Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao văn hóa doanh nghiệp ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển VN chi nhánh tỉnh vĩnh long (Trang 25 - 27)

Văn hóa doanh nghiệp có thể phân tích thành nhiều cấp độ khác nhau, trong đó thuật ngữ “cấp độ” thể hiện mức độ nhìn nhận được các hiện tượng văn hóa của người quan sát. Các cấp độ này đi từ những biểu hiện hữu hình, có thể nhìn thấy và cảm nhận được cho đến bản chất của văn hóa đó là các giả định đã ăn sâu trở thành vô thức được cho là giá trị cốt lõi của văn hóa. Từ những quan điểm này văn hóa doanh nghiệp có thể chia làm 3 cấp độ khác nhau:

1.5.1 Cấp độ thứ 1 – Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanhnghiệp nghiệp

Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp là những cái thể hiện được ra bên ngoài rõ ràng những hiện tượng và sự vật mà ta có thể nhìn, nghe và cảm thấy khi tiếp xúc với một doanh nghiệp như: kiến trúc xây dựng trụ sở, nội thất,

thiết kế phòng ban làm việc, hệ thống dây chuyền cơng nghệ, sản phẩm. Các hình thức lễ nghi lễ hội hàng năm, các biểu tượng, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo. Tiếp theo là các câu chuyện, huyền thoại của tổ chức, mẫu mã của sản phẩm, thái độ và cách ứng xử của các thành viên trong tổ chức đó.

Đây là cấp độ văn hóa có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên, nhất là những yếu tố vật chất như: kiến trúc, bài trí, đồng phục….cấp độ một này chịu ảnh hưởng nhiều của tính chất cơng việc kinh doanh của công ty.

1.5.2 Cấp độ thứ 2 – Những giá trị được tuyên bố (bao gồm các chiến lược,mục tiêu, triết lý doanh nghiệp) mục tiêu, triết lý doanh nghiệp)

Doanh nghiệp nào cũng có quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến lược, tầm nhìn sứ mệnh và mục tiêu riêng được cơng bố công khai để mọi thành viên của doanh nghiệp nỗ lực thực hiện. Đây là kim chỉ nam hoạt động của tồn bộ nhân viên được doanh nghiệp cơng bố rộng rãi ra cơng chúng. Những giá trị này cũng có tính hữu hình vì có thể nhận biết và diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với các tình huống cơ bản và huấn luyện ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường doanh nghiệp.

1.5.3 Cấp độ thứ 3 – Những quan niệm chung

Những quan niệm chung trong VHDN cũng như trong văn hóa nói chung được hình thành và tồn tại sau quá trình hoạt động, xử lý, sàng lọc các tình huống thực tiễn trong một thời gian dài. Khơng thể nhìn thấy được, cũng khơng được nêu ra nhưng mọi người đều làm theo đó là những niềm tin nhận thức, suy nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành viên trong doanh nghiệp nên mặc nhiên được công nhận.

Các quan niệm chung này là cơ sở cho các hành động, định hướng sự hình thành các nhận thức trong mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên để hình thành được quan niệm chung, nó phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý tình huống thực tiễn. Chính vì vậy một khi đã hình thành các quan niệm chung sẽ khó thay đổi do các thành viên cùng nhau chia

sẻ và hành động theo đúng quan niệm chung, họ sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại với quan niệm chung đó.

Một phần của tài liệu Nâng cao văn hóa doanh nghiệp ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển VN chi nhánh tỉnh vĩnh long (Trang 25 - 27)