Một số bài học xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may cho Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may tại hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 91 - 96)

3. Bài học xây dựng mạng lƣới phân phối hàng dệt may Việt Nam từ kinh nghiệm của Hàn Quốc

3.2. Một số bài học xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may cho Việt Nam

mới đứng ở giai đoạn bắt đầu của ngành công nghiệp thời trang.

Thứ năm, ở Hàn Quốc xuất hiện nhiều các nhà bán lẻ chuyên nghiệp lớn

của thế giới, và xu hướng liên kết với các nhà bán lẻ trong nước, hoặc liên kết giữa các hãng phân phối trong nước với nhau tương đối phổ biến. Cịn ở thị trường Việt Nam các hình thức liên kết này cịn rất hiếm.

Xét một cách tổng quát, thị trường dệt may Hàn Quốc đã phát triển ỏ

trình độ cao và hiện nay đang là giai đoạn bùng nổ ngành công nghiệp thời trang. Còn thị trường dệt may Việt Nam vẫn đang ở thế khởi động. Tuy vậy, thị trường này cũng sẽ hứa hẹn sẽ phát triển trở thành một thị trường thời trang theo đúng nghĩa trong những năm tới.

3.2. Một số bài học xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may cho Việt Nam Nam

3.2.1. Doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường điều tra, đánh giá thị trường và có hướng tổ chức lại sản xuất hợp lý

Việc điều tra, đánh giá ở đây trên cả hai phương diện thị hiếu và phân khúc thị trường. Các doanh nghiệp dệt may hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ thị trường nội địa cho các sản phẩm dệt may nhập khẩu, nên chính vì vậy mà các doanh nghiệp chưa thật sự nắm bắt kịp các thông tin thị trường, thị hiếu người tiêu dùng. Nhất là trong khi hàng dệt may có đặc điểm là ln thay đổi theo mùa và theo xu hướng thời trang. Một trong nguyên nhân dẫn tời thành công của các doanh nghiệp Hàn Quốc là do đã nắm bắt được xu hướng thời trang và tổ chức sản xuất các sản phẩm phù hợp bắt kịp nhu cầu phong phú, luôn thay đổi của người tiêu dùng. Chính vì vậy mà cơng tác điều tra thị trường ở Việt Nam cần phải được chú trọng hơn.

Đối với phân khúc thị trường, các doanh nghiệp Việt cần điều tra, đánh giá đối tượng người tiêu dùng để xác định phân khúc thị trường một cách rõ ràng. Ví dụ đối với thị trường tiêu dùng ở thành thị thì thị hiếu tiêu chí lựa

chọn sản phẩm dệt may như thế nào, cịn thị trường nơng thơn thì sự khác biệt ra sao. Bên cạnh đó, đối với phân khúc thị trường dệt may giá rẻ cần thỏa mãn nhu cầu về kiểu dáng, giá cả còn đối với phân đoạn thị trường hàng hiệu hay trung cấp thì lại quan tâm đến quảng bá thương hiệu, mẫu mã, chất lượng. Từ đó các doanh nghiệp xác định rõ ràng mục sản xuất, phân phối của mình là nhắm đến đối tượng nào để tổ chức sản xuất hợp lý, tránh tình trạng tràn lan, không xác định được phương hướng cụ thể.

3.2.2. Các doanh nghiệp cần có sự liên kết với nhau để tạo ra hệ thống phân phối rộng khắp và đạt hiệu quả hơn

Trong mạng lưới phân phối hàng dệt may Hàn Quốc rất nhiều hãng nội địa, đặc biệt là các nhà bán lẻ đã liên kết với nhau để xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối. Điều này đạt được những thành công rất đáng kể, mạng lưới phân phối được mở rộng và đa dạng hơn nhờ quy mô và tận dụng được chi phí, nguồn lực. Hiện tại, thị trường dệt may Việt Nam ngoài tập đoàn dệt may hoạt động theo mơ hình tổng cơng ty, cịn bao gồm rất nhiều công ty quy mô vừa và nhỏ. Khi các cơng ty này hướng về thị trường nội địa cịn đang bị lấn át bởi hàng nhập khẩu, hệ thống phân phối hầu như chưa có sẵn. Ngồi ra, khi các doanh nghiệp này tự xây dựng kênh phân phối sẽ phải chịu chi phí mặt bằng xây dựng hay thuê các cửa hàng tiêu thụ rất lớn. Điều đó làm cho việc mở rộng mạng lưới sẽ gặp rất nhiều khó khăn và đơi khi là phải bỏ qua nhiều khu vực thị trường tiềm năng, như khu vực nơng thơn. Ví dụ như trường hợp cửa tổng công ty Dệt May Gia Định (Giditex) đã liên kết phân phối nhãn hiệu thời trang trẻ em Gidini và thời trang nữ Sanding của Cơng ty CP May Sài Gịn. Sự liên kết này làm cho cả hai bên đều tiết kiệm được chi phí và khơng sợ cạnh tranh vì mỗi nhãn hiệu phục vụ một phân khúc người tiêu dùng. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt cần nghĩ tới việc mở rộng liên kết

phân phối ở mức độ cao hơn nữa ví dụ như liên kết xây dựng hệ thống bán lẻ, hệ thống kho bãi, hậu cần phân phối.

