2.2.1.1 Môi trường kinh tế:
Theo như thống kê từ tạp chí kinh tế & phát triển, chỉ số GDP bình qn/người có xu hướng tăng mạnh trong 3 năm từ 2013 – 2015, cụ thể là đến năm quý 4 năm 2015, chỉ số GDP bình quân/ người của Việt Nam đã tăng 6,68% so với cùng kì năm 2014.
Theo như báo cáo từ tổng cục thống kê, chỉ số CPI quý 4 năm 2015 tăng 0,6% so với cùng kì năm 2014.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và giáo dục) có xu hướng giảm dần và ổn định, năm 2015 lạm phát cơ bản chỉ tăng 2,05% so năm trước. Theo Cục trưởng Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, hiện lạm phát chung thấp hơn lạm phát cơ bản, điều này không phải do tổng cầu giảm mà hoàn toàn do yếu tố chi phí đẩy giảm, đó là giá hàng hóa năng lượng và thực phẩm giảm, biến động của lạm phát chung phụ thuộc vào diễn biến giá các mặt hàng năng lượng, lương thực, thực phẩm, các mặt hàng Nhà nước quản lý, chứ khơng xuất phát từ lạm phát cơ bản. Chính sách tiền tệ được điều hành theo lạm phát cơ bản và lạm phát cơ bản ở mức 2% đến 3% như hiện nay là mức cân bằng, giúp ổn định kinh tế vĩ mơ và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Có thể thấy rằng GDP tăng nhưng chỉ số CPI lại tăng rất chậm và gần như không tăng trường, thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu đề ra của nhà nước (đạt tăng 5%) trong năm 2015. Cho thấy xu hướng tâm lý khách hàng tính tốn kĩ hơn, dè chừng hơn, cân nhắc kĩ
hơn trong quyết định mua sắm của mình. Hơn nữa, cùng với cơ chế hội nhập WTO, ASEAN tạo điều kiện cho khách hàng có thể dễ dàng trải nghiệm những dịch vụ mới, mơ hình dịch vụ ăn uống mới. Điều này ngày một nâng cao tầm quan trọng của dịch vụ chăm sóc khách hàng của cơng ty. Khiến khách hàng cảm thất hài lòng, cảm thấy dịch vụ họ nhận được xứng đáng và hợp lý với mức chi tiêu bỏ ra ln là bài tốn khó đối với các nhà quản trị.
2.2.1.2 Môi trường nhân khẩu học:
Cơ cấu giới tính: Năm 2015 tỷ lệ nam giới Hà Nội chiếm 49.3% và nữ là 50.7%. Đến năm 2020, tỷ lệ này có một chút thay đổi, với sự tăng lên của dân số nam giới là 0.1%. Theo đó nam giới chiếm tỷ lệ 49.4% và nữ giới 50.6%.
Cơ cấu dân số Hà Nội theo độ tuổi: Về nhóm dân số trẻ của Hà Nội (từ 0 đến 14 tuổi) cũng là nhóm dân số phụ thuộc trẻ 23.7% năm 2015. Như vậy, cứ 4 người dân Hà Nội thì có 1 người trong nhóm dân số trẻ.
Thói quen tiêu dùng: Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đang thay đổi mạnh mẽ hơn, họ sẽ không chú trọng nhiều đến ăn mặc nữa. Không chỉ chú trọng đến ăn ngon, mà người tiêu dùng sẽ lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khoẻ, ăn để khỏe để đẹp. Một nghiên cứu mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường TNS cho thấy, 62% người Việt Nam ở thành thị không ăn cơm nhà mỗi ngày. Phong cách tiêu dùng cũng sẽ khác, đối với những gia đình trẻ xu hướng tiêu dùng, hưởng thụ nhiều hơn theo đó mà tích lũy cũng ít hơn.
Thu nhập: Quy mô GRDP năm 2015 đạt khoảng 27,6 tỷ đơ la, bình qn thu nhập đầu người hơn 70 triệu đồng, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010.
