Hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ĐỒNG HỚI – QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 102)

1.4 .Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý thu thuế

3.3.4.Hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế

Hiện nay tỷ lệ số lượng Doanh nghiệp, HKD được thanh tra, kiểm tra còn rất thấp so với tổng số DN, HKD trên địa bàn. Mặt khác tỷ lệ này lại có xu hướng giảm dần qua các năm tổng số DN, HKD mới thành lập hằng năm tăng cao trong khi số vụ kiểm tra thực hiện mỗi năm tăng rất ít. Điều này cho thấy cơng tác thanh tra, kiểm tra đang còn lỏng lẻo, chưa thật sự được chú trọng.

Năm 2020, Chi cục Thuế khu vực Đồng Hới – Quảng Ninh có số lượng DN thực tế hoạt động trên địa bàn gần 3000 doanh nghiệp. [6] Số lượng DN tương đối lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng và nằm rải rác khắp các nơi. Trung bình mỗi cán bộ của Đội kiểm tra quản lý theo dõi hơn 52 doanh nghiệp. Hơn nữa 87% cán bộ có trình độ đại học và trên và 13% cán bộ có trình độ trung cấp. Đối phó với những gian lận thuế như hiện nay thì việc bồi dưỡng trình độ cho cán bộ là rất cấp bách. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là chi cục phải luôn xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có hiểu biết về thuế, kế tốn, quản lý thuế đảm bảo được việc kiểm tra NNT theo chức năng chuyên sâu, trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro về thuế. Quỹ thời gian của mỗi cán bộ dành cho cơng tác kiểm tra q ít do phải thực hiện các nhiệm vụ và các công việc đột xuất phát sinh. Đồng thời khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT, cán bộ cơng chức Chi cục cịn gặp nhiều khó khăn, bỏ sót nhiều trường hợp. Chính vì vậy, theo tác giả để nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra thì trước hết Chi cục thuế cần lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hợp lý; bố trí nhân lực, xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra; sau khi kiểm tra cần phải có cơng tác tổng hợp, phân tích kết quả để đánh giá cơng tác thanh tra, kiểm tra. Cụ thể:

a. Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế

Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng trong công tác kiểm tra của Chi cục. Công việc này được tiến hành hàng năm nhằm đạt được các mục tiêu như phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực thanh tra, kiểm tra; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; khuyến khích NNT tự giác tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế.

Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế phải căn cứ vào các tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro, sử dụng các loại hình, mức độ kiểm tra khác nhau tuỳ từng

trường hợp cụ thể. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải được dựa trên phân loại NNT trong phạm vi quản lý, quy mô hoạt động, địa bản, ngành kinh tế, đảm bảo thỏa mãn mục tiêu kế hoạch thanh tra kiểm tra của ngành thuế đặt ra trong năm.

b. Xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra hàng năm

Chương trình thanh tra, kiểm tra được xây dựng phải đảm bảo không trùng lặp bởi các cấp khác nhau và NNT không bị kiểm tra quá một lần về cùng một nội dung trong một năm trừ khi NNT đề nghị hoàn thuế hoặc bị truy thu số thuế lớn trong kỳ kiểm tra.

Xây dựng chương trình tin học, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra để công tác kiểm tra có hiệu quả, có thể phát hiện nhanh, kết luận chính xác, đầy đủ các vi phạm về. Để thực hiện triển khai công nghệ thông tin hỗ trợ công tác kiểm tra có hiệu quả, ngồi việc thiết lập hệ thống thơng tin đầy đủ có chất lượng cao nhằm khai thác dữ liệu phục vụ cho công tác phân loại doanh nghiệp, đánh giá rủi ro như đã trình bày ở trên thì cơng nghệ thơng tin phải xây dựng được những phần mềm phân tích sâu đối với từng doanh nghiệp trên cơ sở các thông tin đã thu thập được trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành.

c. Xây dựng lực lượng công chức kiểm tra viên thuế

Đi cùng với những giải pháp về lập kế hoạch, xây dựng chương trình kiểm tra, việc tăng cường bố trí cán bộ cho cơng tác kiểm tra là một trong những yếu tố rất quan trọng. Cùng với đó Chi cục cũng cần nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ kiểm tra, đảm bảo đủ khả năng sử dụng công nghệ thông tin tốt, nhanh nhạy trong việc phát hiện vi phạm, xử lý kịp thời và nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật thuế.

3.3.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực chun mơn cho đội ngũ cán bộ thuế của Chi cục Thuế khu vực Đồng Hới – Quảng Ninh

Trình độ về tổ chức bộ máy quản lý thuế và chất lượng đội ngũ cán bộ thuế là một trong những yếu tố quyết định sự vận dụng thành cơng hay thất bại của chính sách thuế. Do vậy, việc đào tạo nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ cán bộ ngành thuế là yêu cầu rất quan trọng được đặt ra trong điều kiện tiến hành cải cách thuế hiện nay.

