5. Kết cấu khóa luận
2.3.1. Quy mô cho vay KHCN tại Vietinbank Hưng Yên
2.3.1.2. Dư nợ cho vay KHCN tại Vietinbank Hưng Yên
Dư nợ cho vay biến động cùng chiều với doanh số cho vay, tuy nhiên mức độ biến động mạnh hơn so với doanh số cho vay. Dư nợ cho vay KHCN trong năm ngoài phụ thuộc vào doanh số cho vay KHCN còn phụ thuộc vào doanh số thu nợ KHCN trong năm đó. Vì vậy dư nợ cao hay thấp còn một phần phụ thuộc vào doanh số thu nợ cao hay thấp trong năm.
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay KHCN tại Vietinbank Hưng Yên giai đoạn 2013 – 2015
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
ST
T Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch
2015/2014
Gía trị TT
%
Gía trị TT
%
I Tổng dư nợ cho vay 2.085,40 2.161,30 2.566,50 75,90 3,60 405,20 18,70
1. Dư nợ cho vay KHCN 843,60 872,20 1.054,10 28,60 3,40 181,90 20,90
2. Tỷ trọng 40,50 40,40 41,10 - - -
(Theo: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh)
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện dư nợ cho vay KHCN giai đoạn 2013 – 2015
Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu ta thấy, qua 3 năm 2013, 2014, 2015, dự nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ cho vay của toàn Chi nhánh. Điều này chứng tỏ Ngân hàng rất chú trọng đến mảng cho vay KHCN, đã và đang mở rộng hoạt động cho vay đối với KHCN hơn so với những năm đầu hoạt động. Điểm lại tình hình dư nợ của Chi nhánh trong thời gian gần đây có thể thấy: nếu như năm 2013 dư nợ cho vay KHCN là 843,6 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 40,5% so với tổng dư nợ cho vay), năm 2014 tăng lên 872,2 tỷ đồng (chiếm 40,4% so với tổng dư nợ cho vay), năm 2015 đạt 1054,1 tỷ đồng và chiếm 40,1% so với tổng dư nợ cho vay. Năm 2014, dư nợ cho vay KHCN tăng, tuy nhiên tỷ trọng so với tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng lại giảm, nguyên nhân là do tỷ lệ tăng dư nợ cho vay KHCN nhỏ hơn so với tỷ lệ tăng tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Điều này chứng tỏ việc cho vay KHCN chưa thực sự được quan tâm và tập trung. Ngân hàng cần phải có các biện pháp, chính sách để thu hút được lịng tin từ phía khách hàng trong địa bàn tỉnh nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2015, dư nợ cho vay KHCN tăng, nguyên nhân là do năm 2015 một số khách hàng cá nhân của Chi nhánh tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, số con em đi du học trong địa bàn tỉnh ngày càng nhiều nên nhu cầu vốn đối với khách hàng cá nhân ngày một tăng. Mặt khác, tỷ trọng so với tổng dư nợ cho vay KHCN của Ngân hàng cũng tăng, chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh Ngân hàng đang được chú trọng và cải thiện hơn trong cơ cấu về tỷ trọng hoạt động cho vay.
Có được kết quả như vậy là do những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế trong nước cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng Ban Giám đốc CN đã luôn bám sát định hướng của Ban Lãnh đạo VietinBank để chỉ đạo điều hành CN phát triển bền vững, hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh Ngân hàng ngày càng được chú trọng và cải thiện hơn trong cơ cấu về tỷ trọng hoạt động cho vay. Dư nợ cho vay KHCN qua 3 năm đã có sự chuyển biến nhất định, tăng khá qua các năm. Mặc dù vậy, Chi nhánh vẫn cần phát triển hơn nữa hoạt động cho vay tới KHCN để đem lại kết quả tốt hơn nữa.
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, dư nợ cho vay KHCN tăng cũng một phần là nhờ số lượng khách hàng đến Ngân hàng ngày một tăng lên.