Trình độ lao động: trình độ lao động có việc làm mà chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hà Nội chiếm tỷ lệ khá cao 68,9%, trong khi đó lao động có trình độ cao đẳng nghề đạt 0,64%, đại học chiếm 14,26%, thạc sĩ 1,31%. Lao động có kỹ năng trong nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm một tỷ lệ nhỏ 0,66%, trong khi đó lao động giản đơn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 36,95%. Lao động phổ thông chiếm 16,83%. Với tỷ trọng lao động phổ thông như vậy cho thấy khả năng cung ứng lao động phổ thơng
cịn ít hơn nhiều so với nhu cầu của các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Một thực trạng hiện nay tại Hà Nội đó là sự thiếu hụt lao động phổ thông ngày càng lớn. Đa phần lao động phổ thông là người ngoại tỉnh. Đối với lao động người Hà Nội họ không mặn mà với công việc do tính chất cơng việc nặng nhọc, lương thấp và do tâm lý kén chọn việc làm, mức thu nhập của người lao động…
Việt Nam là một nước có dân số trẻ và đông dân nên lực lượng lao động rất đông đảo, điều này làm cho lượng người tiêu dùng, khách hàng tiềm năng của công ty sẽ vô cùng đa dạng. Theo đó, nhu cầu của họ cũng sẽ đang dạng và phong phú theo địi hỏi cơng ty phải nỗ lực đáp ứng và thỏa mãn yêu cầu của tất cả khách hàng.
2.2.1.3 Mơi trường chính trị - pháp luật:
Nhà nước đã ban hành bộ luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và có hiệu lực từ ngày 1- 7-2011, cơng tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có những bước tiến đang lưu ý, bao gồm có các tổ chức văn phịng tư vấn, hỗ trợ, giải quyết khiếu nại của hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cùng các hội thành viên khác. Khách hàng là chính những người tiêu dùng, sử dụng sản phẩm dịch vụ đã được bảo vệ quyền lợi của mình khi mua hàng hóa về chất lượng, giá cả, hay dịch vụ kèm theo.
Cùng với thông tư của bộ y tế số 30/2012/TT-BYT Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
Chương II Điều 3. Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chế biến suất ăn sẵn tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại Điều 1, 2, 3 và Điều 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Nhận thức được vấn đề cấp thiết, công ty Cổ phần thương mại & dịch vụ ln nỗ lực làm hài lịng khách hàng, mang lại cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cùng với những dịch vụ tốt nhất hạn chế tối thiểu những sự việc khơng đáng có như khách hàng khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền…
2.2.1.4 Mơi trường văn hóa, xã hội
Nghiên cứu của FTA cho thấy, người Hà Nội là những người cẩn trọng và khắt khe nhất trong việc lựa chọn sản phẩm. Trong khi đa phần người tiêu dùng ở các thành phố khác thường dựa vào sự tin tưởng và trải nghiệm đầu tiên với sản phẩm (đứng đầu là TP.HCM với 83%) thì người tiêu dùng Hà Nội có thể thay đổi suy nghĩ vài lần trước khi ra quyết định. Họ cũng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định (99% bị ảnh hưởng bởi lời giới thiệu của gia đình, 91% bởi bạn bè, 94% bởi hàng xóm, 83% bởi đồng nghiệp, đối tác) và sẽ khơng bao giờ mua những gì mà người khác khơng mua. Do đó, để giành được niềm tin của người tiêu dùng Hà Nội, không chỉ đơn giản là giành được niềm tin của một người mà là niềm tin của cả tập thể.
chất lượng bao giờ cũng là yếu tố được quan tâm đầu tiên, tuy nhiên, việc định nghĩa như thế nào là “chất lượng” còn tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể cũng như trình độ, kinh nghiệm với ngành hàng của từng người. Có thói quen tiết kiệm nhưng người tiêu dùng Hà Nội lại rất chuộng hàng hiệu, đặc biệt là những mặt hàng giúp họ thể hiện đẳng cấp của mình, khơng chỉ là để thỏa mãn tâm lý coi trọng vẻ bề ngồi, thích nổi bật trước đám đơng mà cịn do suy nghĩ về lâu dài thì mua một sản phẩm có chất lượng sẽ tiết kiệm hơn. 70% sẵn sàng trả thêm tiền cho một sản phẩm mới hoặc độc đáo, trong khi đó tỉ lệ này ở TP.HCM hay Cần Thơ chỉ có 55% hay 46%. Họ cũng quan tâm đến chất lượng, xuất xứ của hàng hóa nhiều hơn những nơi khác và tỉ lệ này là tuyệt đối với trên 94%. Hà thành cũng là nơi đòi hỏi phải được đối xử như một khách VIP cao nhất. Tiềm năng hình thành phân khúc cao cấp đối với những ngành hàng giúp người tiêu dùng trông tự tin và gây ấn tượng đối với người khác là rất lớn.