Hiện nay, số lượng cán bộ công chức thuế của Chi cục là 106 người trong khi đó khối lượng cơng việc và DN quản lý rất lớn nên tạo ra áp lực cao cho mỗi cán bộ cơng chức. Chính vì vậy, dưới sự chỉ đạo của Cục thuế cũng như các ban ngành, Chi cục thuế cần kiện tồn đội ngũ cán bộ cơng chức trong đơn vị: Công tác nhân sự phải đảm bảo tuyển chọn sinh viên khá, giỏi mới ra trường được đào tạo chuyên ngành tài chính – thuế hoặc chuyên ngành báo chí, tun truyền, có trình độ ngoại ngữ tốt, tin học tốt, có phẩm chất, đạo đức và có trách nhiệm trong cơng việc. Để đối phó với những gian lận thuế ngày càng tinh vi như hiện nay thì việc bồi dưỡng trình độ chuyên sâu cho cán bộ là rất cấp bách. Do đó, cần tăng cường cơng tác bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ để đội ngũ cán bộ thuế đạt chuẩn chất lượng về chuyên mơn nghiệp vụ thuế, nắm vững kiến thức kế tốn, tài chính, thành thạo kỹ năng tin học – ngoại ngữ, kỹ năng quản lý thông qua mở các lớp đào tạo nâng cao, đào tạo chuyên sâu, lớp cập nhật kiến thức về tài chính kế tốn,... Đồng thời, khơng ngừng tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ thuế để nâng cao phẩm chất đạo đức người cán bộ, công chức ngành thuế. Xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ cố tình vi phạm pháp luật thuế, những cán bộ có biểu hiện tha hóa biến chất, thơng đồng, tiếp tay cho các hành vi gian lận, trốn thuế nhằm không ngừng chấn chỉnh, cũng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Chi cục thuế ngày càng trong sạch vững mạnh.

3.3.6. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế

Cải cách thủ tục hành chính thuế là yêu cầu bức thiết đặt ra trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế tạo thuận lợi cho NNT. Quan trọng hơn, cơ quan thuế các cấp phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ, làm tốt cơng tác cơng khai minh bạch thơng tin về chính sách và các quy trình quản lý, giúp người nộp thuế tiếp cận đầy đủ hệ thống cơ chế chính sách thuế, vừa để hiểu rõ quyền, trách nhiệm của mình, vừa nắm vững quy trình thủ tục khai, nộp thuế để thực hiện tốt.

Nhận thức rõ vai trị của cơng tác cải cách TTHC đối với sự phát triển, tạo lập mơi trường kinh doanh bình đẳng, thơng thống, góp phần làm tăng hiệu quả của cơng tác quản lý thu thuế nên ngành thuế nói chung và Chi cục Thuế khu vực

Đồng Hới – Quảng Ninh đã đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách một cách sâu rộng. Kết quả ban đầu cho thấy đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tuy nhiên, trước yêu cầu của sự phát triển, công tác cải cách TTHC thuế cần được tiếp tục thực hiện triệt để hơn nữa. Để thực hiện tốt công tác cải cách, tác giả đề xuất một số giải pháp bao gồm:

- Triển khai dịch vụ khai thuế qua mạng giúp các DN, HKD tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế, giảm sai sót trong kê khai, góp phần cải cách thủ tục hành chính và tăng cường áp dụng CNTT trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Đồng thời, khai thuế qua mạng cũng hỗ trợ cho cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế tốt hơn như: giảm nhân lực và thời gian tiếp nhận tờ khai; xử lý tờ khai thuế nhanh chóng, chính xác; giảm chi phí, nhân lực nhập liệu, lưu trữ, tra cứu tờ khai.

- Tích cực triển khai và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2021 và Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ với mục tiêu cắt giảm thủ tục hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế. Tiếp tục phát động phong trào cải cách TTHC trong toàn Chi cục thuế, rà sốt các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản lý, đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực thuế.

- Chi cục thuế cần tổ chức đối thoại thường xuyên với NNT, duy trì và tổ chức thường xuyên các “Tuần lễ lắng nghe ý kiến NNT”, “Tuần lễ hỗ trợ quyết toán thuế TNCN” … để nắm bắt tâm tư cũng như giải đáp thắc mắc của người nộp thuế. Chi cục thuế cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi họp báo, công bố kết quả thực hiện nhiệm vụ, đồng hành cùng các cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình tại địa phương trong cơng tác tun truyền chính sách thuế.

- Đa dạng hóa hình thức hỗ trợ thơng qua việc phân loại NNT theo từng nhóm đối tượng để áp dụng hình thức, phương pháp hỗ trợ thích hợp. Theo tác giả, Chi cục cần thiết kế xây dựng đề án đánh giá sự hài lòng của NNT, nhằm đánh giá mức độ hài lịng về chính sách thuế, mức độ hài lịng về thủ tục hành chính thuế, mức độ hài lịng về thái độ phục vụ của cơng chức thuế… , trong đó, xác định rõ đối tượng tham gia đánh giá; thời gian, chu kỳ thực hiện đánh giá; các tiêu chí đánh giá

phải đảm bảo được khả năng lượng hóa về tính đầy đủ, minh bạch, phù hợp của chính sách, về năng lực phục vụ của cán bộ thuế.

