pháp luật liên quan đến việc thuê đất
Như phần đầu đã phân tích, đất đai thuộc sở hữu tồn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu nên Nhà nước có quyền đại diện cho toàn dân trong thực hiện quyền CTĐ. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền CTĐ là UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã với đất cơng ích. Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng quy định các tổ chức kinh tế và người sử dụng đất đều bình đẳng với nhau trong quan hệ sử dụng đất. Tuy nhiên, để đảm bảo quan hệ cho thuê được diễn ra khách quan, bình đẳng pháp luật hiện hành cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong thanh tra, giám sát quá trình thực hiện này. Cụ thể pháp luật hiện hành quy định Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ TN&MT, Thanh tra nhà nước thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện sẽ tiến hành thực hiện thanh tra hành chính đối các cơ quan nhà nước trong thực hiện pháp luật về CTĐ để đảm bảo các cơ quan này thực hiện đúng các quy định pháp luật. Bên cạnh đó, các cơ quan thực hiện pháp luật về CTĐ còn chịu sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thông qua các cơ chế như thành lập đoàn giám sát, giám sát chuyên đề, giám sát thông qua chất vấn và trả lời chất vấn tại Nghị trường,… Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng quy định Mặt trận tổ quốc và các thành viên của Mặt trận cũng có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước thực hiện pháp luật về CTĐ. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hoạt động thanh tra, giám sát thực hiện pháp luật về CTĐ vẫn chưa được hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, vẫn còn những sai phạm trong quá trình CTĐ, đất đai vẫn chưa được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Trong khi đó
truyền thơng đặc biệt là truyền thông xã hội có vai trị đặc biệt quan trọng trong không chỉ tuyên truyền thực hiện pháp luật về CTĐ mà cả trong giám sát việc thực hiện pháp luật đất đai, nhưng vai trò của các tổ chức này chưa được coi trọng thực sự trong pháp luật.
Như đã phân tích ở Chương 1, quan hệ pháp luật về thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất là quan hệ hành chính, một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một bên là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê. Vì vậy, tranh chấp quan hệ này là tranh chấp hành chính.
- Quy định về tranh chấp và giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực cho thuê đất.
+ Cơ sở áp dụng giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực thuê đất là Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Thông tư quy định, hướng dẫn về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất... đều liên quan đến quyền và lợi ích của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất thuê; thủ tục hành chính và trật tự quản lý nhà nước về đất đai... Đây là những quy định nội dung, là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng giải quyết trong lĩnh vực đất đai nói chung và CTĐ nói riêng.
+ Cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực CTĐ được quy định tại Điều 204, Luật Đất đai năm 2013: “Người sử dụng đất, người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai; Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai
được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính”.
Như vậy, điểm mới của Luật Đất đai năm 2013 về giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai là dẫn chiếu đến pháp luật về khiếu nại (Luật Khiếu nại năm 2011) và pháp luật về tố tụng hành chính (Luật Tố tụng hành chính năm 2015).
- Quy định về chủ thể tranh chấp hành chính trong lĩnh vực CTĐ. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 204 và khoản 3 Điều 203 của Luật Đất đai năm 2013, chủ thể tranh chấp hành chính trong lĩnh vực CTĐ gồm:
người khiếu nại, khiếu kiện là công dân, cơ quan, tổ chức, hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định “người khởi kiện là cá
nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính”. Trong lĩnh vực CTĐ,
người khiếu nại, người khởi kiện là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê. Người bị khiếu nại, khởi kiện là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và người có thẩm quyền trong các cơ quan này mà có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
- Quy định về đối tượng tranh chấp hành chính trong lĩnh vực CTĐ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 204 của Luật Đất đai năm 2013 và các quy định của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai, đối tượng trong tranh chấp này là quyết định hành chính và hành vi hành chính trong lĩnh vực CTĐ bị khiếu nại, khởi kiện.
Quyết định hành chính gồm: quyết định CTĐ, quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng; quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất; quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai; quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. Hành vi hành chính gồm hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước được quy định tại Điều 22 của Luật Đất đai năm 2013.
Khi người thuê đất cho rằng cơ quan nhà nước đã ban hành quyết định hành chính hoặc hành vi hành vi hành chính xâm phạm đến QSDĐ hợp pháp của mình thì người th đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính đó theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 hoặc khởi kiện ra Tịa án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
- Quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai được hòa giải tại UBND cấp xã mà khơng thành thì được giải quyết như sau: Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì đương sự có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN&MT hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của
pháp luật về tố tụng hành chính. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
- Quy định về xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai
Theo quy định tại Điều 206 Luật Đất đai năm 2013, người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành cơng vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm sau đây: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, CTĐ, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển QSDĐ, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai; Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Vi phạm quy định về lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin; vi phạm quy định trình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy định về báo cáo trong quản lý đất đai.