CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
5.2.2 Một số kiến nghị bổ trợ
[1] Đối với nhà nước
Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lí đảm bảo để tạo mơi trường pháp luật tốt cho hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân cung cấp DVKT và tư vấn kế toán, thuế,…Gỡ bỏ các quy định khó khăn trong việc thành lập các doanh nghiệp DVKT, mở rộng quy định của pháp luật. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp DVKT nước ngoài thành lập, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại lợi ích cho khách hàng.
Về phía Bộ Tài chính, tác giả có một số kiến nghị như sau:
- Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống cơ sở pháp lý liên quan đến DVKT trên cơ sở đối chiếu, ban hành bổ sung hệ thống các văn bản pháp luật về kế toán theo hướng hài hòa với các quy định của GATS, chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) và IFRS;
- Tiếp tục rà soát, cập nhật và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp đã ban hành và ban hành mới các chuẩn mực chưa có...;
- Bộ Tài chính nên sớm ban hành Quy chế quản lý hành nghề kế tốn...
- Hồn thiện các văn bản pháp lý về trách nhiệm của các cơng ty kế tốn đối với chất lượng hoạt động DVKT...
- Tăng cường các chế tài xử phạt hành vi vi phạm đạo đức hành nghề của kế toán viên.
- Nhà nước (Chính phủ, Bộ Tài chính) chuyển giao mạnh và nhiều hơn nữa những công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán từ các cơ quan Nhà nước sang các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
- Xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển đội ngũ những người làm cơng tác kế tốn, DVKT đạt chuẩn trình độ khu vực và thế giới thông qua việc hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các hội nghề nghiệp kế tốn, kiểm tốn uy tín trên thế giới như ACCA, CPA Australia, SAA…thực hiện quá trình đào tạo các chứng chỉ và bằng cấp chuyên nghiệp. Tăng cường việc thỏa thuận, hợp tác đàm phán giữa các cấp Chính phủ các nước về đào tạo, giáo dục; tiến đến việc cơng nhận và chuẩn hóa các bằng cấp chun mơn, chứng chỉ hành nghề lẫn nhau.
[2] Đối với Hội nghề nghiệp (VAA)
Hội kế toán – kiểm toán Việt Nam cần nâng cao năng lực hoạt động và trách nhiệm xã hội của tổ chức nghề nghiệp. Hội nghề nghiệp cần chủ động hơn trong công tác tổ chức và triển khai hoạt động để hội thực sự là một tổ chức độc lập, mang tính nghề nghiệp cao. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tiếp nhận và triển khai việc quản lý hành nghề mà Bộ Tài chính chuyển giao.
Để DVKT phát triển lành mạnh, VAA cần thực hiện một số biện pháp cụ thể như:
# Kiểm soát chặt chẽ điều kiện đăng ký kinh doanh, đăng ký hành nghề DVKT theo các quy định của pháp luật.
# Kiểm tra và kiên quyết xử phạt đối với các tổ chức và cá nhân hành nghề kế tốn nhưng khơng đăng ký kinh doanh, không đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật. Các đơn vị đại lý, tư vấn thuế chỉ được làm DVKT khi có đủ điều kiện và phải đăng ký kinh doanh, đăng ký hành nghề kế toán theo quy định của pháp luật .
# Có chính sách ưu đãi cho những người hành nghề kế tốn: Hỗ trợ cung cấp thơng tin, cập nhật kiến thức, chính sách pháp luật mới; Được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc thi lấy chứng chỉ hành nghề kế tốn.
# Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp dịch vụ khẳng định chất lượng dịch vụ của mình đối với khách hàng, những doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ tốt, BCTC do họ lập cho khách hàng được sử dụng công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
# Tạo điều kiện cho những người hành nghề kế toán chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao trình độ, phát triển nghề nghiệp ngang tầm các nước trong khu vực.
# Đối với các doanh nghiệp dịch vụ cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền nếp quản trị doanh nghiệp, rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp cho cán bộ, nhân viên, đào tạo và bồi dưỡng trình độ cho nhân viên, xây dựng hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng dịch vụ cho khách hàng, khẳng định chất lượng dịch vụ và uy tín của mình với khách hàng.
# Cần tăng cường tuyên tryền, quảng bá DVKT giúp xã hội biết và hiểu rõ vai trò DVKT để cộng đồng doanh nghiệp tự nguyện đến với DVKT chuyên nghiệp hợp pháp nhiều hơn, tăng cường Luật pháp về quản lý DVKT, hạn chế tối đa dịch vụ kế tốn “chui” (Khơng đăng ký hành nghề), từ đó tăng số lượng cơng ty DVKT. Củng cố phát triển Hội theo phương châm nâng dần tính chuyên nghiệp, thực sự phát huy vị trí, vai trị của mình trong việc trợ giúp các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán mở rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong việc cung cấp các dịch vụ kế toán.
[3] Đối với các cơ sở đào tạo kế tốn viên
Cơng tác đào tạo kế toán – kiểm toán ở các trường ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khơng chỉ về mặt số lượng mà cịn về mặt chất lượng. Một nhân viên được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp sẽ xử lí cơng việc khác với
một nhân viên được đào tạo mất cơ bản. Chính vì vậy, việc đào tạo kế toán viên là một nhân tố quyết định phần lớn đến chất lượng DVKT (theo kết quả phân tích ở trên đã khẳng định điều này). Do đó, cần phải nâng cao chất lượng đào tạo kế tốn viên thơng qua chương trình, phương pháp đào tạo, hệ thống các mơn học, giáo trình và cả chất lượng của giảng viên. Đặc biệt, chú trọng trong công tác vừa học vừa thực hành, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, hành nghề cho sinh viên, học viên.
Các cơ sở tổ chức đào tạo các khóa học cũng phải có kế hoạch, chương trình giảng dạy khoa học cùng với cơng tác tổ chức thi cấp chứng chỉ phải phù hợp với thực tế và các nước trong khu vực và thế giới.