám sát viên thường giữ im lặng hoặc ít thể hiện sự thiếu nhiệt tình khiến nhân viên của họ nhanh chóng cho rằng đây là dấu hiệu đáng nghi vấn về sự ủng hộ của cấp trên đối với dự án BSC của cơng ty. Do đó, chức năng của các nhà quản lý cấp trung cũng quan trọng không kém để triển khai thành công dự án BSC.

1.3.5 Phạm vi áp dụng của doanh nghiệp

Tổ chức lựa chọn áp dụng sẽ phải thực hiện một loạt hoạt động theo chuỗi giá trị điển hình của một tổ chức. Nói cách khác, nó phải có chiến lược, đối tượng khách hàng được xác định, các quy trình cụ thể, có sự điều hành và quản lý. Việc

lựa chọn một tổ chức có chức năng hẹp sẽ tạo ra một BSC với các chỉ tiêu đo lường tập trung vào chức năng hẹp.

1.3.6 Sự sẵn có của nguồn lực dành cho dự án Thẻ điểm cân bằng

Để triển khai thành cơng BSC cơng ty cần phải có nguồn lực về con người và nguồn ngân sách tài trợ cho dự án.Hãy đảm bảo rằng tổ chức đã sẵn sàng và có thể cung cấp nguồn lực phong phú cho việc thực thi. Mặt khác, BSC cũng đòi hỏi ngân sách cụ thể để thực hiện và đầu tư vào việc thu thập dữ liệu phục vụ cho đo lường và các điều kiện cần thiết khác để triển khai dự án BSC. Vì vậy, cơng ty cần đảm bảo sẽ có đủ nguồn lực dành cho dự án.

1.3.7 Sự sẵn có của dữ liệu cho hoạt động đo lường

Tiêu chí này bao gồm hai yếu tố: Văn hóa đo lường của tổ chức và khả năng cung cấp dữ liệu cho các phép đo đã chọn. Khó có thể đánh giá được điểm này ngay từ đầu bởi vì ít nhất một số chỉ tiêu đo lường trong BSC có lẽ cịn mới với những nguồn dữ liệu vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên nếu đơn vị gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu cho các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động hiện tại thì rất khó có thể cung cấp dữ liệu đầu vào theo yêu cầu cho BSC của đơn vị mình khi triển khai áp dụng.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh theo thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương VN chi nhánh 1 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w