Đánh giá thực trạng xây dựng mạng lƣới phân phối hàng dệt may tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may tại hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 64 - 69)

Hàn Quốc

3.1. Những thành tựu đạt được

Thứ nhất, mạng lưới hàng dệt may của Hàn Quốc đã hình thành các kênh

phân phối chuyên nghiệp. Vai trò thống trị trong mạng lưới phân phối hiện đại của Hàn Quốc chủ yếu là thuộc về các nhà bán lẻ lớn. Với sức mạnh và quy mơ các nhà bán lẻ này có ảnh hưởng to lớn tới nhà sản xuất. Không chỉ thực hiện tốt chức năng đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng, các nhà bán lẻ này còn tổ chức được hệ thống logistic cũng như xây dựng được hệ thống kho bãi quy mô lớn đảm bảo cho hàng hóa được lưu thơng thơng suốt. Ngồi ra các nhà bán lẻ này còn thực hiện chức năng xây dựng, quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng. Chính vì vậy nó có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thu hút và duy trì số lượng người tiêu dùng lớn. Còn ngược lại, các nhà bán lẻ cũng chính là người thu thập, nắm bắt thông tin thị trường như thị hiếu khách hàng, xu hướng thời trang. Từ đó các trung gian này truyền lại thông tin cho nhà sản xuất để sản xuất ra những sản phẩm thích ứng với thị trường trong điều kiện nhanh nhất. Các nhà phân phối chuyên nghiệp đã giúp hàng may mặc Hàn Quốc trở nên tiêu chuẩn hóa, thống nhất và đạt hiệu quả theo quy mô.

Thứ hai, mạng lưới phân phối hàng dệt may của Hàn Quốc vơ cùng đa

dạng về các hình thức phân phối. Đặc biệt là khâu bán lẻ, các hình thức phân phối hàng dệt may ở Hàn Quốc vô cùng phong phú, hầu như đầy các loại cửa hàng trên thế giới. Hình thức phân phối từ các cửa hàng quy mơ lớn như cửa hàng bách hóa, cửa hàng chiết khấu, siêu thị đến các cửa hàng quy mô nhỏ hơn như cửa hàng tiêu thụ (outlet), cửa hàng chuyên doanh và các cửa hàng

nhỏ độc lập hay các gian hàng ở chợ truyền thống. Các hình thức bán hàng khơng qua cửa hàng đã tương đối phổ biến và trở thành kênh phân phối quan trọng. Có thể nói thị trường bán lẻ hàng dệt may Hàn Quốc đang bùng nổ cả về số lượng và quy mô các cửa hàng phân phối.

Thứ ba, thị trường dệt may của Hàn Quốc có sự hài hịa giữa các kênh

phân phối hiện đại và truyền thống.

Nhìn chung, các kênh phân phối hiện đại ở thị trường Hàn Quốc hiện nay đã chiếm đa số, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại các kênh phân phối truyền thống. Nhưng hai loại kênh phân phối này đã hỗ trợ cho nhau rất tốt cùng tạo nên những khu mua sắm tập trung. Ví dụ như quần thể chợ Dongdaemoon đã trở thành khu mua sắm hàng dệt may lớn nhất thế giới. Việc đa dạng và cân đối giữa các hình thức bán lẻ không những đã đáp ứng được nhu cầu mua sắm của từng phân đoạn thị trường mà nó đã phát triển thành văn hóa mua sắm, tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn tại Hàn Quốc.

Thứ tư, thời trang Hàn Quốc đã bùng nổ về mẫu mã và chất lượng. Các

thương hiệu thời trang Hàn Quốc hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu về kiểu dáng, mẫu mã và đặc biệt là đang dần chiếm thế chủ động trong việc tạo ra những xu hướng thời trang mới, độc đáo. Sản phẩm trong nước ngày càng được tiêu dùng rộng rãi đã kích thích trở lại cho sự mở rộng mạng lưới phân phối.

Nhìn chung, mạng lưới phân phối của Hàn Quốc trong thập kỷ qua đã phát triển một cách mạnh mẽ, thể hiện ở sự thay đổi cơ bản cấu trúc mạng lưới cả về các cấp độ phân phối và bề rộng của các kênh phân phối. Từ những mạng lưới truyền thống, liên kết các trung gian phân phối một cách rời rạc, lỏng lẻo đã hình thành nên những kênh phân phối chặt chẽ, thống nhất và đạt hiệu quả cao. Mạng lưới phân phối ngày càng hiện đại hóa, và đa dạng hóa hơn ở tất cả các cấp phân phối và các hình thức liên kết.

