Một số mạng lƣới phân phối hàng dệt may trên thế giớ

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may tại hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 26 - 29)

3.1. Mạng lưới phân phối hàng dệt may của Đức

Vai trò của các nhà bán lẻ

Ở Đức, vai trò chiếm ưu thế nhất trong mạng lưới phân phối hàng dệt may thuộc về các nhà bán lẻ lớn. Mà các nhà bán lẻ này đa số là các tập đoàn đa quốc gia kiểm sốt ln tất cả các q trình từ giai đoạn thiết kế, sản xuất đến phân phối. Điều này góp phần giúp rút ngắn thời gian ra đời của sản phẩm và luôn bắt kịp với xu hướng thời trang mới nhất. Ở Đức 10 nhà bán lẻ hàng thời trang lớn nhất chiếm 1/3 doanh thu bán lẻ của ngành.Trong đó các cơng ty hàng đầu là Karstadt Quelle, Otto, C&A và Metro.

Các hình thức bán lẻ chính

Các cửa hàng chuyên doanh về hàng dệt may là kênh phân phối bán lẻ

chính của mặt hàng dệt may tại Đức. Nhưng hiện, loại hình bán lẻ này đang chịu sự cạnh tranh từ các cửa hàng giảm giá, những cửa hàng không chỉ chuyên về hàng dệt may, do gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về hàng dệt may giá thấp của người tiêu dùng. Vì vậy, nhiều cửa hàng dệt may quy mơ nhỏ đã bị loại khỏi thị trường.

Cửa hàng bách hóa tổng hợp là kênh phân phối bán lẻ lớn thứ hai tại

Đức về hàng thời trang với số lượng hơn 500 cửa hàng trên toàn quốc. Cửa hàng này có xu hướng trở thành kênh phân phối đặc biệt đối với hàng dệt kim, tất và trang phụ lót. Trung bình có khoảng 46% tất các loại và 42% trang phục lót được người tiêu dùng Đức mua tại các cửa hàng này. Hãng Karstadt Quelle với hơn 400 chi nhánh là nhà bán lẻ hàng đầu tại Đức chuyên điều hành các cửa hàng bách hóa tổng hợp.

Siêu thị và các cửa hàng bán hàng giảm giá kinh doanh chủ yếu đồ thực phẩm cũng đóng vai trị là kênh phân phối quan trọng đối với tất và quần áo nịt. Trong năm 2003, khoảng 26% tất và quần áo nịt được người tiêu dùng Đức mua tại các cửa hàng bán hàng giảm giá và siêu thị.

Hình thức bán hàng khơng qua cửa hàng như bán hàng qua Internet chiếm thị phần tương đối trong các kênh phân phối hàng dệt may của Đức. Người tiêu dùng ở đây thường mua các mặt hàng như áo len chui đầu, áo sơ mi, áo lạnh tay ngắn và áo sơ mi cộc tay qua kênh này. Bán hàng theo đơn đặt hàng qua thư cũng là kênh phổ biến của đồ lót, đồ ngủ, tất và quần áo nịt. Otto-Versand là hãng chuyên doanh hàng dệt may lớn nhất theo hình thức này với gần 100 cửa hàng bán hàng dệt may trên catalogue.

Các hình thức liên kết

Các kênh phân phối dệt may ở Đức liên kết với nhau khá chặt chẽ và chuyên nghiệp. Các hình thức liên kết dọc tồn tại ở các tập đoàn xuyên quốc gia kiểm soát hầu hết các hoạt động bán lẻ. Một số nhà sản xuất Một số nhà sản xuất lớn khác cũng bán hàng của họ thông qua các chuỗi cửa hàng kinh doanh theo hình thức nhượng quyền bao gồm S Oliver, Tom Tailor, Mexx và Street One. Các hãng thời trang lớn của nước ngồi cũng đã liên kết với các cơng ty Đức cùng hợp tác khai thác thị trường. Ví dụ như hãng Zara của Tây Ban Nha đã liên kết thành lập công ty liên doanh 50% vốn Tây Ban Nha và 50% vốn Đức chuyên bán hàng theo đơn đặt hàng qua thư.14

Nhìn chung mạng lưới phân phối hàng dệt may tại Đức đã phát triển tương đối đồng bộ, liên kết chặt chẽ và đa dạng trong hình thức phân phối.

3.2. Mạng lưới phân phối hàng dệt may của Tây Ban Nha

Kênh phân phối bán buôn

Nhà phân phối bán bn ở Tây Ban Nha đóng vai trị quan trọng trong việc nhập khẩu và phân phối các mặt hàng dệt may, chiếm xấp xỉ 40-50% lượng mua hàng của các nhà bán lẻ. Các nhà sản xuất hàng dệt may thường bán hàng trực tiếp cho nhà bán lẻ hoặc thông qua các đại lý bán buôn.Tầm quan trọng của các cửa hàng chuyên doanh cùng với một số tập quán kinh

14 Hồ sơ ngành hàng, Kênh phân phối hàng dệt may tại Đức, http://www.vietrade.gov.vn/nganh-hang-theo-

doanh cụ thể ở thị trường dệt may Tây Ban Nha đã tạo nên sự cần thiết phải có hệ thống trung gian là các đại lý hoặc nhà phân phối bán buôn.

Kênh phân phối bán lẻ

Các kênh phân phối bán lẻ hàng dệt may tại Tây Ban Nha có sự thay đổi lớn do người tiêu dùng thay đổi thói quen mua hàng. Trước kia, người tiêu dùng thường chọn mua các loại trang phục tại các cửa hàng ở trung tâm hay gần trung tâm thành phố cho thuận tiện. Tuy nhiên, xu hướng này đang giảm dần do thời gian đối với người tiêu dùng Tây Ban Nha ngày càng trở nên quý giá nên các trung tâm mua sắm dần trở nên được ưa thích hơn. Chính vì vậy mà các cửa hàng và chợ truyền thống dần được thay thế bởi các trung tâm thương mạị.

Mặc dù có sự xâm nhập và tăng trưởng của các chuỗi cửa hàng chuyên doanh hàng dệt may như Zara, Mango, H&M và Cortefiel, nhưng số lượng các cửa hàng bán lẻ độc lập ở Tây Ban Nha vẫn khá cao so với các thị trường khác ở Châu Âu. Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại đang là một trong những phương thức thành công nhất của các chuỗi cửa hàng chuyên doanh quần áo ở Tây Ban Nha. 15

Tóm lại, trong chương này với mục đích khái qt hóa cơ sở lý luận cơ bản về mạng lưới phân phối hàng hóa và giới thiệu một số mạng lưới phân phối hàng dệt may trên thế giới gồm của Đức và Tây Ban Nha. Một số vấn đề trọng tâm là về khái niệm, vai trò, chức năng, các thành viên cũng như cấu trúc và các hình thức liên kết trong mạng lưới phân phối. Các doanh nghiệp sẽ là chủ thể trực tiếp xây dựng, phát triển các kênh phân phối của mình, và tập hợp các kênh phân phối này sẽ hình thành lên mạng lưới phân phối.

15 Hồ sơ ngành hàng, Kênh phân phối hàng dệt may tại Tây Ban Nha, http://www.vietrade.gov.vn/nganh-

Chương 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MẠNG LƢỚI PHÂN PHỐI HÀNG DỆT MAY TẠI HÀN QUỐC DỆT MAY TẠI HÀN QUỐC

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may tại hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)