Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ĐỒNG HỚI – QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 38 - 40)

1.2 .Khái niệm, nội dung về quản lý thu thuế

1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế

1.3.1. Cơ cấu thành phần nền kinh tế

Sự phát triển của các ngành nghề, sự đa dạng thành phần kinh tế, chủ thể kinh doanh trên địa bàn có ảnh hưởng lớn tới nguồn thu ngân sách của Quốc gia nói chung và của địa phương nói riêng. Khi nền kinh tế phát triển sẽ gia tăng thu nhập cho các ĐTNT, từ đó số tiền thuế trên mỗi sắc thuế thu được cũng tăng theo.

Do đó, với cơ cấu thành phần tham gia vào nền kinh tế ngày càng đa dạng, đây là một nhân tố có tác động lớn tới công tác quản lý thu thuế tại Chi cục, đòi hỏi đơn vị phải tổ chức bộ máy quản lý thu thuế hợp lý và cần có phương pháp quản lý

hiệu quả, phù hợp đối với từng đối tượng nộp thuế trên địa bàn.

1.3.2. Ý thức chấp hành pháp luật về thuế của ĐTNT

Mục tiêu của công tác quản lý thu thuế là tập trung huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Sự tự nguyện, tự giác chấp hành pháp luật về thuế của ĐTNT là điểm mấu chốt để thực hiện mục tiêu đó. Sự hiểu biết pháp luật về thuế, ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế. Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng tỉ lệ thuận với mức độ tuân thủ, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN của người nộp thuế.

Khi ĐTNT có ý thức chấp hành tốt pháp luật về thuế, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế, hạn chế tối đa các hành vi trốn thuế, vi phạm pháp luật về thuế. Do đó, cơng tác quản lý thu thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Tóm lại, ý thức chấp hành pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế có ảnh hưởng một phần đáng kể tới cơng tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế.

1.3.3. Nhân tố thuộc về cơ quan thuế

Cơ quan thuế là đơn vị trực tiếp thực hiện chức năng quản lý thu thuế. Tổ chức và quản lý thu thuế là việc sắp xếp bộ máy và thực hiện các quy trình quản lý thuế do Nhà nước đặt ra nhằm đem lại nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Việc tổ chức và quản lý thu thuế đạt hiệu quả có vai trị rất quan trọng trong việc tăng thu Ngân sách Nhà nước. Nếu làm tốt cơng tác này sẽ góp phần chống thất thu thuế, mang lại nguồn thu từ thuế nhiều hơn cho NSNN.

Mặt khác, để quản lý thuế hiệu quả, CQT phải có đầy đủ số lượng cán bộ có trình độ chun mơn cao, có kỹ năng, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Đội ngũ cán bộ thuế cần có kiến thức sâu rộng về cơng tác quản lý thuế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế, nhanh chóng phát hiện những hành vi gian lận và có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh thất thu cho NSNN, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cùng với đó, cơng chức thuế cần giữ vững đạo đức và tinh thần trách nhiệm, đảm bảo cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư phục vụ nhân dân, khơng vụ lợi cá nhân.

của đơn vị. Những quy định trong chính sách về phạm vi thu thuế (rộng hay hẹp), phương thức kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế… phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đáp ứng của ngành thuế. Khả năng này lại phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất của ngành thuế. Do đó, điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý thu thuế cần được chú trọng, nâng cao, hoàn thiện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của ngành thuế, đạt hiệu quả cao nhất về công tác quản lý thu thuế.

1.3.4. Nhân tố thuộc về cơ chế chính sách

Để các ĐTNT tự giác chấp hành tốt nghĩa vụ đối với NSNN thì bản thân họ phải hiểu rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ và các quy định của pháp luật về thuế. Do đó, mỗi văn bản quy phạm pháp luật về thuế phải có nội dung đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, mang tính phổ thơng, phù hợp với trình độ chung của cả người nộp thuế và người quản lý. Một hệ thống chính sách thuế và cơ cấu thuế suất hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao cho công tác quản lý thu thuế, góp phần đảm bảo ổn định NSNN theo từng thời kỳ.

1.3.5. Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan

Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế, ủy ban nhân dân các cấp và hội đồng tư vấn thuế tại địa phương là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của công tác quản lý thu thuế. Công tác quản lý thu thuế là công tác kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương. Do vậỵ chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế để tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, góp phần đảm bảo hồn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN hàng năm tại địa phương.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ĐỒNG HỚI – QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 38 - 40)