Bảng 2.5: Số lượng và lượt KHCN vay vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2013 – 2015
(Đơn vị: Người)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 % % Số lượt KHCN 6.550 7.983 8.312 21,87 4,12 Số lượng KHCN 5.690 6.575 7.563 15,55 15,03
(Nguồn: Báo cáo phịng tín dụng của Chi nhánh) Năm 2013, số lượng KHCN là 5.690 người, số lượt KHCN đến với chi nhánh là 6.550 người. Con số này là tương đối thấp so với quy mơ của chi nhánh. Ngun nhân chính của tình trạng này là do tình hình kinh tế nước ta trong năm 2013 có nhiều biến động: đầu năm lạm phát cao, suy thoái kinh tế, ảnh hưởng từ mơi trường chính trị, mơi trường xã hội…
Bảng số liệu cho thấy, chỉ tiêu này năm 2014 đã có nhiều khởi sắc cùng chiều với sự phục hồi kinh tế. Số lượng KHCN đạt 6.575 người, tăng 15,55% so với năm 2013. Số lượt KHCN đến giao dịch với Ngân hàng đạt 7.983 người, tăng 21,87% so với năm 2013. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy những thành cơng trong nỗ lực vượt qua suy thoái của Ngân hàng.
Đặc biệt đến năm 2015, tập trung mạnh mẽ để tiến tới một ngân hàng có quy mơ lớn nhất, Vietinbank nói chung và Vietinbank Hưng Yên nói riêng đang ngày càng lôi cuốn được lượng lớn KHCN. Năm 2015, chi nhánh thu hút được 7.563 khách hàng, tăng 15,03% so với năm 2014 và 8.312 số lượt KHCN đến giao dịch, tăng 4,12% so với năm 2014. Mặc dù các NHTM ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng khốc liệt, nhưng Chi nhánh luôn quan tâm tới việc hoàn thiện và bổ sung những sản phẩm mới có nhiều tính năng hơn, đem lại tiện ích lớn cho KHCN nên ngày càng tăng lượng khách hàng đến với Ngân hàng.
Dư nợ KHCN phân theo kỳ hạn vay:
Việc phân loại dư nợ theo kỳ hạn giúp cho các nhà quản trị Ngân hàng thương mại sự phù hợp giữa cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn. Từ đó, đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn giai đoạn 2013 - 2015
ĐVT: Tỷ VNĐ
S T
T Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
1 Ngắn hạn 783,53 92,88% 630,51 72,29% 794,16 75,34% 2 Trung, dài hạn 60,07 7,12% 241,69 27,71% 259,94 24,66%
3 Tổng 843,60 100% 872,20 100% 1054,10 100,00%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013 – 2015 của Chi nhánh)
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu cho vay KHCN theo kỳ hạn giai đoạn 2013 – 2015
ĐVT: Tỷ VNĐ
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm ảnh hưởng đến kinh tế nói chung và NH nói riêng, trước tình hình nền kinh tế như vậy, NH đã có những chính sách khuyến khích tăng trưởng tín dụng ngắn hạn vì tính chất của tín dụng ngắn hạn là thời gian quay vịng vốn nhanh, dễ kiểm sốt và linh động trên thị trường tài chính. Vì vậy, CV ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay KHCN, điều này đảm bảo an tồn hơn cho ngân hàng.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, cho vay ngắn hạn có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2014, mức cho vay ngắn hạn đạt 630,51 tỷ đồng (giảm 153,02 tỷ đồng so với năm 2013). Sang năm 2015, mức cho vay nắn hạn đã được cải thiện, tỷ trọng tăng từ 62,29% (năm 2014) lên 75,34%. Các món vay ngắn hạn tại Chi nhánh chủ yếu tập
trung vào loại hình cho vay mua sắm vật dụng sinh hoạt, cho vay làm kinh tế hộ cá thể do thủ tục cho vay chứng minh tài chính đơn giản, thuận tiện, từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Khách hàng thường vay ngắn hạn để bù đắp nguồn vốn tạm thời, hoặc do nhu cầu cấp bách. Khi có nguồn thu nhập khác để trả nợ, khách hàng thường trả nợ trước hạn.
