Item N Mean Min Max Std. Deviation
C1 128 3.2109 2.00 5.00 0.71708
C2 128 3.6172 2.00 5.00 0.76458
C3 128 3.3984 2.00 5.00 0.63171
(Nguồn: Phụ lục 6 – Thống kê mô tả các biến độc lập của mơ hình nghiên cứu)
Nhận xét: Kết quả khảo sát 128 đối tượng cho thấy giá trị trung bình của nhân tố chất lượng DVKT là tương đối (mean = 3.2109 – 3.6172). Tại TP.HCM, chất lượng DVKT được đánh giá ở mức trung bình (mean = 3.2109) và số lượng khách hàng cũ đồng ý tiếp tục sử dụng dịch vụ kế toán ở mức chấp nhận được (tầm khoảng 57% = 46.1% (đồng ý) + 10.9% (hoàn toàn đồng ý) khách hàng cũ tiếp tục sử dụng DVKT) (Phụ lục 6 - Thống kê phân tích tỷ lệ phần trăm ý kiến của đối tượng khảo sát về các nhân tố trong mơ hình đo lường chất lượng DVKT). Mặt khác, việc khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới cũng khơng q cao. Điều đó chứng tỏ DVKT đang cung cấp chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các
nhân tố. Từ đó, luận văn thực hiện phân tích EFA riêng cho hai nhóm: (i) biến độc lập; và (ii) biến phụ thuộc.
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập
Kết quả phân tích EFA (xem phụ lục 7A - Kiểm định KMO và Barlett các biến độc lập) cho thấy 23 biến quan sát (biến độc lập) được nhóm thành 05 nhóm nhân tố, các chỉ số phù hợp theo tiêu chuẩn Hair và cộng sự (2006), cụ thể như sau:
▪ Hệ số tải nhân tố (factor loading) đều lớn hơn 0.5 nên các biến quan
sát đều quan trọng trong các nhân tố, chúng có ý nghĩa thiết thực27. ▪ Hệ số KMO = 0.894 là phù hợp (0.5 ≤ KMO ≤ 1.0), chứng tỏ phân tích
nhân tố EFA là phù hợp với dữ liệu.
▪ Thống kê Chi-Square của kiểm định Barlett có mức ý nghĩa Sig = 0.000 nên phù hợp (sig < 5%) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan trong tổng thể.
▪ Điểm dừng khi rút trích nhân tố thứ 5 với chỉ số Eigenvalue = 1.072 nên phù hợp (Eig > 1)
▪ Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) được là 63.163% nên phù hợp (> 50%) cho biết các nhân tố rút trích ra giải thích được 63.163% biến thiên của dữ liệu, do vậy các thang đo rút ra được chấp nhận (Phụ lục 7A - Tổng phương sai trích các biến độc lập).
Tiếp theo, Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay sẽ được xem xét để xem 05 nhóm nhân tố này bao gồm những biến quan sát nào, và liệu trật tự của các biến quan sát có bị xáo trộn so với thang đo được xây dựng lúc đầu không.
Bảng kết quả (xem phụ lục 7A - Ma trận nhân tố sau khi sử dụng phép xoay vng góc các biến độc lập) cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tải (factor loading) lớn hơn 0.5, điều này chứng tỏ các nhóm nhân tố này có ý nghĩa thực tiễn. Các biến quan sát của năm nhân tố sau khi chạy mơ hình EFA đều có sự biến động qua lại lẫn nhau, tuy nhiên mức độ biến động là khơng đáng kể.
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc
Đối với biến phụ thuộc, tác giả thực hiện phân tích EFA một lần và thu được kết quả (xem phụ lục 7B - Kiểm định KMO và Barlett biến phụ thuộc) như sau:
27 Theo Hair et al. (2006), Multivariate Data Analysis, Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý
nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading > 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng, > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.
▪ Hệ số KMO = 0.699 > 0.50 chứng tỏ thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.
▪ Kết quả kiểm định Barlett có mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05, suy ra các biến quan sát có mối tương quan với tổng thể, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hồn tồn thích hợp.
Ba biến quan sát của biến phụ thuộc chất lượng DVKT được nhóm thành 01 nhóm giống với nhóm ban đầu với:
▪ Giá trị Eigenvalues của nhân tố thứ 1 là 2.061 > 1.
▪ Tổng phương sai trích là 68.695% > 50%, giá trị này cho biết nhóm các nhân tố này giải thích được 68.695% sự biến thiên của biến phụ thuộc (Phụ lục 7B - Tổng phương sai trích biến phụ thuộc).
Vì các biến quan sát đã được nhóm thành 1 nhóm rồi nên khơng thực hiện được phép xoay varimax (phép xoay vng góc). Các biến quan sát đều có hệ số tải > 0.5, điều này chứng tỏ các nhóm nhân tố này có ý nghĩa thực tiễn.
Tóm lại, kết quả của phân tích nhân tố khám phá EFA thu được 05 nhóm biến độc lập (gồm 23 biến quan sát) và 01 nhóm biến phụ thuộc (03 biến quan sát) được tóm tắt trong bảng 4.7.