Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về thuê đất cần đảm bảo phù hợp với
điều kiện kinh tế thị trường và yêu cầu của hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới mở cửa năm 1986, Việt Nam đã và đang thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy “sức dân” thúc đẩy đất nước ngày càng phát triển. Trong nền kinh tế thị trường có thị trường mua bán sức lao động, thị trường khoa học cơng nghệ, thị trường hàng hóa dịch vụ và đặc biệt là thị trường bất động sản. Các thị trường này vận hành trên cơ sở các quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, các yếu tố công khai, minh bạch, khách hàng là thượng đế…; các bên tham gia bình đẳng, thỏa thuận, trao đổi ngang giá, thuận mua vừa bán,… Do vậy, trong điều kiện thừa nhận sự phát triển của nền kinh tế thị trường, những quyết định của Nhà nước phải phù hợp và tuân theo quy luật khách quan của thị trường. Dựa vào những quy luật thị trường để đưa ra quyết định quản lý nhằm bảo đảm tính hiệu quả cho việc sử dụng đất đai ở Việt Nam.
Đặc điểm trên đòi hỏi khi đề ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất, chúng ta phải xử lý nhiều mối quan hệ kinh tế, xã hội phức tạp. Một mặt, pháp luật đất đai vừa thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước trong các quan hệ thuê đất và việc quản lý đó phải đảm bảo thống nhất trong phạm vi cả nước. Mặt khác phải bảo đảm việc mở rộng các quyền cho người sử dụng đất nói chung và bên thuê đất nói riêng; hạn chế tối đa sự can thiệp không cần thiết của Nhà nước vào các quan hệ CTĐ và các quan hệ liên quan đến quan hệ này,…
Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng bằng việc tham gia vào nhiều thiết chế tầm khu vực và quốc tế, như: ASEAN, WTO hay các cam kết quốc tế như FV FTA, CP TPP,… việc tham gia các sân