Văn hóa, xã hội cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động tới hoạt động kinh doanh của công ty. Nhu cầu thị trường gia tăng, đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người nâng cao, mọi người ưa thích dùng hàng hiệu, nhu cầu muốn thể hiện cái tôi ngày càng cao, đặc biệt đối với những hàng hóa nhập ngoại, hàng hóa xa xỉ… Ngoài ra, khi đời sống con người được mở rộng hơn thì họ sẽ dễ dàng học hỏi những nền văn hóa mới phát triển trên thế giới hơn. Từ đó, tạo nên một luồng suy nghĩ mới, văn hóa hưởng thụ dễ chấp nhận cái mới.
2.2.1.5 Môi trường địa lý, tự nhiên:
Thủ đô Hà Nội là một thành phố lớn và sầm uất, nơi tập trung dân cư đông của cả nước, là trung tâm đầu não kinh tế, chính trị , văn hóa, nơi có nhiều nhà hàng nổi tiếng với quy mơ lớn, nơi có nhiều điểm du lịch mang nét văn hóa truyền thống hấp dẫn. Chính vì vậy, dịch vụ ăn uống ở đây rất phát triển, kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt khơng kém. Sự cạnh tranh đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của các nhà hàng, trong đó có hệ thống nhà hàng Nhật Bản của công ty CPTM & DV Cổng Vàng. Dưới áp lực cạnh tranh cao cũng như nhu cầu liên tục thay đổi của thị trường buộc công ty phải tối đa hóa nguồn lực để nâng cao dịch vụ CSKH, vũ khí cạnh tranh sống cịn trong thời buối kinh tế thị trường hiện nay khi hàng hóa sản phẩm cung ứng đến khách hàng khơng cịn q khác biệt về đẳng cấp như trước nữa.
2.2.1.6 Môi trường công nghệ:
Trong xu thế hội nhập hiện nay, tốc độ chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển cụ thể ở đây là Việt Nam diễn ra một cách thuận tiện, dễ dàng mà không tốn nhiều chi phí.
Trong năm 2015, Cơng ty CPTM & DV Cổng Vàng đã nhận chuyển giao triển khai giải pháp quản lý bán hàng R-Keeper 7. R-Keeper 7 là giải pháp chuyên quản lý nhà hàng và tự động hóa quy trình nghiệp vụ từ việc phục vụ order điện tử trên màn hình máy cảm ứng, xử lý nghiệp vụ thanh tốn, bán hàng... đến các cơng cụ quản trị cao cấp như quản lý khách hàng, chương trình khuyến mãi, hệ thống kho nguyên vật liệu và định lượng, từ đó quản lý việc xây dựng giá vốn và tính tốn lãi - lỗ trong kinh doanh.
Một hệ thống quản trị mạnh sẽ giúp nâng đỡ bộ máy quản lý phía sau, đặc biệt, với lĩnh vực nhà hàng, hệ thống POS là điều quan trọng. Cổng Vàng đã từng sử dụng các giải pháp do công ty trong nước phát triển, tuy nhiên, với quy mô phát triển nhanh và lớn mạnh như hiện nay, Cổng Vàng bắt buộc phải áp dụng mơ hình quản trị chuẩn mực quốc tế cũng như cần một hệ thống đủ mạnh, chính xác và ổn định để vận hành.
Cùng với đó, những máy móc tân tiến phục vụ nhu cầu chế biến như tủ đông, tủ giã đông, máy bào thịt, lị nướng thịt khơng khói… được Cổng Vàng đi đầu thử nghiệm và áp dụng những công nghệ mới nhất để phục vụ nhu cầu khách hàng.
Phần mềm, cách thức hoạt động, hình ảnh thiết kế nhà hàng cũng được Cổng Vàng hợp tác và chuyển giao công nghệ với các nước sở tại qua hình thực nhượng quyền kinh doanh (Franchise).
Cơng nghệ là yêu tố tối quan trọng tạo nên ưu thế của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh. Áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại đồng nghĩa với việc tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng về sản phâm/dịch vụ, thỏa mãn sự kì vọng của họ đối với doanh nghiệp đồng thời nâng cao năng suất tối đa hóa doanh thu, tối thiểu hóa chi phí.