cũng là vấn đề khiến chủ thể quản lý CDĐL phải cân nhắc. Do chưa có cơ quan quản lý CDĐL thống nhất, nguồn kinh phí đăng ký CDĐL tại nước ngoài chưa được xác định rõ ràng, nên việc mang CDĐL ra nước ngoài thường là do các DN có nhu cầu phát triển thị trường đăng ký. Các DN thường đăng ký CDĐL này dưới dạng nhãn hiệu để đáp ứng mục tiêu đơn giản và nhanh chóng.
3.2. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả bảo hộ CDĐL có yếu tố nước ngoài
Hiện nay, cùng với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, sản phẩm của Việt Nam cũng đang tìm hướng đi ra các thị trường rộng lớn trên toàn thế giới như Trung Quốc, Mỹ La- tinh, Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu EU…Mở ra các thị trường mới là xu hướng đúng đắn của các DN Việt Nam. Song song với đó là sự ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam của những sản phẩm chất lượng mang CDĐL nước ngoài. Đây là những tiềm năng lớn về thương mại cần được phát triển, nhằm thu được những lợi ích
kinh tế lớn và thiết thực nhất. Tuy nhiên, kèm với những lợi ích thu được là những mối đe dọa lớn hơn về SHTT, cụ thể là khả năng bị mất CDĐL, bị đánh cắp CDĐL Việt Nam tại nước ngoài, cũng như không bảo vệ được CDĐL có nguồn gốc nước ngoài tại Việt Nam… Trước những nguy cơ nghiêm trọng này tôi xin đưa ra một số biện pháp tăng cường khả năng bảo hộ CDĐL của Việt Nam có yếu tố nước ngoài.
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay về đăng ký, quản lí, sử dụngCDĐL CDĐL
Hiện tại trong những quy định của Pháp luật Việt Nam về bảo hộ CDĐL còn rất nhiều thiếu sót, gây khó khăn cho việc đăng ký cũng như chấp nhận bảo hộ CDĐL tại các cơ quan chuyên trách. Vì vậy, tác giả xin đề xuất khắc phục những thiếu sót của pháp luật tại các điểm sau: