Thẩm định về nội dung

Một phần của tài liệu BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM SO SÁNH VỚI MỘT SỐ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (Trang 26 - 31)

2.1. Hệ thống bảo hộ

2.1.1. Hệ thống của Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong nhóm 1, tức là quốc gia có luật riêng về bảo hộ CDĐL. Việt Nam ghi nhận CDĐL là một đối tượng của sở hữu công nghiệp và quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Trong hệ thống bảo hộ CDĐL của Việt Nam, chỉ có duy nhất CDĐL là đối tượng được bảo hộ và CDĐL được quy định trong những chế định riêng, tách biệt với những đối tượng khác của sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích hay kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam là cơ quan quản lí chung các đối tượng của sở hữu trí tuệ theo cùng một hệ thống. Tuy có sự khác biệt trong các yêu cầu đối với nội dung bộ hồ sơ đăng ký, thời hạn xem xét đơn… song CDĐL và các đối tượng khác của sở hữu công nghiệp đều phải trải qua các trình tự cơ bản đó là:

Quy trình thẩm định này được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng của sở hữu công nghiệp và đã chứng minh được hiệu quả của nó, đặc biệt đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, với CDĐL là một đối tượng của sở hữu công nghiệp, có những đặc thù riêng, thì quy trình thẩm định này cũng được quy định thêm các chi tiết để việc thẩm định có tính phù hợp và khả thi nhất.

2.1.2. Hệ thống của EU

Cộng đồng chung Châu Âu, tuy không được xem xét dưới góc độ là một quốc gia, song đây là một hệ thống pháp luật đã đạt được nhiều thành công nhất trong việc bảo hộ CDĐL. Hệ thống pháp luật này được xếp vào nhóm 1, tức là EU đã xây dựng một hệ thống riêng biệt và hữu hiệu để bảo hộ CDĐL. Như tác giả đã trình bày khái quát tại chương I, hệ thống của EU hiện hành dựa vào hai loại bảo hộ chính:

- Tên gọi xuất xứ (PDO): thường được biết đến như là DOP, theo đó sản phẩm phải được sản xuất và chế biến ở vùng địa lý. Điều này ngụ ý rằng chất lượng và đặc trưng của sản phẩm cơ bản là do khu vực địa lý tác động lên.

- Chỉ dẫn địa lý (PGI): đối với một CDĐL, sản phẩm phải được sản xuất hoặc chế biến trong khu vực địa lý, có nghĩa là sản phẩm có các chất lượng cụ thể, danh tiếng và các đặc trưng khác do các đặc điểm của khu vực đó mang lại. Đối với một CDĐL, việc đăng ký có được sự linh hoạt hơn do yếu tố danh tiếng được đề cao hơn và mối quan hệ giữa chất lượng và khu vực địa lý ít cụ thể hơn.

Mặc dù chất lượng và quy cách sản phẩm giữa PGI và PDO khác nhau, chúng đều giống nhau ở hầu hết các khía cạnh khác. Các khía cạnh này bao gồm quá trình nộp đơn và công nhận, hệ thống kiểm soát và thực thi. Tuy nhiên, một ngoại lệ là, nếu như một CDĐL không được xem là tên gọi xuất xứ được bảo hộ ở nước xuất xứ trước tháng 5 năm 2004, nó chỉ được bảo hộ như là một CDĐL, chứ không phải một tên gọi xuất xứ. Tên được sử dụng theo một PGI và PDO phải không được gây nhầm lẫn với một giống cây trồng, vật nuôi và các tên chung chung không thể được sử dụng (quy định EU 510/2006, Điều 3.1) mặc dù việc đăng ký một tên có phần chung chung là có thể. Khi có căn cứ cho rằng PGI hoăc PDO có thể gây nhầm lẫn thì người nộp đơn cần phải chứng minh rằng tên là cụ thể và có liên quan tới một nơi cụ thể.

Chỉ dẫn địa lý không thể bán được hay bị mất đi và bất cứ nhà sản xuất nào trong một khu vực địa lý nhất định đáp ứng được các tiêu chuẩn chứng nhận đều có thể đăng ký.

2.1.3. Hệ thống của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ ghi nhận về nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể trong Luật thương mại (đặc biệt là luật về nhãn hiệu và luật cạnh tranh không lành mạnh Hoa Kỳ). Như vậy, Hoa Kỳ là một quốc gia nằm trong nhóm 2, cụ thể là Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ (USPTO) xem CDĐL như là một phần của Luật nhãn hiệu thương mại và quy định rằng: “Chỉ dẫn địa lý có chức năng tương tự nhãn hiệu thương mại bởi vì nó có đặc điểm giống nhãn hiệu thương mại như: 1. Dấu hiệu truy tìm nguồn gốc; 2. Đảm bảo về chất lượng; 3. Lợi ích kinh doanh”.

