Quy định của pháp luật Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM SO SÁNH VỚI MỘT SỐ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (Trang 43 - 46)

- Yếu tố con người:

2.3.3. Quy định của pháp luật Hoa Kỳ

Đơn nộp cho nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu chung được gửi tới Văn phòng nhãn hiệu thương mại và sáng chế Hoa Kỳ (USPTO) như một loại đơn nhãn hiệu, hoặc bên nộp đơn sẽ thuê dịch vụ của Luật sư đại diện nộp đơn. Khi đơn yêu cầu đã được chấp nhận, cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm báo cáo quy trình và các giấy tờ pháp lý theo quy định của Luật Nhãn hiệu. Trước thời điểm CDĐL được đăng ký, có thể các thông tin trong hồ sơ sẽ được công bố công khai nhằm rà soát lại một lần nữa các thông tin đó, cũng như chờ đợi các phản đối hoặc khiếu nại từ những cá nhân hoặc tập thể khác cho rằng họ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận trên trước thời điểm đơn được nộp.

Về nhãn hiệu chứng nhận, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu chung của nhãn hiệu như: tên người nộp đơn, thông tin liên lạc, mô tả nhãn hiệu, hàng hoá và dịch vụ đi kèm, mẫu sử dụng, phí nộp đơn và chữ ký, thì USPTO còn yêu cầu người nộp đơn xuất trình các bản sao tiêu chuẩn cấp văn bằng của mình, và các hình thức khác của văn bằng, lưu giữ hồ sơ này như một phần của hồ sơ chính thức.

Trong quá trình nộp đơn, các chuyên viên thẩm định của USPTO sẽ rà soát đơn về tính hợp lệ với các yêu cầu khác nhau. Quá trình bao gồm việc phản đối, cho phép các bên thứ ba được phản đối bằng một đơn xin trước Ban xét xử Thương hiệu và Kháng cáo của USPTO. Thủ tục phản đối này có mục đích là ngăn chặn việc đăng ký nhãn hiệu được nộp lên Ban xét xử Thương hiệu và Kháng cáo (TTAB) trên cơ sở là bên phản đối tin rằng mình sẽ chịu thiệt hại từ sự đăng ký nhãn hiệu đó.

Phản đối chỉ có thể được nộp và chấp nhận khi trình bày được đầy đủ lí lẽ phản biện đối với các căn cứ được nêu trong hồ sơ niêm yết công khai. Thủ tục huỷ bỏ có thể được đề nghị với TTAB đối với một nhãn hiệu đang trong quá trình đăng ký hoặc đã được đăng ký xong. Thủ tục để phản đối, hoặc huỷ bỏ một nhãn hiệu đối với TTAB cũng tương tự như hoạt động dân sự trong toà án Quận. Bên thua kiện ở cấp TTAB có thể kháng cáo quyết định của TTAB với Toà án Phúc thẩm Liên Bang, và nếu chưa thoả mãn với kết quả vụ kiện, bên thua kiện có thể kháng cáo lên Toà án Tối cao Hoa Kỳ.

Nhìn chung, thời hạn quyền sở hữu một nhãn hiệu ở Mỹ không xác định, miễn là chủ sở hữu nộp bản khai định kỳ việc sử dụng hay không sử dụng cho USPTO, cùng với các loại phí cần thiết, và đáp ứng tiêu chuẩn chung trong việc duy trì thương hiệu (tức là bảo hộ hoặc kiểm soát sát sao nhãn hiệu). Khi nộp đơn cho nhãn hiệu chứng nhận thì không nhất thiết phải thương mại hoá thuật ngữ địa lý với vai trò xác nhận nguồn gốc. Ví dụ: nếu như nộp đơn cho nhãn hiệu chứng nhận Táo Idaho của Hoa Kỳ, thì khi sản phẩm được sản xuất ra thị trường không nhất thiết phải có nhãn mác là Táo Idaho, mà có thể sử dụng các tên thương mại khác.

Nhãn hiệu chứng nhận phải đáp ứng các tiêu chuẩn tiếp theo nhằm tiếp tục được đăng ký hợp pháp. Tài liệu Barton John, Judith Goldstein, Tim Josling và Richard Steinberg (2005) viết:

“ Người nắm giữ nhãn hiệu chứng nhận không được cho phép nó sử dụng với mục đích gì ngoài chứng nhận các sản phẩm liên quan, và không được từ chối chứng nhận một cách phân biệt... hàng hoá và dịch vụ... mà duy trì các tiêu chuẩn hay điều kiện mà nhãn hiệu đó chứng nhận”

Như vậy, nếu người nắm giữ nhãn hiệu chứng nhận cho phép nhãn hiệu trên sử dụng với mục đích khác ngoài chứng nhận hoặc từ chối chứng nhận các sản phẩm có

cùng các tiêu chuẩn hay điều kiện mà nhãn hiệu đó chứng nhận thì có thể không đáp ứng được các tiêu chuẩn để được tiếp tục đăng ký. Việc không đáp ứng này có thể dẫn đến huỷ bỏ đăng ký của nhãn hiệu nếu phản đối hoặc khiếu nại được nộp lên TTAB. Cũng cần lưu ý rằng, “Miễn là các tiêu chuẩn chứng nhận được áp dụng một cách không phân biệt, USPTO không quan tâm các tiêu chuẩn chứng nhận là gì” [44;tr.10]. Các tiêu chuẩn có thể đơn giản hoặc phức tạp như người nộp đơn mong muốn.