3.2.3. Xây dựng các nhà phân phối chuyên nghiệp và đa dạng hóa các hình thức bán lẻ

Cần xây dựng và tổ chức các nhà phân phối chuyên nghiệp cả ở khâu bán lẻ và bán buôn. Trước kia thị trường dệt may Hàn Quốc khi chưa có sự xâm nhập của các hãng thời trang nước ngoài thị mạng lưới phân phối chịu sự chi phối của nhà sản xuất. Nhưng sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng nội địa và các hãng thời trang nước ngồi đã hình thành các nhà phân phối lớn và đã dần chiếm lĩnh vai trò lãnh đạo mạng lưới. Các nhà bán lẻ này đã có vai trị vơ cùng quan trọng là cầu nối giữa hàng ngoại nhập và hàng trong nước, tạo được chỗ đứng cho hàng may mắc nội địa. Còn ở Việt Nam hiện nay khi mà thế chủ động trong mạng lưới phân phối vẫn là nhà sản xuất thì việc xây dựng và chia sẻ vai trò cho nhà phân phối là hết sức cần thiết. Nhưng tổ chức được nhà phân phối chuyên nghiệp địi hỏi lâu dài và phải có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước và đặc biệt là sự hỗ trợ của Chính Phủ về thể chế, chính sách phát triển kinh tế.

3.2.4. Đa dạng hóa kênh bán lẻ và quy hoạch các kênh phân phối truyền thống

Cần đa dạng hóa các hình thức bán lẻ để thỏa mãn nhu cầu đa dạng và tăng tiện ích cho người tiêu dùng. Các cửa hàng bán lẻ hàng may mặc ở Việt Nam, ngoại trừ một số ít các trung tâm thương mại lớn nhìn chung là nghèo nàn về hình thức và chưa tạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng. Ví dụ ở Hàn Quốc có cửa hàng chuyên doanh (speciality stores) chuyên cung cấp chủng loại sản phẩm hẹp nhưng chuyên sâu và đa dạng về mẫu mã, cịn cửa hàng trọn gói “one-stop shopping” thu hút khách hàng bởi tiện ích và các dịch vụ. Đặc biệt là các doanh nghiệp cần chủ động phát triển rộng rãi các phương

thức thanh toán qua thương mại điện tử, đây sẽ trở thành kênh phân phối có sức hút lớn.

Đối với các kênh phân phối truyền thống cịn chiếm đa số thì cần có một chiến lược quy hoạch tập trung và hiệu quả. Ví dụ như các khu chợ có thể được xây dựng mới một cách quy củ và thành lập các công ty chợ để quản lý

3.2.5. Mạnh dạn đầu tư đa dạng hóa mẫu mã cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm

Một bài học không phải là mới nhưng bao giờ cũng là cần thiết với các doanh nghiệp dệt may. Các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh cho việc phát triển đội ngũ thiết kế lành nghề, có đầu óc nhạy bén và bắt kịp các xu hướng thời trang. Nhà nước hoặc các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau lập ra cơ sở hay trung tâm đào tạo đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp. Bằng cách này công tác đào tạo nhà thiết kế sẽ bài bản và tập trung hơn. Bện cạnh đó các doanh nghiệp cũng phải chú trọng tới việc nâng cấp trang thiết bị máy móc và đặc biệt là việc phát triển vùng cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Bởi đây là yếu tố có thể làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh việc nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa, từ phía các cơ quan quản lý cũng phải tăng cường giám sát việc nhập lậu hàng dệt may, các cơ sở sản xuất và bán hàng giả, hàng nhái. Việc xuất hiện các hàng nhái ở một số đại lý phân phối của các hãng nội địa đã làm gây ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp này. Những điều này có thể gây trở ngại cho sự phát triển của ngành dệt may nói chung và mạng lưới phân phối nói riêng nên cần được ngăn chặn.

Nhìn chung, ở chương 3 người viết đã chú trọng vào phân tích đặc điểm thị trường dệt may và cơ cấu mạng lưới phân phối hàng dệt may của Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá hoạt động xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may tại Việt Nam và sự phân tích các điểm tương đồng, khác biệt giữa Hàn Quốc người viết đã gợi ý một số bài học cụ thể đối với việc xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Mạng lưới phân phối khơng những có vai trị quan trọng trong việc lưu thơng hàng hóa, mở rộng quy mơ thị trường mà còn tác động mạnh mẽ đến sự chuyển đổi của ngành dệt may. Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế, nhưng thành công trong việc xây dựng mạng lưới phân phối của Hàn Quốc là không thể phủ nhận. Đặc biệt, điểm đáng chú ý nhất trong mạng lưới phân phối hàng dệt may tại Hàn Quốc là sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường bán lẻ. Các kênh phân phối truyền thống vẫn còn tồn tại nhưng tập trung và hài hòa với các kênh phân phối hiện đại đã hình thành lên các trung tâm mua sắm có quy mơ và tốc độ tiêu dùng một cách ngoạn mục. Có thể nói mạng lưới phân phối đã đóng góp vai trị to lớn đưa hàng dệt may sản xuất nội địa phủ rộng thị trường và cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.

Việc xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may ở Việt Nam hiện nay cũng đã đạt được một số kết quả ban đầu với nhiều hình thức phân phối hiện đại. Tuy nhiên mạng lưới phân phối vẫn còn rời rạc, thiếu định hướng phát triển. Thực tế cho thấy để xây dựng một mạng lưới hợp lý là một bài toán khơng hề đơn giản địi hỏi sự quan tâm đúng mức của các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn trong việc nghiên cứu thị trường, nhận thức đúng vai trò của việc xây dựng các kênh phân phối mới mẻ, hiện đại. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giá cả, doanh nghiệp cũng phải chú trọng tới tổ chức các trung gian phân phối hoặc liên kết để phân phối. Có làm được điều đó, các doanh nghiệp mới thành công trong việc chiếm lĩnh được thị trường còn nhiều tiềm năng này.

Do thời gian nghiên cứu không được nhiều, kiến thức và kinh nghiệm hạn chế nên khóa luận khơng tránh khỏi thiếu sót. Người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo, bạn đọc để khóa luận được hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may tại hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)