Hoa Kỳ không có đăng ký cho CDĐL, vì thế chỉ dẫn địa lý được đăng ký thông qua xem xét mỗi nhãn hiệu đăng ký có đủ điều kiện để được bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý không. Quy định này có thể gặp khó khăn khi áp dụng trên thực tế vì có nhiều nhãn hiệu sử dụng tên địa lý nhưng không đủ điều kiện để được bảo hộ là CDĐL.

Giống như quy định của nhiều quốc gia khác, Hoa Kỳ không bảo hộ các thuật ngữ hoặc dấu hiệu được xem là chung chung. Một thuật ngữ địa lý hoặc tín hiệu được xem là chung chung khi nó được sử dụng rộng rãi đến mức người tiêu dùng xem nó như là một tên gọi chung của tất cả hàng hoá và dịch vụ cùng loại, hơn là chỉ về xuất xứ địa lý. Ví dụ, sử dụng thuật ngữ “Thuỵ Sỹ” cho pho mát hoặc thuật ngữ “Champagne” cho rượu vang nổ được xem là chung chung và vì thế sẽ không được bảo hộ.

Các thuật ngữ địa lý chỉ đơn thuần chỉ ra nơi sản xuất không được xem là một chỉ dẫn địa lý và không được bảo hộ bởi luật nhãn hiệu thương mại nếu như không có các đặc điểm đặc thù. Điều này có nghĩa là nếu người tiêu dùng không thể nhận diện được một thuật ngữ địa lý là chỉ riêng về sản phẩm nào, thì thuật ngữ đó cũng sẽ không được chấp nhận bảo hộ.

2.1.4. Hệ thống của Trung Quốc

Chỉ dẫn địa lý đang phát triển nhanh ở Châu Á. Tuy nhiên, gần đây có rất ít phân tích và thông tin sẵn có về sự phát triển liên quan đến CDĐL của các nước lớn trong khu vực. Ở một số nước, như Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa, các hệ thống mới đang xuất hiện. Ở các nước khác, ngày càng có nhiều người quan tâm và nhấn mạnh đến các sản phẩm nông nghiệp, bằng chứng là các Chính phủ ngày càng quan tâm đến việc hoàn thiện pháp luật về CDĐL và nhiều đơn đăng ký CDĐL được nộp. Sự phát triển của các quy định về CDĐL gây những ảnh hưởng nhất định đến thị trường nội địa. Nếu quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn khách quan sẽ thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mang CDĐL, tất yếu thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia và ngược lại, nếu quy định pháp luật thiếu sót sẽ kìm hãm sự phát triển của thị trường nội địa.

Trung Quốc duy trì hai hệ thống bảo hộ Chỉ dẫn địa lý song song và độc lập. Hệ thống đầu tiên là Hệ thống đăng ký nhãn hiệu thương mại và hệ thống thứ hai là Chương trình ghi nhãn đặc biệt để bảo hộ CDĐL hoặc nhãn hiệu xuất xứ. Về khái niệm, hệ thống ghi nhãn đặc biệt tương tự với hệ thống chỉ dẫn địa lý/ tên gọi xuất xứ được bảo hộ ở EU ở điểm nó liên quan đến CDĐL và phân biệt CDĐL với một nhãn mác đặc biệt chỉ “một sản phẩm chỉ dẫn địa lý” được đăng ký. Đăng ký và bảo hộ CDĐL theo luật nhãn hiệu thương mại của Trung Quốc được thụ lý bởi Văn phòng nhãn hiệu thương mại, quản lý nhà nước về Công nghiệp và thương mại (SAIC). CDĐL được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu thương mại của Trung Quốc sử dụng một hệ thống bảo hộ “Đăng ký đầu tiên”. Luật

nhãn hiệu thương mại ở Trung Quốc được sửa đổi vào tháng 10 năm 2001 đã bổ sung thêm điều khoản về bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể được xem như là CDĐL và quy định về khả năng bảo hộ CDĐL như là nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể.

Trước khi có luật nhãn hiệu thương mại 1983, một số tên địa danh đã được một số công ty đăng ký như là nhãn hiệu thương mại, về mặt pháp lý, điều này loại bỏ quyền của các công ty khác sử dụng tên địa danh đó. Kể từ Luật nhãn hiệu thương mại năm 2001, tên địa danh có thể được đăng ký bảo hộ dưới dạng CDĐL bởi một nhóm các nhà sản xuất, hoặc hiệp hội, chứ không phải là một công ty riêng lẻ. Như vậy, trong tương lai dễ nảy sinh xung đột giữa các tên địa danh được đăng ký làm nhãn hiệu thương mại trước năm 2001 và các tên địa danh được sử dụng làm CDĐL sau năm 2001.