Các khoản vay trung và dài hạn thường áp dụng đối với các khoản vay có giá trị lớn hơn. Ngân hàng hiểu rõ giai đoạn kinh tế của nước ta lúc này đầu tư vào tính dụng dài hạn sẽ gặp nhiều rủi ro nên cho vay trung và dài hạn tăng về quy mô nhưng gần như là không tăng nhiều và thường chiếm tỷ trọng thấp hơn so với cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay KHCN. Sở dĩ như vậy là do nền kinh tế đang trải qua giai đoạn khủng hoảng, Ngân hàng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm được các khách hàng vay vốn trung và dài hạn đủ yêu cầu hoặc các khách hàng đủ yêu cầu thì lại dè dặt trong quyết định vay trung và dài hạn bởi sự biến động trong lãi suất vay trung và dài hạn. Việc đẩy mạnh hoạt động cho vay trung và dài hạn đồng nghĩa với việc lợi nhuận kỳ vọng mà Ngân hàng thu được sẽ cao hơn, nhưng bên cạnh đó Ngân hàng cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng… Trong những năm tới, Chi nhánh Ngân hàng định hướng cùng với việc tiếp tục duy trì đóng góp của dư nợ ngắn hạn thì dư nợ trung hạn và dài hạn sẽ có cơ hội để tăng cao hơn.
Dư nợ KHCN theo loại hình sản phẩm.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm của Vietinbank Hưng Yên)
Trong các năm qua, Vietinbank Hưng Yên cho vay phục vụ mục đích khác (cho vay kinh doanh hộ cá thể, cho vay du học, cho vay du lịch, cho vay lương cán bộ công nhân viên,…) chiếm tỷ trọng rất cao trong dư nợ cho vay KHCN; năm 2013 tỷ trọng này là 91,89%; năm 2014 và năm 2015 khoản mục này được thu hẹp với tỷ trọng lần lượt là 71,27% và 74,42%. Đây là một con số rất cao có thể khiến rủi ro tín dụng tập trung quá nhiều vào sản phẩm này, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Cho vay kinh doanh hộ cá thể cũng là đối tượng khách hàng có tiềm năng rất lớn. Hiện nay tại các trung tâm kinh tế, thành phố lớn đều có các chợ đầu mối và các tuyến phố buôn bán nên số lượng hộ cá thể kinh doanh là rất lớn. Ngân hàng đã đưa ra sản phẩm cho vay kinh doanh bao gồm: Cho vay hạn mức kinh doanh, Cho vay theo dự án. Thực tế cho thấy Ngân hàng vẫn chưa thực sự thiết kế được các sản phẩm phù hợp nhằm khai thác hiệu quả đối tượng khách hàng này.
Hiện nay, Vietinbank Hưng Yên có xu hướng dành nhiều sự quan tâm cho thị phần cho vay mua nhà ở, đất ở. Năm 2013, tỷ trọng cho vay mua nhà ở, đất ở là khá thấp chiếm 5,11%, sang năm 2014 tỷ trọng đã tăng mạnh lên 19,71%, năm 2015 tỷ trọng có giảm nhẹ xuống cịn 15,85%. Do đặc thù nhu cầu vay vốn thường là số tiền lớn nên mặc dù số lượng khách hàng vay vốn không nhiều nhưng tỷ trọng dư nợ chiếm tỷ lệ khá cao.
Dư nợ cho vay sửa chữa, xây mới nhà ở có mức tăng trưởng đều, thực dương qua các năm. Năm 2013, tỷ trọng của sản phẩm này ở mức khá thấp 2,02%, sang năm 2014 và 2015, tỷ trọng đã có sự cải thiện đáng kể lần lượt là 8,00% và 8,81%. Điều này thể hiện nhu cầu của khách hàng khá ổn định trong và thu nhập của người dân đã dần được cải thiện tích cực.
Dư nợ cho vay mua sắm vật dụng sinh hoạt chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng dư nợ cho vay KHCN (0,9% - 1,02%). Đối tượng của sản phẩm này tập trung chủ yếu vào cán bộ cơng nhân viên có mức lương ổn định, làm việc trên một năm tại cơng ty, tổ chức có yếu tố Nhà nước, yếu tố nước ngồi và có hoạt động tài khoản lương tại Ngân hàng. Theo đánh giá từ phía ngân hàng thì cho vay đối tượng khách hàng này là tương đối an toàn, do nguồn trả nợ của khách hàng chính là lương hàng tháng. Số liệu thực tế đã thể hiện Vietinbank Hưng Yên vẫn chưa thật sự dành sự quan tâm đúng mức đến sản phẩm cho vay này, chưa tương xứng với tiềm năng của sản phẩm. Ngân hàng cần đẩy mạnh triển khai sản phẩm này nhằm tận dụng các lợi ích của sản phẩm.