Phí để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận hay nhãn hiệu chung đều tương đối thấp, trong khoảng từ 275 đến 374 USD trong đầu năm 2009. USPTO ban hành lộ trình phí này, tuy nhiên các phí khác áp dụng cho các hoạt động và giao dịch riêng sẽ từ 50-400 USD [42;tr.2]. Quy trình nộp đơn có thể kéo dài từ một vài tháng sau thời điểm nộp đơn ban đầu đến một vài năm, tuỳ vào bản chất của việc đăng ký và các vấn đề pháp lý có thể phát sinh trong quy trình thẩm định và phản đối đăng ký. Dù một đơn vị có thể nộp đăng ký trực tiếp, hướng dẫn hay là được đại diện bởi các luật sư danh tiếng, thì cũng nên lưu ý tới tính phức tạp của quá trình đăng ký, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Phí pháp lý trên cũng sẽ có sự thay đổi tuỳ vào bản chất và tiến trình của việc đăng ký khi đang trong giai đoạn xử lý.

Cuối cùng, khi một nhãn hiệu chứng nhận được đăng ký, nó phải được bảo hộ với người sở hữu hoặc người giữ bằng. Việc sử dụng của bên thứ ba phải được sự đồng ý của hai đối tượng nói trên. Vi phạm nhãn hiệu chứng nhận sẽ được xét xử trong hệ thống dân sự, tức là theo thủ tục hoà giải, trọng tài hoặc toà án. Người sở hữu nhãn hiệu sẽ đồng thời là người quản lí việc sử dụng, lạm dụng hay vi phạm nhãn hiệu, và có quyền khởi kiện đối với cá nhân hoặc tổ chức hoặc bên thứ ba vi phạm việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận này. Chính phủ Mỹ trao toàn quyền cho người sở hữu nhãn hiệu chứng nhận và không hề có vai trò gì trong quá trình bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận. Một khuyến cáo của chính phủ Mỹ nêu rõ: Nếu có nghi ngờ về việc sử dụng nhãn hiệu của bên thứ ba mà không có uỷ quyền, thì người sở hữu nhãn hiệu nên nhanh chóng tìm đến sự tư vấn pháp lý chuyên biệt về nhãn hiệu của các Luật sư, bởi việc sử dụng kéo dài nhãn hiệu chứng nhận của bên thứ ba sẽ làm giảm tính tự vệ của nhãn hiệu.

Mỹ là một bên trong Nghị định thư Madrid (nhưng không ký một hiệp ước liên quan riêng biệt là Thoả ước Madrid) trong đó bất cứ người sử dụng nhãn hiệu nào có thể đăng ký với quốc gia bất kỳ trong số 74 nước đã ký nghị định thư [40;tr.79] bằng cách nộp đơn riêng, gọi là “nộp đơn quốc tế”. Cục Quốc tế về WIPO ở Geneva quản lí hệ thống đăng ký quốc tế.

Như vậy, quá trình nộp đơn xin bảo hộ CDĐL thông qua nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể của Hoa Kỳ là một quá trình đơn giản hơn so với hệ thống CDĐL bảo hộ và chỉ dẫn xuất xứ bảo hộ như EU, bởi vì các yêu cầu về kiểm tra và xác minh ở hệ thống của Hoa Kỳ là do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận tạo ra, chứ không phải Chính phủ .

Ngoài ra, việc Hoa Kỳ bảo hộ chung nhãn hiệu và CDĐL, theo quan điểm của tác giả thì: So với hệ thống tên gọi xuất xứ và CDĐL của EU, với mối liên hệ cần thiết giữa chất lượng một sản phẩm và vùng xuất xứ của nó, phương pháp tiếp cận theo nhãn hiệu của Hoa Kỳ sẽ tạo ra mối quan hệ lỏng lẻo hơn giữa xuất xứ và chất lượng. Cách tiếp cận của Hoa Kỳ ít mang tính chất hạn chế hơn hệ thống của EU, bởi vì các tiêu chuẩn xuất xứ hoàn toàn do chủ sở hữu của CDĐL định đoạt.

Một phần của tài liệu BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM SO SÁNH VỚI MỘT SỐ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w