Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ĐỒNG HỚI – QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 35 - 38)

1.2 .Khái niệm, nội dung về quản lý thu thuế

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thu thuế

Quản lý thuế là một nội dung quan trọng trong thực hiện Chính sách thuế. Theo Luật quản lý thuế hiện hành ở Việt Nam, quản lý thuế là quá trình thực thi các chức năng quản lý bao gồm:

- Quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế. - Quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.

- Quản lý khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt. - Quản lý thông tin về người nộp thuế.

- Quản lý hóa đơn, chứng từ. - Kiểm tra, thanh tra thuế.

- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. - Xử lý vi phạm pháp luật thuế.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. - Hợp tác quốc tế về thuế.

- Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Quản lý thu thuế là một q trình tổ chức thực thi chính sách thuế, thơng qua quá trình tác động của cơ quan thuế lên ĐTNT nhằm đảm bảo và tăng cường sự tuân thủ nghĩa vụ thuế một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian.

Kết quả quản lý thuế có thể được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng thơng qua các phân tích nêu trên thì kết quả quản lý thuế được hiểu theo nội dung sau:

Kết quả quản lý thuế là tập hợp các tiêu chí chỉ rõ sự gia tăng các chủ thể tuân thủ tốt chính sách thuế, với tổng số thuế thu được theo kế hoạch và với các đối tượng vi phạm chính sách thuế thấp nhất. [13]

Như vậy, kết quả quản lý thuế là một phạm trù kinh tế - xã hội, được xem xét trên nhiều phương diện khác nhau, như: Các chủ thể chấp hành chính sách thuế; số lượng thuế thu được; số đối tượng vi phạm chính sách thuế... Kết quả cuối cùng của các tiêu chí này chính là thể hiện năng lực bộ máy quản lý thuế. Đồng thời, thơng qua đó sẽ chứng minh được sự phù hợp, hay khơng phù hợp của Chính sách thuế hiện hành. Kết quả quản lý thu thuế được thể hiện dưới các chỉ tiêu sau đây:

* Kết quả thực hiện dự tốn thu thuế

Nhiệm vụ chính trị của cơ quan thuế là hồn thành dự tốn thu NSNN. Số thuế thu được hàng năm chính là “sản phẩm” của CQT trong hoạt động QLT tại địa bàn. Hồn thành dự tốn thu thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả công tác quản lý thu thuế.

* Quản lý chặt chẽ ĐTNT, xác định chính xác số tiền thuế phải thu

- Quản lý đối tượng nộp thuế: Chỉ tiêu quản lý ĐTNT phản ánh việc thực hiện QLT của cơ quan thuế một cách đầy đủ, đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các DN nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật; Các DN khấu trừ thuế; các DN làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế. Người nộp thuế là đối tượng nộp thuế theo quy định của các văn bản pháp luật về chính sách thuế. Các tổ chức có trách nhiệm nộp thuế thay cho người nộp thuế, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc

NSNN cũng được coi là ĐTNT, chịu sự điều chỉnh của Luật Quản lý thuế và có các quyền hạn như NNT.

- Tốc độ tăng số tiền thu thuế các loại: là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng số tiền thuế thu trong năm sau so với năm trước, có cơng thức như sau:

* Chỉ tiêu quản lý thuế nợ đọng

Chỉ tiêu nợ đọng thuế đánh giá việc thu, nộp thuế chưa kịp thời. Mục tiêu của công tác quản lý nợ thuế là xử lý NNT dây dưa, chây ỳ tiền thuế, tiền phạt, nhằm thu kịp thời các khoản thu vào NSNN. Chỉ tiêu này có cơng thức như sau:

* Chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra thuế

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật thuế đã xảy ra hoặc có thể xảy ra.

Kiểm tra, thanh tra có liên quan đến mọi cấp quản lý, nhằm đo lường và điều chỉnh hoạt động của các bộ phận cấp dưới căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch đã định. Mục đích của kiểm tra nhằm đảm bảo kế hoạch thành công thông qua phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra ngun nhân và biện pháp sửa chữa, khắc phục những sai sót đó. Vì vậy cần tiến hành thường xuyên, linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra, khơng được gây cản trở đối tượng được thực hiện kiểm tra.

- Việc đầu tiên trong quản lý thu thuế chính là phải nắm rõ được thơng tin về DN quản lý, tức là các thông tin đã được đăng ký với cơ quan thuế ban đầu của DN, điều này đòi hỏi phải kiểm tra đăng ký thuế chặt chẽ.

Kiểm tra đăng ký thuế tức là kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khai trong đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế về vốn, địa điểm, ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, thời gian thực tế kinh doanh, hình thức kế tốn áp dụng, tài khoản giao dịch….

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, thống kê, ghi chép chứng từ, lưu giữ hoá đơn, sổ kế toán.

Việc thực hiện chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hố đơn có liên quan mật thiết đến việc tính thuế, nộp thuế và cơng tác quản lý của Nhà nước. Bởi vậy tính

chính xác của số liệu kế tốn được phản ánh trên sổ sách kế toán quyết định tới tính chính xác của số thuế phải nộp. Nhưng trên thực tế, q trình thực hiện hạch tốn kế tốn của DN do vơ tình hay cố ý, hoặc do trình độ thấp mà có thể dẫn tới vi phạm. Vì vậy, CQT cần phải thanh tra, kiểm tra để uốn nắn kịp thời.

Nội dung thanh tra trong lĩnh vực này bao gồm những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất: Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật kế toán của các cơ sở kinh doanh.

Thứ hai: Thanh tra, kiểm tra việc lập và sử dụng các loại chứng từ, hố đơn có liên quan đến việc tính thuế.

Qua thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách chứng từ hố đơn, CQT sẽ bảo đảm chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn chặn kịp thời việc hạch tốn sai để trốn lậu thuế. Do vậy, cơng tác thanh tra, kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên.

- Thanh tra, kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế: cơng việc này diễn ra thường xuyên nhằm sửa chữa những sai sót của DN trong việc chấp hành pháp luật thuế. Hàng tháng các Đội kiểm tra thuế tại địa bàn dựa vào các tờ khai thuế mà DN nộp, từ đó lọc ra các tờ khai có độ rủi ro cao về thuế, ra thơng báo cho DN giải trình và khắc phục điều chỉnh, nhằm hạn chế những sai phạm của DN, tránh các sai phạm có hệ thống. Kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế được thể hiện

qua chỉ tiêu tỷ lệ số DN được thanh tra, kiểm tra:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ĐỒNG HỚI – QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 35 - 38)