Quy định của Trung Quốc

Một phần của tài liệu BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM SO SÁNH VỚI MỘT SỐ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (Trang 38 - 40)

- Yếu tố con người:

2.2.4.Quy định của Trung Quốc

Trung Quốc bắt đầu bảo hộ CDĐL từ năm 1985. Ngày 11/12/2001, sau hơn 10 năm đàm phán Trung Quốc đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong tiến trình gia nhập WTO và tiếp tục những năm sau đó, Trung Quốc đã sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ đã nêu trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) mà các thành viên của WTO đã cam kết.

Việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể của Trung Quốc cũng tương tự cách đăng ký chúng theo hệ thống thông luật, tuy nhiên vẫn có một số khác biệt. Điều 16 luật Nhãn hiệu thương mại Trung Quốc định nghĩa về CDĐL như sau:

“ Chỉ dẫn địa lý…nghĩa là nguồn gốc của một hàng hoá có chất lượng đặc biệt, danh tiếng hoặc các đặc trưng khác của hàng hoá đó đươc tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên hoặc các yếu tố con người của địa điểm được chỉ đến.”

Đối với pháp luật Trung Quốc, yếu tố tự nhiên và yếu tố con người không cần phải đồng thời tồn tại. Hai yếu tố này có thể thay phiên nhau tồn tại trong các sản phẩm được ghi nhận và đăng ký là CDĐL.

Điều 6 của Quy chế hướng dẫn thực hiện Luật nhãn hiệu Trung Quốc hướng dẫn thêm Điều 16 nêu trên quy định như sau:

“ Chỉ dẫn địa lý theo quy định tại điều 16 của Luật nhãn hiệu thương mại, đơn có thể được nộp để đăng ký chỉ dẫn địa lý như nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể theo quy định của Luật nhãn hiệu hàng hoá và quy chế này.”

Như vậy, việc đăng ký CDĐL như nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể là được cho phép, tuy nhiên phải phụ thuộc vào việc liệu chúng có đáp ứng được các yêu cầu theo định nghĩa Chỉ dẫn địa lý tại Luật Nhãn hiệu hàng hoá hay không. Điều này giống như là một luật CDĐL riêng hơn, ví dụ như luật được áp dụng ở Châu Âu, hơn là hệ thống nhãn hiệu chứng nhận được áp dụng ở Hoa Kỳ.

Điều 6 Quy chế hướng dẫn thực hiện luật nhãn hiệu Trung Quốc quy định: - Trong trường hợp chỉ dẫn địa lý được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận, bất kỳ cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức khác có hàng hóa đáp ứng các điều kiện theo đó các chỉ dẫn địa lý được sử dụng có thể yêu cầu việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, và các tổ chức đang kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận phải cho phép sử dụng.

- Trong trường hợp CDĐL được đăng ký là nhãn hiệu tập thể, mọi cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức khác có hàng hóa đáp ứng các điều kiện theo đó các CDĐL được sử dụng có thể yêu cầu các thành viên của hiệp hội hay tổ chức có CDĐL đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể chấp nhận các thành viên phù hợp với tiêu chuẩn của hiệp hội; những người không yêu cầu trở thành thành viên của hiệp hội hay tổ chức có CDĐL được đăng ký như một nhãn hiệu tập thể hợp pháp vẫn có quyền sử dụng CDĐL, và hiệp hội hay tổ chức không có quyền ngăn cấm việc sử dụng đó.

Ngoài ra, CDĐL tại Trung Quốc còn được bảo hộ bởi Luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Luật này quy định mọi hành động “vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của người hoạt động kinh doanh khác” là tạo thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh và sẽ bị xử lý. Điều 5(4) của luật cũng xác định rõ “cấm sử dụng các chỉ dẫn sai về xuất xứ của hàng hóa, các chỉ dẫn không đúng làm người tiêu dùng lầm lẫn

về chất lượng sản phẩm. Những người hoạt động kinh doanh giả mạo nhãn hiệu hoặc trình bày sai nguồn xuất xứ hay chất lượng của sản phẩm sẽ bị xử phạt (Điều 21, Luật Chất lượng sản phẩm). Luật về Quyền của người tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với hai luật nêu trên và “cấm các hành động giả mạo hàng hóa của người khác, sử dụng các chỉ dẫn sai về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa và sử dụng không hợp pháp nhãn hiệu” (Điều 50(2), (4)).

Một phần của tài liệu BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM SO SÁNH VỚI MỘT SỐ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (Trang 38 - 40)