- Yếu tố con người:
2.4.2. Các thử thách đối với Trung Quốc khi áp dụng song song hai cách bảo hộ: nhãn hiệu và hệ thống riêng hữu hiệu
hộ: nhãn hiệu và hệ thống riêng hữu hiệu
Hệ thống bảo hộ CDĐL của Trung Quốc với hai chế độ song song được điều hành bởi hai cơ quan khác nhau của Chính phủ, điều này đã tạo ra một số vấn đề khác biệt. Mỗi hệ thống có một con dấu riêng, do chúng ít được sử dụng cho nên không rõ điều này có gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng không. Trong một vụ việc gần đây (chỉ dẫn địa lý Thịt Giăm bông JinHua) nhãn mác chính ít khi được sử dụng trong khi tên địa lý được sao chép rộng rãi và không đáng tin cậy.
Có những xung đột tiềm ẩn giữa nhãn hiệu thương mại truyền thống và CDĐL khi được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể. Các nhãn hiệu thương mại truyền thống được đăng ký trước năm 1983 hoặc 2001 được phép sử dụng tên địa lý chung chung. Các nhãn hiệu thương mại hiện hành (đăng ký từ 2001 trở lại đây) thì không còn được sử dụng các tên địa lý nữa. Theo nguyên tắc “ưu tiên người đăng ký trước” thì trong quy trình đăng ký nhãn hiệu thương mại của Trung Quốc, một nhãn hiệu giống hệt hoặc tương đương một nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký và sử dụng cho một sản phẩm tương tự không thể được phép đăng ký. Vì vậy sẽ có những nhãn hiệu thương mại cá nhân có tên địa lý chung chung và điều này sẽ làm cho việc đăng ký CDĐL trở nên khó khăn hơn, cho dù là đăng ký dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể.
Vụ việc của Thịt giăm bông JinHua đã nói ở trên minh hoạ cho vấn đề này. Một công ty không có địa điểm ở JinHua đăng ký nhãn hiệu JinHua Huotui vào năm 1982 và sau đó kiện chống lại bất cứ nhà sản xuất nào đặt địa điểm tại JinHua sử dụng tên JinHua Huotui mặc dù các nhà sản xuất này đã sản xuất sản phẩm này hàng thế kỷ và họ đã đăng ký theo hệ thống SAQSIQ. Rõ ràng là có một số tiền lệ trong đó nếu thuật ngữ địa lý đã được sử dụng như nhãn hiệu thương mại, chủ sở hữu sẽ không có quyền độc quyền sử dụng thuật ngữ đó, nên chính phủ Trung Quốc nên lưu ý sửa lại sự mâu thuẫn này.
Bởi vì SAIC và SAQSIQ hoạt động độc lập theo thể chế khác nhau, mối quan hệ giữa các nhãn mác đặc biệt và nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể là không rõ ràng. Pháp luật Trung Quốc không có quy định về việc một CDĐL được đăng ký theo SAQSIQ có thể loại trừ việc nộp đơn đăng ký CDĐL như là nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể hay không, cũng như việc nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể hiện tại có thể là cản trở việc đăng ký Nhãn mác đặc biệt hay không?. Quá trình đăng ký và thực thi cũng gặp một số vấn đề tương tự. Mặc dù thủ tục đăng ký phải bao gồm cả các bước cho việc từ chối, liệu một nhãn mác đặc biệt có thể bị từ chối trong suốt quá trình đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, và việc văn phòng Nhãn hiệu thương mại có thể vi phạm nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể bằng nhãn mác đặc biệt không là không rõ ràng.