Tài khoản và vận dụng tài khỏan kế toán 1.Tài khoản

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại tổng hợp cloud nine việt nam (Trang 50 - 53)

- Chức năng của phòng Kinh doanh

b, Chính sách kế tốn áp dụng ở công ty

2.2.3. Tài khoản và vận dụng tài khỏan kế toán 1.Tài khoản

2.2.3.1. Tài khoản

Căn cứ vào quy mô, điều kiện hoạt động của cơng ty, kế tốn tại cơng ty TNHH Thương mại Tổng hợp Cloud Nine Việt Nam hạch toán theo chế độ kế tốn doanh nghiệp theo thơng tư 200/2014/TT-BTC. Hệ thống tài khoản của Công ty được sắp xếp theo nguyên tắc cân đối giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản phù hợp với các chỉ tiêu phản ánh trên Báo cáo tài chính. Các tài khoản được mã hóa thuận lợi cho việc hạch tốn, thu thập, xử lý thơng tin của cơng ty.

Doanh nghiệp lựa chọn hình thức kế tốn Nhật ký chung vì đây là hình thức đơn giản, dễ làm, dễ hiểu, dễ đối chiếu và thuận tiện cho cơng tác phân cơng kế tốn. Với hình thức này, sổ kế toán bao gồm sổ tổng hợp và sổ chi tiết trong đó có Nhật ký chung, sổ Cái, sổ chi tiết gồm sổ chi tiết của từng tài khoản.

Khi kế toán tiến hành nhập các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào phần mềm kế toán các nghiệp vụ kinh tế này sẽ được ghi nhận vào Sổ Nhật ký chung với tài khoản tương ứng. Căn cứ vào sổ Nhật ký chung thơng qua chương trình hỗ trợ của phần mềm kế toán SAS INNOVA kế toán sẽ lọc các tài khoản tương ứng cho từng sổ kế toán. Tương ứng với mỗi tài khoản kế tốn cơng ty sẽ có các sổ cái kế tốn tương ứng nói

chung. Cơng ty TNHH Thương mại Tổng hợp Cluod Nine Việt Nam có tiến hành mở chi tiết các tài khoản cấp 2 cho một vài tài khoản kế toán kết quả kinh doanh như: TK 632, TK 635, TK 711…nhưng chưa mở sổ kế toán chi tiết cho từng tài khoản cấp 2 đó. Đây là một trong những hạn chế mà cơng ty cần khắc phục sớm trong tương lai gần bởi khi mở sổ tài khoản kế toán càng chi tiết sẽ giúp kế toán đặc biệt là kế toán kết quả kinh doanh sẽ có thể cung cấp các thơng tin hữu ích hơn, chi tiết hơn choc ho Ban Giám đốc về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Sổ Nhật ký chung (phụ lục 2.16): sẽ phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế tốn theo trình tự thời gian nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Sổ cái các tài khoản: TK 911, TK 511, TK 711, TK 811, TK 632, TK 642, TK 635, TK 515… dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau khi đã được ghi nhận vào sổ Nhật ký chung.

Do đặc điểm là một công ty chuyên về thương mại nên các tài khoản xác định kết quả kinh doanh Công ty sử dụng chủ yếu các tài khoản như: TK 911, TK 511, TK 632, TK 421, TK 642. Bên cạnh đó, cơng ty cịn sử dụng các tài khoản phản thu nhập, chi phí khác: TK 711, TK 811, tài khoản phản ánh doanh thu, chi phí hoạt động tài chính: TK 635, TK 515, và một số tài khoản liên quan khác như: TK 821,TK 131, TK 333… Cụ thể:

Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Công ty đã mở tài khoản chi tiết cấp hai của TK 511 để thuận tiện cho việc theo dõi hiệu quả cũng như hạch toán các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu cho Công ty. Tuy nhiên doanh thu chủ yếu được Cơng ty hạch tốn trên tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng mà khơng được mã hóa chi tiết cho từng khách hàng hay từng mặt hàng. Vì vậy sẽ khó để bóc tách, phân tích, đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng mặt hàng cũng như không đánh giá được từng khách hàng.

Tài khoản 632 – Gía vốn hàng bán cũng tương tự. Tài khoản này tuy đã được công ty mở chi tiết tới tài khoản cấp 2 là TK 6321 và TK 6322 nhưng cũng chưa được mở chi tiết cho từng mặt hàng nên việc đối chiếu, đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng cụ thể sẽ gặp khó khăn. Trị giá vốn hàng bán vẫn nằm chủ yếu trên TK 6321 là chủ yếu.

Tương tự với các tài khoản khác như: TK 635, TK 711 công ty cũng mở chi tiết với TK cấp 2 nhưng chưa mở chi tiết cho từng khoản mục cụ thể nên khó xác định các khoản thu nhập khác hay giảm trừ doanh thu do đâu và với tỷ lệ bao nhiêu.

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty chủ yếu phát sinh từ các hoạt động bán buôn, bán lẻ cây cảnh, hoa tươi các loại; bán buôn thực phẩm. Doanh thu ghi nhận chưa bao gồm thuế GTGT vì doanh nghiệp tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Trong quý IV năm 2017, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định là: 290.074.573 (VN Đ)

- Giá vốn hàng bán: Được kết chuyển từ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, bao gồm: chi phí nhập hàng; chi phí vận chuyển, giao hàng; chi phí bảo quản thực phẩm,... Trong quý IV năm 2017, giá vốn hàng bán được xác định là: 253.360.285(VNĐ)

- Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: Lãi tiền gửi Ngân hàng, chênh lệch lãi tỉ giá phát sinh trong kì. Cơng ty khơng có hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư chứng khoán. Trong quý IV năm 2017, doanh thu hoạt động tài chính được xác định là: 1.944.859 (VNĐ)

- Chi phí tài chính bao gồm: Chủ yếu là chi phí lãi vay, ngồi ra cịn bao gồm phí chuyển tiền thanh toán cho nhà cung cấp, chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ. Trong quý IV năm 2017, chi phí tài chính được xác định là: 5.834.577 (VNĐ)

- Chi phí quản lí kinh doanh bao gồm: chi phí nhân viê bán hàng, nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phịng, chi cơng cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí bằng tiền khác, chi phí hợp lý khơng hợp lệ. Trong quý IV năm 2017, chi phí quản lí kinh doanh được xác định là: 42.346.783 (VNĐ)

- Thu nhập khác bao gồm: Các khoản thu nhập khác như thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản lãi không kỳ hạn thu được từ khoản ký quỹ, các khoản thu nhập khác,… Trong quý IV năm 2017, thu nhập khác được xác định là: 18.712.068(VNĐ)

- Chi phí khác bao gồm: Chi phí bồi thường, bị phạt và các khoản chi phí liên quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt thuế, truy thu nộp thuế. Trong quý IV năm 2017, chi phí khác được xác định là: 833.511 (VNĐ)

Quyết tốn thuế TNDN là cơng việc mà kế tốn thuế bắt buộc phải làm khi kết thúc năm tài chính. Hàng quý doanh nghiệp phải tạm tính ra số tiền thuế TNDN tạm nộp rồi cuối năm thực hiện quyết tốn lại xem cả năm đó doanh nghiệp có phải nộp thuế hay không:

+ Nếu số đã tạm nộp 4 quý mà nhiều hơn khi quyết toán => DN đã nộp thừa tiền thuế => Số thuế nộp thừa này có thể bù trừ sang kỳ sau hoặc làm thủ tục hồn thuế.

+ Nếu số tạm nộp 4 q mà ít hơn khi quyết toán => DN nộp thiếu tiền thuế TNDN => DN phải Nộp thêm phần tiền thuế thiếu đó (và có thể bị tính tiền chậm nộp nếu chênh từ 20% số quyết tốn so với số tạm tính)

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại tổng hợp cloud nine việt nam (Trang 50 - 53)