Quy định của pháp luật EU

Một phần của tài liệu BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM SO SÁNH VỚI MỘT SỐ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (Trang 42 - 43)

- Yếu tố con người:

2.3.2. Quy định của pháp luật EU

Chương trình Chỉ dẫn địa lý của Liên Minh châu Âu được điều hành bởi Tổng giám đốc về nông nghiệp như một phần chính sách về chất lượng lương thực. Theo hệ thống này, một sản phẩm nông nghiệp sẽ được bảo hộ chống lại việc sao chép. Quá trình đăng ký của một người nộp đơn không thuộc Cộng đồng Chung cũng tương tự quá trình của các Thành viên, nhưng có kèm một số điều kiện cụ thể [39;tr.19].

Có hai dạng đăng ký tên cho Chỉ dẫn địa lý trong Liên minh Châu Âu: Tên gọi xuất xứ (PDO) và Chỉ dẫn địa lý (PGI). Các đơn xin cho các đối tượng này có thể được đưa ra bởi các nhóm nhà sản xuất và cùng với đó là sản phẩm phải được mô tả tỉ mỉ các đặc điểm cấu tạo, đó là: cách thức sản xuất, nguồn gốc, bản chất và đặc điểm của chất liệu thô làm nên sản phẩm, dán nhãn và đóng gói. Các bằng chứng lịch sử kết nối sản phẩm hiện tại với quy trình và khu vực địa lý hoặc với các đặc điểm, danh tiếng cụ thể của sản phẩm đó cũng có thể được yêu cầu để xem xét và khảo sát trong quá trình đưa ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Tất cả các CDĐL đến từ các quốc gia không thuộc Liên Minh Châu Âu phải đưa ra bằng chứng là sản phẩm đó đã được bảo hộ tại quốc gia xuất xứ. Mỗi hồ sơ CDĐL phải được thẩm tra bởi một tổ chức giám định theo tiêu chuẩn EU hoặc ISO nhằm đảm bảo sự phù hợp đối với các chính sách của Liên minh Châu Âu [34;tr.2].

Đơn xin bảo hộ CDĐL thường được nộp đầu tiên tại một nước thành viên, sau đó nếu đối tượng đáp ứng được các tiêu chuẩn đăng ký thì sẽ được gửi lên hội đồng chung Châu Âu. Vào năm 2006, các nhà sản xuất ở các quốc gia không thuộc EU có thể nộp đơn để được tiếp nhận và bảo hộ sản phẩm như PGI hoặc PDO trực tiếp với Hội đồng chung Châu Âu. Yêu cầu nộp đơn đối với quốc gia không thuộc EU cũng tương tự như đối với các nước EU, trừ việc các quốc gia thứ ba phải đưa ra bằng chứng bảo hộ ở nước xuất xứ. Nếu hội đồng chung Châu Âu thấy đơn hợp lệ và các điều kiện đăng ký là phù hợp, hội đồng sẽ ban hành “Tài liệu đơn” trong Tạp chí Chính thức của Liên minh Châu Âu, cho phép phản đối được đưa ra trong vòng 6 tháng kể từ ngày ban hành. Phản đối với đăng ký có thể được đưa ra giải quyết ở từng nước thành viên hoặc được gửi trực tiếp cho Hội đồng chung Châu Âu bởi chính

quyền quốc gia hoặc cá nhân. Theo Quy tắc thực thi của Hội đồng chung Châu Âu 1898/2006/EU, phản đối có thể đưa ra trên cơ sở chứng minh rằng:

- Sản phẩm không đáp ứng điều kiện yêu cầu;

- Tên gọi tương tự hoặc gây nhầm lẫn với một loài thực vật hoặc giống động vật; - Tên gọi hoàn toàn hoặc một phần đồng âm (đánh vần và phát âm giống nhau, nghĩa và nguồn gốc khác nhau) với một tên gọi đã được đăng ký;

- Tên gọi được đăng ký dưới một thương hiệu đã tồn tại;

- Tên gọi chung chung và do đó không đủ tiêu chuẩn để đăng ký;

- Đăng ký cho tên gọi được chỉ ra là sẽ gây nguy hiểm cho sự tồn tại của một tên gọi hay nhãn hiệu giống hệt hoặc giống mộ phần, hoặc sự tồn tại của các sản phẩm hợp pháp trên thị trường trong ít nhất 5 năm trước ngày ban hành.

Nếu phản đối được chấp nhận, Hội đồng chung Châu Âu sẽ gửi tuyên bố phản đối đến người nộp đơn bị phản đối hoặc chính quyền quốc gia nộp đơn. Các đối tượng nộp đơn sẽ được mời tham gia thảo luận với người phản đối và hướng đến thoả thuận trong vòng sáu tháng kể từ thời điểm hội đồng gửi tuyên bố chấp nhận phản đối. Hội đồng không tham gia vào quá trình thương thảo này. Cuối giai đoạn này, Hội đồng sẽ phải được thông báo về kết quả của thảo luận cũng như bất cứ thay đổi nào đối với đơn. Hội đồng có thể đưa ra các thay đổi đối với đơn trong Tạp chí Chính thức của Liên Minh Châu Âu, và có thể ra tuyên bố mở thời kỳ phản đối thứ hai. Hội đồng được quyền ra quyết định, dù có đạt được thoả thuận hay không. Thông thường, các quy trình đăng ký kéo dài hơn một năm, mặc dù có thể kéo dài hơn rất nhiều bởi nhiều phản đối được đưa ra.

Nếu không nhận được phản đối nào, hoặc nếu phản đối không được chấp nhận, thì thời kỳ sáu tháng để nộp phản đối sẽ kết thúc với chấp thuận đăng ký. Tên gọi sẽ được Hội đồng nhập vào Danh sách đăng ký của chỉ dẫn nguồn gốc và CDĐL.

Một phần của tài liệu BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM SO SÁNH VỚI MỘT SỐ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w