Các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới phân phối dệt may tại Hàn Quốc

Thứ nhất, nhân tố góp phần vào sự phát triển của mạng lưới dệt may Hàn

Quốc phải kể đến sự gia tăng nhập khẩu của các hãng thời trang cao cấp nước ngoài đến từ Mỹ và Châu Âu, cũng như các sản phẩm giá rẻ nhập từ các nước Châu Á. Sự gia tăng dòng sản phẩm thời trang cao cấp đã thúc đẩy sự hình thành và mở rộng của hệ thống cửa hàng bách hóa. Sản phẩm giá vừa của các hãng sản xuất trong nước, hay sản phẩm giá rẻ nhập khẩu từ Châu Á đã hình thành nên chuỗi các cửa hàng chiết khấu với quy mơ lớn và ngày càng chuẩn hóa. Cuộc chạy đua về mẫu mã, giá cả giữa các hãng thời trang đã hình thành nên thị trường dệt may đa dạng, phong phú về chủng loại. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng nước ngoài cũng như các hãng nội địa để giành giật thị trường trong nước đã làm các cửa hàng bán lẻ dưới mọi hình thức thi nhau mọc lên, tạo thành các trung tâm mua sắm lớn. Sự phân hóa thị trường thành sản phẩm giá cao, sản phẩm giá rẻ và vừa đã tạo nên sự đa dạng trong mạng lưới phân phối.

Thứ hai phải kể đến sự thống trị của các tập đoàn kinh tế lớn (Chaebol)

trong nền kinh tế Hàn Quốc nói chung và cơng nghiệp dệt may của Hàn Quốc nói riêng. Các tập đồn này ngày càng trở nên lớn mạnh nhờ quy mô và sự sáp nhập thêm các trung gian khác. Chính những tập đồn này đã có vai trị chuyển đổi cơ bản cấu trúc mạng lưới phân phối hàng dệt may của Hàn Quốc.

Thứ ba, là nhân tố thị hiếu của người tiêu dùng hàng dệt may Hàn Quốc.

Nhìn chung người tiêu dùng hàng dệt may tại Hàn Quốc coi trọng đến vẻ bề ngoài và để ý đến nhãn hiệu cũng như xu hướng thời trang hơn cả. Sự đa dạng về cầu cũng là một yếu tố thúc đẩy sự mở rộng của mạng lưới phân phối.

Thứ tư, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phổ cập của Internet

mới ra đời. Ví dụ như hệ thống cửa hàng thương mại điện tử, TV home shopping…

3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, mạng lưới phân phối hàng dệt may của Hàn Quốc cũng tồn tại một số điểm hạn chế sau đây.

Thứ nhất, việc phân phối tập trung vào một số ít các nhà bán lẻ đã làm

cho các hệ thống phân phối hiện đại hóa, chun mơn hóa chủ yếu tập trung vào phân đoạn thời trang hàng hiệu nhập khẩu từ nước ngoài. Việc phân phối thông qua các cửa hàng đại lý của nhà sản xuất nội địa hay nhà bán buôn hàng dệt may chuyên nghiệp đang giảm đi. Trong khi hiệu quả phân phối và lưu thông của hoạt động phân phối lẻ hàng dệt may sản xuất trong nước chưa cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho thị trường thời trang hàng hiệu nội địa chưa cạnh tranh được với các thương hiệu nước ngoài.

Thứ hai, mặc dù hình thức bán lẻ hàng may mặc rất phong phú, nhưng

các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn chỉ chuyên về hàng may mặc chưa nhiều. Chính vì vậy việc tích lũy kỹ thuật và hệ thống hóa từng chuỗi cửa hàng và mở rộng phân phối cịn gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, ở quy mô nhỏ các cửa hàng nhỏ lẻ ở các địa phương còn phụ

thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp sản xuất vì phương thức bán hàng ủy quyền, phải hoàn trả lại cho người sản xuất hàng tồn không bán được. Nên việc xây dựng khả năng bán lẻ ở các địa phương nhỏ mang tính chất chuyên nghiệp là rất khó.

Thứ tư, Theo KOFOTI, hiệp hội ngành công nghiệp dệt may Hàn Quốc, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiệu quả của việc phân phối và lưu thông và hàng dệt may tuy nhiên mới chỉ đạt 80%. Chi phí phân phối vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tồng doanh thu. Chính vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Hình 2.13: Cơ cấu chi phí của các sản phẩm may mặc

Nguồn: Donga Daily News magazine, November 2006

Nếu xét theo chi phí thì chi phí liên quan đến việc phân phối hàng hóa trong giá bán của các sản phẩm may mặc Hàn Quốc chiếm tỷ trong lớn nhất so với doanh thu từ việc bán hàng, khoảng từ 30% đến 40%.42

Tóm lại ở chương 2, thực trạng xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may đã được phân tích dưới các khía cạnh về đặc điểm thị trường, quá trình hình thành, các kênh phân phối ở cấp độ bán buôn và bán lẻ, cũng như các hình thức liên kết trong mạng lưới. Từ thực trạng này, người viết đã đưa ra đánh giá về những thành công và một số điểm tồn tại và đây cũng sẽ là cơ sở rút ra bài học cho Việt Nam được nghiên cứu ở chương 3.

42

Chương 3

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HÀN QUỐC ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG MẠNG LƢỚI PHÂN PHỐI HÀNG DỆT MAY TẠI VIỆT NAM DỰNG MẠNG LƢỚI PHÂN PHỐI HÀNG DỆT MAY TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may tại hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 64 - 69)