Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về bảo hộ CDĐL có yếu tố nước ngoà

Một phần của tài liệu BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM SO SÁNH VỚI MỘT SỐ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (Trang 53 - 54)

- Yếu tố con người:

2.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về bảo hộ CDĐL có yếu tố nước ngoà

Trong điều kiện thực tế của Việt Nam, một quốc gia có vị trí địa lý và điều kiện địa lý tương đối đặc biệt, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, song lại có những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm. Các điều kiện địa lý đó đã tạo cho Việt Nam nguồn đặc sản tương đối phong phú, nhiều sản phẩm do thiên nhiên ưu đãi có được những chất lượng đặc thù so với các vùng khác trên đất nước.

Tuy nhiên, diện tích lãnh thổ của Việt Nam lại quá nhỏ bé so với Liên Minh châu Âu, Trung Quốc hay Hoa Kỳ, dẫn đến số CDĐL tiềm năng trên đất nước ta cũng không phải là quá dồi dào so với các quốc gia này. Việc giữ gìn các đặc sản và bảo hộ chúng bằng CDĐL cũng không đặt tính thương mại lên hàng đầu, bởi phần lớn các CDĐL này là nông sản thô chưa qua chế biến, và không có giá trị kinh tế quá lớn. Do vậy, việc pháp luật Việt Nam định hướng bảo hộ theo hệ thống riêng hữu hiệu là hoàn toàn hợp lí, phù hợp với điều kiện thực tế nội tại của chúng ta.

Như phần trên đã phân tích, mỗi cách tiếp cận bảo hộ CDĐL của mỗi hệ thống trên thế giới đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Đối với liên minh Châu Âu, do xác định mục tiêu chính của việc bảo hộ CDĐL là bảo tồn các sản phẩm truyền thống và văn hoá, hướng tới lợi ích công cộng của cộng đồng nên Châu Âu không đề cao mục đích thương mại của sản phẩm, dẫn đến việc đăng ký CDĐL sẽ khắt khe hơn và không nhanh chóng. Ngược lại, Hoa Kỳ mong muốn nhận được lợi ích thương mại lớn từ các CDĐL nên có cách tiếp cận về CDĐL rất cởi mở, việc đăng ký CDĐL nhanh chóng và hoàn toàn đơn giản như nhãn hiệu. CDĐL của Hoa Kỳ được cấp hoàn toàn hướng tới lợi ích tư nhân và không chú trọng đến tính cộng đồng trong CDĐL. Bên cạnh đó, Trung Quốc nhìn nhận được cả hai cách tiếp cận trên đều có ưu điểm và nhược điểm, nên lựa chọn cách sử dụng kết hợp cả hai hệ thống, nhằm lấy ưu điểm của hệ thống này bù đắp nhược

điểm của hệ thống kia. Tuy nhiên, cách bảo hộ này lại nảy sinh một nhược điểm thứ ba, đó là sự mâu thuẫn giữa hai hệ thống độc lập. Khi hai hệ thống vận hành hướng tới cùng một đối tượng bảo hộ, tất yếu sẽ có hiện tượng chồng chéo các quy định, gây khó khăn và hoang mang trong việc đăng ký cũng như bảo hộ CDĐL. Có thể thấy, hệ thống của Trung Quốc không hề là giải pháp tối ưu cho việc bảo hộ CDĐL.

Qua các ưu, nhược điểm của các hệ thống pháp luật nêu trên, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về bảo hộ CDĐL như sau:

Một phần của tài liệu BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM SO SÁNH VỚI MỘT SỐ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w