Định hƣớng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cho thuê đất tại tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu Pháp luật về cho thuê đất từ thực tiễn thi hành tại tỉnh lào cai (Trang 83 - 85)

luật về cho thuê đất tại tỉnh Lào Cai

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về thuê đất cần đảm bảo phù hợp với

điều kiện kinh tế thị trường và yêu cầu của hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới mở cửa năm 1986, Việt Nam đã và đang thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy “sức dân” thúc đẩy đất nước ngày càng phát triển. Trong nền kinh tế thị trường có thị trường mua bán sức lao động, thị trường khoa học cơng nghệ, thị trường hàng hóa dịch vụ và đặc biệt là thị trường bất động sản. Các thị trường này vận hành trên cơ sở các quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, các yếu tố công khai, minh bạch, khách hàng là thượng đế…; các bên tham gia bình đẳng, thỏa thuận, trao đổi ngang giá, thuận mua vừa bán,… Do vậy, trong điều kiện thừa nhận sự phát triển của nền kinh tế thị trường, những quyết định của Nhà nước phải phù hợp và tuân theo quy luật khách quan của thị trường. Dựa vào những quy luật thị trường để đưa ra quyết định quản lý nhằm bảo đảm tính hiệu quả cho việc sử dụng đất đai ở Việt Nam.

Đặc điểm trên đòi hỏi khi đề ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất, chúng ta phải xử lý nhiều mối quan hệ kinh tế, xã hội phức tạp. Một mặt, pháp luật đất đai vừa thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước trong các quan hệ thuê đất và việc quản lý đó phải đảm bảo thống nhất trong phạm vi cả nước. Mặt khác phải bảo đảm việc mở rộng các quyền cho người sử dụng đất nói chung và bên thuê đất nói riêng; hạn chế tối đa sự can thiệp không cần thiết của Nhà nước vào các quan hệ CTĐ và các quan hệ liên quan đến quan hệ này,…

Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng bằng việc tham gia vào nhiều thiết chế tầm khu vực và quốc tế, như: ASEAN, WTO hay các cam kết quốc tế như FV FTA, CP TPP,… việc tham gia các sân

chơi chung này buộc Việt Nam phải điều chỉnh hệ thống pháp luật trong nước cho phù hợp với luật chơi chung, trong đó có pháp luật về CTĐ… Q trình phát triển kinh tế đất nước những năm qua và thực tiễn cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi th đất là minh chứng quan trọng cho thấy hiệu quả sử dụng đất đai ở Việt Nam đã được nâng lên. Hơn nữa, hoàn thiện pháp luật về CTĐ này cũng phù hợp với xu thế của các quốc gia trên thế giới, đưa Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế khu vực và quốc tế.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về CTĐ phải phù hợp với đường lối

phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nên các quan điểm của Đảng về đất đai sẽ được thể chế hóa vào hiến pháp, pháp luật. Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra một trong những bài học quan trọng về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa vào căn cứ này, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thuê đất trong quan hệ CTĐ giữa Nhà nước và người sử dụng phải hướng vào việc bảo đảm các QSDĐ cho các chủ thể sử dụng đất thuê. Bên cạnh việc coi đất đai thuộc sở hữu toàn dân cũng là một quan điểm nền tảng để thúc đẩy phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa thì Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng tiếp tục coi đất đai là một loại tài nguyên, thúc đẩy phát triển thị trường QSDĐ tạo nguồn lực để phát triển bền vững đất nước; tôn trọng các nguyên tắc của kinh tế thị trường (tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, bình đẳng, độc lập về quyền và nghĩa vụ, tự do thỏa thuận… bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất). Do vậy, cần có sự kết hợp các quan điểm cơ bản này để xây dựng hoàn thiện pháp luật về CTĐ.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về thuê đất phải chú trọng đến chính sách

tài chính, tạo điều kiện để ổn định chi phí đầu vào cho các tổ chức kinh tế. Đất đai được coi là điều kiện vật chất đầu tiên để doanh nghiệp thuê đất hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh và tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do vậy, việc quy định các chính sách tài chính đất đai hợp lý sẽ góp phần quan trọng giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính sách tài chính đất ở đây trong quan hệ thuê đất không nên hiểu chỉ là tiền thuê đất mà còn bao hàm các chi phí liên quan để tổ chức kinh tế có thể

thuê được đất. Các chính sách tài chính đất và quá trình thực hiện cho thuê các dự án này cần phải đảm bảo sự công khai, minh bạch để tránh các tiêu cực xảy ra trong quá trình này. Ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực hiện quản lý đất đai cũng như thực hiện CTĐ.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về thuê đất phải đặt trong mối quan hệ chặt

chẽ với hoàn thiện tổng thể pháp luật đất đai và các lĩnh vực khác có liên quan. Quan hệ CTĐ rõ ràng không chỉ được được quy định trong Luật Đất đai năm 2013 mà còn được định trong nhiều văn bản pháp lý liên quan như Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản, và quan hệ CTĐ phần nào mang bản chất của pháp luật dân sự lai với pháp luật hành chính. Do vậy, muốn xây dựng được các quy định pháp luật về CTĐ giữa nhà nước và người sử dụng đất được hiệu lực, hiệu quả thì khơng chỉ hồn thiện Luật Đất đai mà còn phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa với các văn bản pháp lý liên quan. Hơn nữa, về mặt nội dung hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về CTĐ trong các văn bản pháp lý trên sẽ góp phần bảo đảm hài hịa các lợi ích của Nhà nước, của người CTĐ và người thuê đất, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai cho sự phát triển; khắc phục tình trạng lãng phí và tham nhũng đất đai [16].

Một phần của tài liệu Pháp luật về cho thuê đất từ thực tiễn thi hành tại tỉnh lào cai (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)