Như vậy trong những năm qua, Vietinbank Hưng Yên đã đấy mạnh cho vay KHCN thông qua các sản phẩm sẵn có của Vietinbank. So với toàn hệ thống Vietinbank, tổng dư nợ cho vay KHCN của Chi nhánh vẫn ở mức khá cao, tổng dư nợ cho vay KHCN tăng đều qua các năm thể hiện quy mô cho vay KHCN đã được cải thiện. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trên tổng dư nợ vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN. Đó là sự mất cân đối trong các sản phẩm và rủi ro sẽ tập trung vào các sản phẩm cho vay nhiều. Trong thời gian tới cần phân tán rủi ro đồng đều qua các sản phẩm cho vay.
Dư nợ KHCN phân theo tài sản đảm bảo:
Bảng 2.7: Bảng dư nợ cho vay KHCN heo tài sản đảm bảo của Vietinbank Hưng Yên
Đơn vị: Tỷ đồng S T T Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Giá trị TT % Giá trị TT % Giá trị TT % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % I Vay không TSĐB 105,79 12,54 83,30 9,55 108,68 10,31 (22,49) 21,26 25,38 23,35 1. Vay có TSĐB 737,81 87,46 788,90 90,45 945,42 89,69 51,09 6,92 156,52 19,84 2. Tổng dư nợ KHCN 843,60 100 872,20 100 1.054,10 100 28,60 3,40 181,90 20,90
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh)
Khoản vay không TSĐB gồn hai khoản là khoản vay hỗ trợ tiêu dùng và vay dành cho nhân viên của Ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy, các khoản vay có TSĐB chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay KHCN của Ngân hàng. Cả Ngân hàng và khách hàng đều mong muốn lựa chọn được một phương án sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả để có thể hồn trả cả cả gốc và lãi cho Ngân hàng đúncg kỳ hạn. Tuy nhiên, việc việc hồn trả nợ gốc và lãi khơng phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Để hạn chế bất đối xứng thông tin và tâm lý ỷ lại trong hoạt động tín dụng thì tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng trong việc cấp tín dụng của Ngân hàng. Trong thời gian qua, cho vay không dựa trên tài sản đảm bảo chưa được phổ biến do mức độ tín nhiệm của khách hàng chưa cao, và Ngân hàng cịn mang nặng hình thức cho vay truyền thống là cần nắm giữ tài sản để đảm bảo cho những khoản vay của khách hàng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí của người dân cao hơn và cùng với sự cạnh tranh của nhiều tổ chức tài chính nước ngồi, Vietinbank đã dần phát triển hình thức vay khơng cần tài sản đảm bảo nhằm tăng năng lực cạnh tranh và phát triển cho mình nhóm đối tượng khách hàng mới. Với định hướng đó, khoản vay khơng có TSĐB có tốc độ tăng nhanh hơn khoản vay có TSĐB do chính sách hỗ trợ cho vay tiêu dùng và khoản vay dành cho nhân viên ngày càng được mở rộng.
Dư nợ KHCN phân theo loại tiền:
Bảng 2.8: Bảng dư nợ cho vay KHCN theo loại tiền của Vietinbank Hưng Yên
Đơn vị: Tỷ đồng S T T Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Giá trị TT % Giá trị TT % Giá trị TT % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % I. Tổng dư nợ KHCN 843,60 100 872,20 100 1.054,10 100 28,60 3,40 181,90 20,90 1. VNĐ 635,23 75,30 646,30 74,01 826,41 78,40 11,07 1,74 180,11 27,87 2. Ngoại tệ 208,37 24,70 225,90 25,99 227,69 21,60 17,53 8,41 1,79 0,80
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013-2015 của Chi nhánh)
Qua bảng số liệu ta thấy cơ cấu cho vay cá nhân theo các loại tiền tệ cũng có nhiều biến động trong ba năm qua: cho vay cá nhân bằng đồng Việt Nam có xu hướng tăng cịn bằng đồng ngoại tệ có xu hướng giảm. Nhận thấy, cho vay bằng đồng Việt
Nam là thế mạnh của Vietinbank Hưng Yên. Cho vay đồng ngoại tệ qua ba năm có xu hướng tăng từ 208,37 tỷ đồng ở năm 2013 thì đến năm 2015 là 227,69 tỷ đồng nhưng trong cơ cấu thì giảm từ 24,7% xuống cịn 21,6% trong tổng dư nợ KHCN. Lãi suất cho vay đồng nội tệ cũng hấp dẫn và linh hoạt hơn so với cho vay đồng ngoại tệ; thủ tục đơn giản hơn.