pháp luật về cho thuê đất
Các yếu tố tác động đến pháp luật về CTĐ, gồm:
Thứ nhất, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai chi phối đến pháp
luật về CTĐ. Trên thế giới có bà mơ hình sở hữu cơ bản về đất đai là mơ hình đất đai thuộc sở hữu tư nhân; mơ hình đất đai thuộc sở hữu nhiều thành phần và mơ hình đất đai thuộc sở hữu tồn dân. Với mơ hình đất đai thuộc sở hữu tư nhân thì quan hệ CTĐ chủ yếu diễn ra giữa các cá nhân, tổ chức với nhau và pháp luật đất đai chủ yếu tập trung điều chỉnh quan hệ CTĐ giữa các chủ thể này. Với quốc gia ghi nhận mơ hình sở hữu nhiều thành phần về đất đai thì quan hệ CTĐ diễn ra không chỉ giữa cá nhân, tổ chức với nhau mà còn giữa cá nhân, tổ chức với nhà nước. Có thể thấy, mơ hình sở hữu đất đai có tác động rất mạnh mẽ đến chủ thể CTĐ và tính chất của quan hệ CTĐ. Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước là đại diện chủ sở hữu nên nhà nước có quyền thay mặt tồn dân để thực hiện việc CTĐ. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất, điều kiện thuê đất mà bên có nhu cầu sử dụng đất thuê được thuê đất và phải nộp tiền sử dụng đất.
Hơn nữa, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai cho phép Nhà nước lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua chính sách tài chính đất. Quy định này đã tác động đến giới hạn của chủ thể sử dụng đất (tức ai được CTĐ với các tiêu chí do cơ quan quản lý nhà nước quyết định), mục đích sử dụng đất (với các phân định rất chi tiết về các loại đất và hình thức pháp lý để có đất phụ thuộc vào mục đích sử dụng), quyền liên quan đến việc sử dụng (ví dụ quyền thế chấp, chuyển nhượng, thừa kế v.v..), thời hạn sử dụng đất (được quy định phổ biến là 50 năm, trừ đất ở dân sinh), và thủ tục hành chính nặng nề và phức tạp để chuyển dịch và chuyển đổi QSDĐ, quyền sở hữu của người sử dụng đất thuê (trong trường hợp Nhà nước điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất, xác định giá đất). Do vậy, khi tiến hành giao dịch thuê đất
thông qua hợp đồng thuê đất này khơng khó để thấy các yếu tố hành chính được coi trọng và thực hiện triệt để hơn các yếu tố dân sự.
Thứ hai, yếu tố chính trị có tác động rất lớn đến pháp luật đất đai nói
chung, pháp luật về CTĐ nói riêng. Yếu tố chính trị ở đây có thể được hiểu là quan điểm, đường lối của Đảng cầm quyền. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội nên quan điểm, đường lối của Đảng nói chung, trong lĩnh vực đất đai nói riêng là những kim chỉ nam có tính chiến lược đối với sự phát triển lĩnh vực đất đai đáp đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong quan hệ với pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng giữ vai trị chủ đạo, quyết định nội dung của pháp luật. Pháp luật là sự thể chế đường lối, chính sách của Đảng trong từng lĩnh vực cụ thể, trong đó có lĩnh vực đất đai. Vì thế, trong q trình xây dựng và thực thi pháp luật đất đai, trong đó có pháp luật về CTĐ phải thể hiện đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng.
Thứ ba, sự thống nhất giữa các ngành luật điều chỉnh quan hệ CTĐ.
Có thể thấy, hoạt động CTĐ không chỉ được Luật Đất đai điều chỉnh mà còn do nhiều ngành luật khác điều chỉnh như: Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở… Mỗi đạo luật được ban hành có mục đích và nhiệm vụ khác nhau. Luật Đất đai quy định về hình thức cho thuê, điều kiện thuê, các quyền của NSDĐ, trình tự, thủ tục; Bộ luật Dân sự lại quy định về giao dịch và các điều kiện của hợp đồng thuê khoán tài sản, trong đó có đất đai, hợp đồng cho thuê lại QSDĐ. Trong Luật Đất đai, hầu hết những quy phạm mang tính chất hành chính, trong khi đó Bộ Luật Dân sự điều chỉnh quan hệ thuê QSDĐ bằng các quy phạm mang tính dân sự. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về th đất vì có sự chồng chéo, mâu thuẫn, không đồng nhất giữa hai quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh về một đối tượng. Do đó, để pháp luật thuê đất được thực thi có hiệu quả địi hỏi sự thống nhất giữa những quy phạm điều chỉnh quan hệ thuê đất.
Bên cạnh đó, việc thực hiện pháp luật về CTĐ về CTĐ còn chịu tác động từ các yếu tố khác, như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức; hiểu biết pháp luật của người dân; mức độ giám sát của cơ quan dân cử và toàn xã hội đối với hoạt động CTĐ.