Khái niệm quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ĐỒNG HỚI – QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 26 - 27)

1.2 .Khái niệm, nội dung về quản lý thu thuế

1.2.1. Khái niệm quản lý thu thuế

Quản lý thu thuế là hoạt động quản lý của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện để tổ chức hướng dẫn, điều hành, giám sát việc thực thi pháp luật về thuế đối với các đối tượng nộp thuế (ĐTNT) nhằm động viên nguồn thu vào NSNN. [16]

- Đối với cán bộ thuế, quản lý thu thuế bao gồm ba hoạt động riêng biệt, liên tiếp nhau: xác định ĐTNT, xác định số thuế phải nộp và thu thuế. Chức năng chủ yếu của quản lý ở đây là kiểm soát sự tuân thủ và áp dụng các khoản phạt theo luật thuế để răn đe những đối tượng nộp thuế vi phạm. Đồng thời, quản lý thu thuế cũng đảm bảo bên thứ ba có giao dịch mua bán hay cung cấp dịch vụ với đối tượng nộp thuế phải báo cáo đầy đủ, trung thực các giao dịch kinh tế có phát sinh thuế nộp NSNN theo quy định của luật. [14]

- Đối với cơ quan thuế, quản lý thu thuế đối với ĐTNT là một quá trình giống như q trình sản xuất. Trong đó, đầu vào gồm nhân cơng (cán bộ thuế), tài liệu và các thơng tin, cịn đầu ra là số thu cho Nhà nước và sự công bằng cho người nộp thuế. [15]

- Trên phạm vi cả nước, quản lý thu thuế đối với ĐTNT bao gồm các hoạt động: hoạch định mục tiêu, phân cấp quản lý, xây dựng và ban hành quy trình thủ tục, đề ra giải pháp tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra, sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân sự để thực hiện các khâu công việc. [16]

Như đã biết, thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Trong quản lý thu NSNN thì việc đảm bảo quản lý thu thuế là quan trọng nhất và mang tính quyết định, vì vậy quản lý thu thuế có vai trị như sau:

- Thứ nhất, quản lý thu thuế quyết định trong việc đảm bảo nguồn thu từ

Công tác quản lý thu thuế hiệu quả, đảm bảo được các yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân thì việc thu thuế được tiến hành một cách nhanh chóng và dễ dàng. Nguồn thu từ thuế kịp thời, ổn định góp phần phát triển kinh tế xã hội bởi Nhà nước có đủ kinh phí để chi trả cho những chi tiêu của mình, phục vụ lợi ích cơng, lợi ích xã hội. Vì vậy, việc quản lý thuế sẽ đảm bảo các nguồn thu được thực hiện hiệu quả, tập trung một lượng lớn nguồn thu vào Ngân sách Nhà nước.

- Thứ hai, quản lý thu thuế góp phần hồn thiện chính sách, pháp luật cũng

như các quy định về quản lý thuế.

Thơng qua cơng tác quản lý thuế có thể có những quy định phù hợp với điều kiện, hồn cảnh thực tế nhưng cũng có những quy định khơng có tính khả thi. Quản lý là q trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý. Thông qua quản lý, chủ thể hay các cơ quan quản lý có thể hiểu được đối tượng quản lý của mình. Từ đó có những phương pháp phù hợp để tác động lên đối tượng là những người nộp thuế để đạt được hiệu quả quản lý tốt nhất. Như vậy, quản lý thuế giúp hồn thiện hơn các chính sách, pháp luật đã đề ra sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế, đảm bảo ổn định và công bằng xã hội.

- Thứ ba, quản lý thu thuế làm phát huy việc kiểm soát và điều tiết các hoạt

động kinh tế xã hội của Nhà nước.

Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau, Nhà nước có những sắc thuế khác nhau để kiểm sốt sự tăng trưởng hay kìm hãm sự phát triển của hoạt động đó. Quản lý thu thuế cũng chính là quản lý trên những lĩnh vực mà Nhà nước đánh thuế. Khi nền kinh tế trong thời kỳ lạm phát, Nhà nước sẽ tăng thuế và cắt giảm chi tiêu của Chính phủ. Ngược lại, khi nền kinh tế trong giai đoạn giảm phát thì Nhà nước sẽ giảm thuế và tăng chi tiêu Chính phủ. Có thể nhận thấy, khi Nhà nước tăng thuế sẽ làm giảm sự phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh và khi giảm thuế thì các hoạt động này lại phát triển hơn. Như vậy, quản lý thu thuế sẽ kiểm soát và điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ĐỒNG HỚI – QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 26 - 27)