- Thứ ba, đối với cách bảo hộ trên cơ sở sử dụng cả hai hệ thống, nhãn hiệu và
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ CDĐL CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀ
3.1.2. Thực trạng bảo hộ CDĐL Việt Nam tại nước ngoà
3.1.2.1. Tình hình đăng ký chỉ dẫn địa lý Việt Nam tại nước ngoài
Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, các nhà sản xuất và kinh doanh. Chính phủ đã có Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ (gọi tắt là Chương trình 68) đã được triển khai theo 2 pha, mỗi pha 5 năm (2005 – 2010, 2010 – 2015) với khoản kinh phí rất lớn do Nhà nước hỗ trợ. Ngoài ra, Cục SHTT cũng có nhiều chương trình hỗ trợ như hội thảo, chuyên đề, hướng dẫn trực tiếp, tập huấn cho các địa phương, doanh nghiệp... Hợp tác quốc tế về SHTT đang có rất nhiều tiến triển, nhất là trong lĩnh vực CDĐL. Từ trước đến nay chưa có những dự án riêng về CDĐL cho Việt Nam nhưng đến năm 2013, chúng ta đã ký được những dự án riêng. Ví dụ, dự án của Cơ quan Phát triển Pháp vừa được hai Chính phủ ký kết trong cuộc họp đối thoại cấp cao Việt Nam - Pháp lần thứ nhất tại Hà Nội tháng 4/2013. Dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2013 - 2015, với kinh phí 800.000 Euro. Ngoài ra còn có các thỏa thuận hợp tác song phương giữa Việt Nam - Pháp về SHTT.
Cộng đồng châu Âu cũng đã có những chương trình riêng hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển, quản lý các CDĐL. Mới đây, Cộng đồng châu Âu và Cục SHTT đã phối hợp tổ chức một số hội thảo với nội dung tìm hiểu những quy định của bảo hộ CDĐL ở Cộng đồng châu Âu, kinh nghiệm của những nhà sản xuất, quy định của pháp
luật về bảo hộ CDĐL của Việt Nam, kinh nghiệm của các vùng, khu vực đã công nhận CDĐL của Việt Nam như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột… hoặc dự án của FAO trong việc phát triển CDĐL của 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Hay như dự án của Cơ quan phát triển Pháp trong việc phát triển CDĐL cho 2 sản phẩm là hạt điều Huỳnh Phước và hạt tiêu Quảng Trị…
Năm 2012 là một năm đánh dấu một dấu mốc quan trọng đối với các hoạt động CDĐL của Việt Nam khi CDĐL đầu tiên được đăng ký thành công tại Cộng đồng Châu Âu, mở đường cho việc đăng ký những CDĐL khác ra nước ngoài nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm đặc sản ở Việt Nam. Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm nổi tiếng ở Việt Nam từ lâu đời và cũng là sản phẩm đầu tiên được bảo hộ là Tên gọi xuất xứ hàng hoá năm 2001 tại Việt Nam, nay cũng được bảo hộ tên gọi xuất xứ tại Cộng đồng chung Châu Âu (theo quyết định số 928/2012 ngày 08/09/2012 của Uỷ ban Châu Âu). Đây là một trong hai sản phẩm đầu tiên của Đông Nam Á được bảo hộ tên gọi xuất xứ (PDO) ở Cộng đồng chung Châu Âu (cùng được bảo hộ với nước mắm Phú Quốc còn có gạo Khao Hom Mali Thung Kula Rong-Hai của Thái Lan).
Theo tài liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, hiện nay nhiều địa phương đã tiến hành đăng ký CDĐL ra nước ngoài nhưng tỷ lệ thành công không cao do chưa hiểu rõ về các quy định, yêu cầu của nước ngoài. Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ tên gọi xuất xứ và công nhận bảo hộ CDĐL tại Liên minh châu Âu (EU). Với việc được bảo hộ, chỉ có sản phẩm nước mắm sản xuất và đóng chai tại huyện đảo Phú Quốc mới được xuất khẩu vào thị trường EU. Ngoài ra, hiện các cơ quan chức năng cũng đang tiến hành thủ tục để đăng ký 4 CDĐL khác tại EU là: “Lạng Sơn” - hoa hồi, “Bình Thuận” - quả thanh long, “Buôn Ma Thuột”- cà phê hạt, “Hòa Lộc” - quả xoài cát. Mới đây nhất, 2 nhãn hiệu “Gạo Nàng thơm Chợ Đào” và “Thanh Long Châu Thành - Long An” đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền tại thị trường Hoa Kỳ.