- Hoàn thiện và làm phong phú các nội dung trên trang thông tin điện tử của Chi cục thuế như thơng tin trong việc thay đổi chính sách thuế, chế độ thuế, các quy định về thủ tục, trình tự đăng ký, kê khai nộp thuế, các thông tin mới về các lĩnh vực thuế, kinh tế - tài chính; thơng tin về DN giải thể, phá sản, bỏ trốn, vi phạm... để các DN cảnh giác khi thực hiện các hợp đồng kinh doanh cũng như giao nhận hóa đơn hoặc kê khai và nộp thuế qua mạng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng và kết quả khảo sát về công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hới – Quảng Ninh trong nội dung chương 2, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác này tại Chi cục, bao gồm: Hồn thiện cơng tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin; Đẩy mạnh công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế; Nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra thuế; Nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực chun mơn cho đội ngũ cán bộ thuế của Chi cục Thuế khu vực Đồng Hới – Quảng Ninh; Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế. Hi vọng các giải pháp này sẽ giúp cho Chi cục Thuế khu vực Đồng Hới - Quảng Ninh tăng cường hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế trong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hới – Quảng Ninh giai đoạn 2018 - 2020, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hới – Quảng Ninh trong thời gian tới. Từ mục tiêu này, quá trình nghiên cứu luận văn đã đi vào trọng tâm các nội dung và đạt được các kết quả sau đây:

1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thuế nói chung, quản lý thu thuế nói riêng; trình bày các nhân tố tác động đến công tác quản lý thu thuế; nêu lên một số kinh nghiệm về công tác quản lý thu thuế của một số địa phương trong nước, từ đó làm cơ sở giải quyết những nội dung nghiên cứu của đề tài.

2. Phân tích thực trạng cơng tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hới – Quảng Ninh giai đoạn 2018 - 2020, Chi cục Thuế đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, số thu năm sau cao hơn năm trước, ln hồn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, cùng ngành Thuế từng bước thực hiện cải cách và hiện đại hoá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị phục vụ công tác quản lý thuế, nguồn nhân lực được đầu tư đáng kể, trình độ chun mơn nghiệp vụ của CBCC thuế được nâng cao. Các chức năng quản lý thu thuế ngày càng hiện đại hóa, áp dụng cơng nghệ thơng tin và từng bước được hồn thiện tương đối tốt. Từng bước thực hiện cải cách và hiện đại hoá ngành Thuế theo tiến trình chung của ngành.

- Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hới – Quảng Ninh cũng còn tồn tại một số bất cập ở các khâu chức năng: Công tác tuyên truyền, hỗ trợ tuy đã được thực hiện khá tốt nhưng vẫn chưa thực sự đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của NNT; Tình trạng sai phạm trong đăng ký, kê khai thuế vẫn cịn tồn tại; Tình trạng thất thu thuế vẫn còn hiện hữu nhưng vẫn chưa khắc phục được triệt để; Công tác thanh kiểm tra thuế chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn quản lý đặt ra; Tình trạng nợ đọng thuế vẫn cịn phổ biến chưa hạn chế được; Lực lượng CBCC làm cơng tác quản lý thuế cịn thiếu về

số lượng, một bộ phận CBCC chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ trong giai đoạn đẩy mạnh cải cách, hiện đại hoá ngành Thuế hiện nay.

Về cơ bản, công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hới – Quảng Ninh giai đoạn 2018 – 2020 đã tương đối đạt được yêu cầu của Luật quản lý thuế, nhiệm vụ được giao hàng năm, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT trong việc tuân thủ pháp luật về thuế, khuyến khích đầu tư, mở rộng SXKD, phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, chính sách thuế thường xun sửa đổi, bổ sung đã gây ra khơng ít khó khăn cho NNT trong cơng tác kê khai, hạch toán kế tốn; việc xử lý sai phạm về thuế trong cơng tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn tồn tại một số ý kiến khơng đồng thuận từ phía NNT.

3. Trên cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý thu thuế giai đoạn 2018 - 2020 và các quan điểm, định hướng phát triển của Chi cục Thuế khu vực Đồng Hới – Quảng Ninh trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế khu vực Đồng Hới – Quảng Ninh đến năm 2025. Hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế theo hướng quản lý chức năng, đẩy mạnh cơng tác cải cách, hiện đại hố ngành Thuế, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho NNT trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với NSNN. Quản lý chặt chẽ công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế của NNT; nhận thức rõ vai trò quan trọng của cơng tác tun truyền, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền hỗ trợ; tăng cường cơng tác thanh tra - kiểm tra; nâng cao trình độ CBCC ngành Thuế,

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ĐỒNG HỚI – QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 102)