- Hệ thống quả lý cơ sở dữ liệu khách hàng sơ sài Hiệu quả tự động hóa thấp, phần lớn
3.1.1 Dự báo các thay đổi hoặc triển vọng của thị trường và dịch vụ CSKH
Lĩnh vực thực phẩm và đồ uống (F&B) chưa bao giờ hết sôi động khi liên tục thu hút các thương hiệu nhượng quyền từ nước ngoài.
Theo thống kê của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), trong 8 năm qua, Vụ đã cấp phép cho 137 thương nhân và 148 thương hiệu, nhãn hiệu nước ngồi vào Việt Nam. Trong đó, lĩnh vực nhà hàng chiếm đến 43,7% số thương vụ với 42 thương hiệu trong các ngành hàng thức ăn nhanh, bánh, cà phê, đồ uống, nhà hàng lẩu nướng.
Xếp vị trí thứ 2 là lĩnh vực thời trang với 19 thương hiệu, chiếm 19,3%.
Kế đến là lĩnh vực giáo dục - đào tạo (17 thương hiệu, chiếm 14,1%), cửa hàng tiện lợi (3 thương hiệu - 2,2%), cửa hàng bán lẻ khác (15 thương hiệu - 10,4%) và 10,3% còn lại thuộc về các lĩnh vực dược phẩm, hóa chất, mơi giới bất động sản, lưu kho...
Trong các thương hiệu đã vào Việt Nam, nổi lên là những tên tuổi như McDonald's, Baskin Robbins, Haagen-Dazs (Mỹ), Pizza Hut, Kentucky Fried Chicken, Pepper Lunch, Burger King (Singapore), Lotteria, Caffe Bene, Tour Les Jour, BBQ Chicken (Hàn Quốc), Oasis, Karren Millen, Warehouse, Topshop, Coast Londa (Anh), Bulgari, Moschino, Rossi (Ý)...
Ơng Winston Lim - Giám đốc Cơng ty Dịch vụ Triển lãm Bizlink (Singapore), cho rằng, trong nhượng quyền thì lĩnh vực F&B chiếm tỷ lệ lớn và thường thành công hơn so các lĩnh vực khác. Việt Nam là thị trường đông dân, đa số là người trẻ nên dễ chấp nhận những sản phẩm và dịch vụ mới hơn so với nhiều quốc gia khác.
Bà Phạm Thị Hương, chuyên gia nghiên cứu và phát triển nhượng quyền thương mại (franchise) của Arocking cũng đồng tình rằng, franchise trong lĩnh vực F&B ngày càng phổ biến tại Việt Nam. "Franchise F&B rất hấp dẫn bởi chủ kinh doanh không phải mất nhiều tiền bạc, thời gian, tâm trí để xây dựng thương hiệu.
Hơn nữa, các vấn đề về rủi ro trong khởi nghiệp cũng được giảm thiểu vì đã có sẵn mơ hình kinh doanh thành cơng để áp dụng.
Bên cạnh đó, bên nhận nhượng quyền cũng được "thừa kế” kinh nghiệm, bí quyết tổ chức kinh doanh của bên nhượng quyền và thụ hưởng hiệu ứng chuỗi của hệ thống", bà Hương phân tích.
Người tiêu dùng Việt Nam, nhất là giới trẻ và tầng lớp giàu có, ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm có thương hiệu. Hiện nay, các sản phẩm nổi tiếng của phương Tây, với sự đầu tư mạnh mẽ vào các chương trình tiếp thị và khuyến mại, đang rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.
Các trung tâm đô thị sang trọng của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang trở thành những thị trường khách hàng rất tiềm năng.
Gia nhập WTO vào tháng 1/2007 sẽ tiếp tục đem lại lợi nhuận cho các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam; do dần dần loại bỏ được các rào cản thị trường và hạn chế thương mại được thiết lập nhằm tăng tính cạnh tranh.
Mức thu nhập gia tăng và lối sống thay đổi, nhất là ở khu vực đô thị, kéo theo nhu cầu tiêu dùng về các loại đồ ăn nhẹ, các mặt hàng thực phẩm đắt tiền và tiện lợi tăng cao. Thị trường trong nước rộng lớn, cơ hội xuất khẩu tăng, chi phí lao động thấp cùng với sự thành cơng trong tư nhân hóa các cơng ty thực phẩm đem đến nhiều cơ hội đầu tư hơn tại Việt Nam.
Cùng với đó mà xu thế cạnh tranh trên thị trường kinh doanh dịch vụ ăn uống nhà hàng Nhật Bản ngày một khốc liệt.
Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), số nhà hàng Nhật tham gia thị trường ẩm thực Việt Nam đang tăng lên, bao gồm các thương hiệu Marukame Udon, PIZZA 4P’S, Tokyo Town... và gần đây nhất là các cửa hàng gà rán mang phong cách Nhật. Các nhà hàng cũng đã đáp ứng được về giá cả cũng như khẩu vị của người Việt. JETRO cho biết, thị trường tại Nhật Bản đã trở nên bão hòa, các doanh nghiệp Nhật buộc phải tìm hướng đầu tư ra nước ngồi. Bên cạnh đó, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam gia tăng, kéo theo số người Nhật sang Việt Nam cũngnhư các dịch vụ đi kèm trong đó có lĩnh vực nhà hàng, cũng tăng.
Hiện ở TP Hà Nội có hơn 350 cơng ty đầu tư trong lĩnh vực nhà hàng Nhật Bản, trong đó, khoảng 200 cơng ty là do doanh nghiệp Nhật đầu tư. Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này, nhưng theo JETRO, chỉ một số ít trong đó là thành công.
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản, hầu hết họ đầu tư dưới hình thức mượn người Việt đứng tên kinh doanh. Các doanh nghiệp lớn thì chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền. Theo JETRO, nếu chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong lĩnh vực nhà hàng được nới lỏng và minh bạch hơn thì khả năng đầu tư của các doanh nghiệp lớn sẽ gia tăng trong tương lai.
Trên thực tế, theo hiệp định đầu tư Nhật Bản - Việt Nam ký ngày 14-11-2003, Việt Nam đã mở cửa cho doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư nhà hàng mà không bị điều kiện ràng buộc là phải tiến hành song song với đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn như cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Tuy nhiên, tại Hà Nội và TPHCM, doanh nghiệp Nhật gặp khó khăn do việc thẩm tra của các cơ quan hữu quan xem có phù hợp với từng khu vực cụ thể hay không. Theo JETRO, việc thẩm tra này kéo dài thời gian, các doanh nghiệp lo ngại về việc vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng mà chưa kinh doanh được vì chờ cấp phép.
Hầu hết nhà đầu tư Nhật không dám đầu tư một cách chính thức mà dưới hình thức th mượn người Việt đứng tên là vậy. Ở các tỉnh, thành khác thì khơng xảy ra vấn đề này nhưng thị trường những nơi đó lại rất nhỏ...