Hiệp hội nước mắm Phú Quốc cho biết những thuận lợi sau khi được bảo hộ là đến nay đã có 68 doanh nghiệp đăng kí với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang để được quyền sử dụng CDĐL tại EU, tổng sản lượng 30 triệu lít/năm. Nước mắm Phú Quốc được sản xuất và chế biến theo một quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng ổn định và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhận thức của DN và người tiêu dùng được nâng lên rõ rệt, thúc đẩy du lịch địa phương, hạn chế lạm dụng từ Phú Quốc trên bao bì, nhãn hàng hóa.
Tuy đã đạt được thành tựu trong việc đăng ký CDĐL Nước mắm Phú Quốc tại Châu Âu, nhưng đây là một thành tựu mang tính chất tiên phong và cá thể, cần phải được nhân rộng hơn nữa, để có khả năng biến thị trường Châu Âu thành một thị trường mà các CDĐL của Việt Nam có thể xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. Đối với mục tiêu này, chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm từ Liên Minh Châu Âu bởi EU đã đạt những thành tựu rất đáng ghi nhận tại thị trường Hoa Kỳ. Nghiên cứu số liệu tại Bảng 3, tác giả nhận thấy: Trong số 73 sản phẩm CDĐL được bảo hộ như nhãn hiệu chứng nhận tại Hoa Kỳ, có đến 33 sản phẩm là từ Châu Âu, chiếm gần 50% số CDĐL có nguồn gốc nước ngoài tại Hoa Kỳ. Trong đó, các sản phẩm điển hình đến từ Châu Âu đó là Pho mát và Trái cây. Đây là những sản phẩm đặc thù của chỉ dẫn địa lý, và cũng là thế mạnh của các quốc gia Châu Âu. Đây cũng có thể là các nông sản thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ nếu chúng ta có thể xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động đăng ký CDĐL tại nước ngoài.
3.1.2.2. Các trường hợp chỉ dẫn địa lý Việt Nam bị xâm phạm tại nước ngoài
Hiện nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, những CDĐL của Việt Nam ngày càng được biết đến rộng rãi trên thế giới. Vì sự nổi tiếng cũng như chất lượng của những sản phẩm mang CDĐL này, chúng hiện tại là đối tượng bị lạm dụng tại nhiều nước trên thế giới. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này, chính là do cư dân sản xuất sản phẩm mang CDĐL tại vùng địa lý đó của Việt Nam chưa thực sự ý thức cao được tầm quan trọng của việc đăng ký CDĐL tại các quốc gia trên toàn thế giới. Hai vụ kiện sau sẽ là chứng minh rõ ràng và chắc chắn cho tình trạng này, cũng như nêu lên những khó khăn gặp phải khi chủ thể không chủ động xác định quyền đối với sản phẩm trí tuệ của mình.
Vụ kiện đòi chỉ dẫn địa lý Nước mắm Phú Quốc
Phú Quốc là một huyện đảo thuộc lãnh thổ quốc gia của Việt Nam, tuy nhiên, chỉ dẫn địa lý nước mắm nổi tiếng của Phú Quốc bị một Doanh nghiệp (DN) tại Mỹ là Viet Huong Fishsauce giành quyền đăng ký bảo hộ từ năm 1982. Theo đó, các sản phẩm của công ty này từ năm 1982 đến nay đều sử dụng nhãn hiệu “nước mắm Phú Quốc” có hình con cá cơm, đảo Phú Quốc và bản đồ Việt Nam. Đến năm 2006, nhãn hiệu nước mắm nổi tiếng của Việt Nam xuất hiện ở nhiều nước châu Âu, Úc, Thái Lan, Trung Quốc… nhưng là sản phẩm của Viet Huong Fishsauce.
Ngày 16/9/2011, Công ty CP sở hữu trí tuệ Bross và Cộng sự (Hà Nội) đã gửi văn bản cảnh báo đến Hội Nước mắm Phú Quốc, cho biết CDĐL nước mắm Phú Quốc đang có nguy cơ bị mất tại Trung Quốc. Theo đó, vào ngày 11/5/2011, một doanh nghiệp tại Hồng Kông là Cty TNHH thương mại Việt Hương (VIET HUONG
TRADING COMPANY LIMITED) đã chính thức nộp đơn số 9448516 lên cơ quan có thẩm quyền để đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu “Phú Quốc” cho nhóm hàng hóa 30 (trong đó có nước mắm) trên lãnh thổ Trung Quốc.
