Minh Châu Âu là Tên gọi xuất xứ và CDĐL là một hướng bảo hộ pháp lý hiệu quả. Hệ thống bảo hộ CDĐL của pháp luật Việt Nam hiện nay tương đối bó hẹp các đối tượng có thể được chấp nhận bảo hộ dưới dạng CDĐL, bởi quy định khắt khe về nguồn gốc của sản phẩm: phải được sản xuất, chế biến hoàn toàn tại vùng địa lý xuất xứ và phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố con người. Điều này dẫn đến một số sản phẩm có thể được bảo hộ là CDĐL không được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam. Ví dụ như sản phẩm Cá Lăng sông Đà, đây là một đặc sản ngon nổi tiếng, song cá Lăng chỉ sống tự nhiên và được đánh bắt tại thượng nguồn sông Đà. Vì không xuất hiện yếu tố con người trong sản phẩm, nên đây không phải là một sản phẩm được bảo hộ CDĐL. Đây là một sự lãng phí đối với tài nguyên quốc gia, vì sản phẩm cá Lăng có giá trị kinh tế cao, có thể phát triển và mở rộng danh tiếng dưới dạng CDĐL.
Nếu vận dụng việc bảo hộ Chỉ dẫn địa lý với hai đối tượng khác nhau: chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ, trong đó tên gọi xuất xứ có quy định nội hàm ít khắt khe hơn CDĐL, không yêu cầu đến sự liên kết chặt chẽ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố con người (chỉ cần có hoặc yếu tố tự nhiên, hoặc yếu tố con người) thì các sản phẩm được bảo hộ dưới dạng CDĐL trên thực tế sẽ nhiều hơn. Điều này sẽ không gây lãng phí tài sản quốc gia cũng như khó khăn trong việc chứng minh các tiêu chí để được bảo hộ là CDĐL. Tuy nhiên, cùng với đó, pháp luật cần phải xây dựng phạm vi bảo hộ và mức độ bảo hộ cho Chỉ dẫn địa lý và Tên gọi xuất xứ là khác nhau, với ưu tiên nghiêng về bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. Điều này nhằm tránh việc các hiệp hội, các hội sản xuất chỉ đăng ký bảo hộ dưới dạng Tên gọi xuất xứ mà không cố gắng phát triển sản phẩm để được bảo hộ dưới dạng Chỉ dẫn địa lý.