2.2. Nội dung quy định về CDĐL

2.2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam

Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo Điều 4 khoản 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 của Việt Nam, CDĐL là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ, hay quốc gia cụ thể. Như vậy trước hết CDĐL phải là một dấu hiệu (có thể là hình ảnh hoặc bằng chữ hoặc kết hợp cả hai ) nhìn thấy được, dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Những điều kiện chung đối với CDĐL được bảo hộ được quy định tại Điều 79 Luật SHTT 2005 bao gồm:

- Thứ nhất, sản phẩm mang CDĐL có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với CDĐL;

- Thứ hai, sản phẩm mang CDĐL có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với CDĐL đó quyết định.

2.2.1.1. Danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL

Quy định về danh tiếng của một sản phẩm mang CDĐL như sau: Danh tiếng của một sản phẩm mang CDĐL được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó, thông qua mức độ rộng rãi của người tiêu dùng biết đến và sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân tôi, đây là một quy định mang tính định tính, không định lượng, bởi khi đăng ký CDĐL, chủ thể tiến hành đăng ký không

có nghĩa vụ làm bản khảo sát hay văn bản có giá trị tương đương về việc thống kê mức độ rộng rãi của người tiêu dùng biết đến và sử dụng sản phẩm.

Thông tư 01/2007/TT- BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ- CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (Sau đây gọi tắt là Thông tư 01) hướng dẫn: “Danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL do điều kiện địa lý quyết

định, được xác định thông qua sự biết đến sản phẩm đó một cách rộng rãi trong giới tiêu dùng liên quan, có khả năng kiểm chứng được”. Tuy nhiên, với quy định “có khả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng kiểm chứng được”, thì không có văn bản nào trong hệ thống pháp luật hiện hành có quy định các phương pháp, cách thức kiểm chứng có giá trị pháp lý và được pháp luật công nhận. Như vậy, việc xác định thế nào là “mức độ tín nhiệm” hay “danh tiếng” của sản phẩm là vấn đề không hề đơn giản. Phương pháp có thể sử dụng đến khi đánh giá “danh tiếng “ của sản phẩm, đó là kết quả của các cuộc điều tra xã hội học, song đây cũng chưa phải là một cách thức kiểm chứng được pháp luật công nhận. Một cách thức nữa có thể sử dụng đó là đánh giá sản lượng bán ra của sản phẩm trong một thời gian xác định, sau đó so sánh với các sản phẩm cùng loại, song đây là một phương pháp đánh giá có thể dẫn tới những kết quả sai lệch do có nhiều yếu tố chi phối doanh số bán hàng, chứ không chỉ là “danh tiếng” của sản phẩm.

2.2.1.2. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang CDĐL

Đây là một yếu tố tương đối dễ xác định đối với các sản phẩm mang CDĐL. Chất lượng, đặc tính của các sản phẩm mang CDĐL được xác định bằng một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh học như hình thái của sản phẩm, mùi vị, màu sắc của sản phẩm mang CDĐL. Các số liệu, chỉ tiêu trên đều phải được kiểm tra bởi các phương tiện kĩ thuật hoặc các chuyên gia, bởi việc xác định các số liệu trên đều rất phức tạp, đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cao và tinh vi. Thông tư 01 hướng dẫn việc xác định tính chất, chất lượng của sản phẩm như sau: “các tính chất/chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện

địa lý quyết định - được xác định bằng các chỉ tiêu cảm quan, định tính, định lượng về mặt vật lý, hóa học, sinh học, có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia theo một phương pháp thử xác định”. Tuy nhiên, điều luật chưa đề

cập đến phương pháp và cách thức đánh giá theo các tiêu chí trên, cũng tương tự như vấn đề “xác định danh tiếng” đã được đề cập ở phần trước.

2.2.1.3. Điều kiện địa lý liên quan đến danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sảnphẩm mang CDĐL phẩm mang CDĐL

Giữa danh tiếng, chất lượng của sản phẩm mang CDĐL và môi trường địa lý có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhờ mối quan hệ này, sản phẩm mang CDĐL mới được hình thành nên mang những đặc trưng riêng có về chất lượng mà không sản phẩm cùng loại nào có được. Điều kiện địa lý kiến tạo nên sản phẩm mang CDĐL

Một phần của tài liệu BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM SO SÁNH VỚI MỘT SỐ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (Trang 26 - 31)