Hình ảnh chỉ dẫn địa lý mà Cty Việt Hương đăng ký bảo hộ chính xác là có chữ “Phú Quốc” kèm logo là hình con cá cơm và bản đồ Việt Nam (có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí huyện đảo Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang). Các thông tin này đã được đối tác của Bross và Cộng sự là một công ty luật tại Trung Quốc kiểm tra, xác tín theo yêu cầu. Việc chủ thể nói trên đăng ký nhãn hiệu “Phú quốc và hình ảnh” dưới tên của mình cũng sẽ gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho công chúng về nguồn gốc Phú Quốc gắn liền với sản phẩm nước mắm nổi tiếng đang được Việt Nam bảo hộ.
Từ trước đến nay, việc bị đánh cắp CDĐL, CDĐL của Nước mắm Phú Quốc không còn mới mẻ, nhưng cho đến nay, việc xử lý của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng vẫn còn khá lúng túng, phản ứng chậm. Bằng chứng là, từ năm 1982, nước mắm Phú Quốc đã bị DN Viet Huong Fishsauce tại Mỹ đăng ký bảo hộ nhưng đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp chuẩn bị và các phương án phòng tránh. Trên thực tế, nước mắm Phú Quốc chỉ mới được bảo hộ CDĐL ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là cơ quan chủ quản của CDĐL này không thể ra nước ngoài kiện các DN khác đánh cắp, làm giả chỉ dẫn địa lý của mình.
Vụ kiện đòi chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột
Từ năm 1995, UBND tỉnh Đắk Lắk cho phép xây dựng hồ sơ bảo hộ tên gọi xuất xứ cà phê Buôn Ma Thuột (chỉ dẫn địa lý) và được Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định 806/QĐ-SHTT ngày 14/10/2005 cấp chứng nhận đăng bạ số 0004, công nhận bảo hộ quốc gia CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta. Sau đó, nhà nước đã xây dựng chương trình hỗ trợ kinh phí về phát triển CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột giai đoạn 2005-2010 nhằm hỗ trợ các DN ở Đắk Lắk đăng ký, bảo vệ CDĐL ở nước ngoài. Tuy nhiên, vì nhiều lý do cho đến nay cà phê Buôn Ma Thuột vẫn chưa được đăng kí nhãn hiệu hàng hóa tại các nước xuất khẩu và tiêu thụ cà phê trên thế giới.
Tháng 6-2011, trong những lần lên mạng tìm kiếm tài liệu, luật sư Lê Quang Vinh, Công ty Tư vấn Sở hữu công nghiệp Bross & Partners có trụ sở tại Hà Nội, phát hiện CDĐL Buon Ma Thuot, cả tiếng Latin và tiếng Trung Quốc đã bị một DN ở Quảng Châu (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ, được cấp chứng nhận bảo hộ nhóm sản phẩm 30 (cà phê). DN này sẽ được bảo hộ trong vòng 10 năm từ tháng 11/2010. Chủ DN này còn tiếp tục đăng ký và được bảo hộ logo “Buon Ma Thuot Coffee - 1896” tại
Trung Quốc từ tháng 6/2011. Ông Vinh đã làm văn bản gửi Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Đắk Lắk thông báo CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột đã bị Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co. Ltd giành quyền đăng ký.
Cũng phải nói thêm, thủ phủ cà phê lớn nhất cả nước Đắk Lắk không chỉ có cà phê Buôn Ma Thuột bị DN nước ngoài giành mất mà cả CDĐL cà phê Đắk Lắk từ lâu cũng bị một DN tại Pháp đăng ký bảo hộ tại hơn 10 quốc gia. Tuy nhiên, cũng như CDĐL Nước mắm Phú Quốc, CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột đã bị mất tại nước ngoài mà cơ quan chủ quan của CDĐL này không hề biết cũng như không hề có biện pháp phòng bị.
Không chỉ có hai trường hợp trên, mà trong rất nhiều vụ việc khác các CDĐL có nguồn gốc Việt Nam đã bị các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng, đăng ký sớm, làm thiệt hại đến tài sản trí tuệ quốc gia, vậy nguyên nhân của việc CDĐL Việt Nam bị xâm phạm ở nước ngoài là do đâu?
3.1.2.3. Nguyên nhân việc Chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị xâm phạm tại nước ngoài