Các yếu tố tác động đến giá của quyền chọn

Một phần của tài liệu Thị trường quyền chọn cổ phiếu việt nam cơ sở lý luận và áp dụng thực tiễn (Trang 27 - 29)

3. Giá trị nhận được của quyền chọn cổ phiếu

3.4. Giá của quyền chọn

3.4.3. Các yếu tố tác động đến giá của quyền chọn

Có 6 yếu tố tác tộng vào giá quyền chọn cổ phiếu 1. Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện hành

2. Giá chọn

3. Thời gian đến hạn

4. Độ biến động của giá cổ phiếu 5. Lãi suất phi rủi ro

6. Lợi nhuận dự kiến (mong đợi) trong thời gian quyền chọn còn hiệu lực Điều gì sẽ xảy đến cho giá quyền chọn khi một trong những yếu tố nêu trên thay đổi trong khi những yếu tố khác giữ nguyên?

Thứ nhất, về giá cổ phiếu và giá chọn

Nếu được thực hiện vào một ngày nào đó trong tương lai, sự thanh tốn cho một quyền chọn bán sẽ là số lượng chênh lệch giữa giá hiện hành và giá chọn. Các quyền chọn bán vì thế trở nên có giá trị hơn khi giá cổ phiếu tăng thì ít giá trị hơn khi giá chọn tăng. Đối với quyền chọn mua thì đối nghịch lại với quyền chọn bán, chúng trở nên ít có giá trị hơn khi giá cổ phiếu tăng và có giá trị hơn khi giá chọn tăng.

Mỗi giao dịch quyền chọn đều có giá chọn của nó. Với các quyền chọn cổ phiếu, các giá chọn thơng thường có nhịp 21/2$, 5$, hoặc 10$. Thơng

thường các giao dịch có cách chọn nhịp giá theo giá trị cổ phiếu chọn, như thường nhịp 21/2$ sử dụng trong giá chọn cho các loại cổ phiếu có giá trị < 25$, nhịp 5$ sử dụng cho các cổ phiếu có giá trị từ 25$ đến 200$, và nhịp 10$ sử dụng cho các cổ phiếu có giá trị > 200$. Ví dụ vào thời điểm giao dịch, cổ phiếu Citicorp có giá trị 12$ và các quyền chọn được giao dịch với giá chọn như sau 10, 121/2, 15, 171/2…Giá cổ phiếu IBM vào thời điểm giao dịch có giá 99$ thì giá chọn quyền chọn được giao dịch là 90, 95, 100, 105, 110, 115.

Khi một ngày đến hạn mới được đưa ra, 2 giá chọn gần với giá trị cổ phiếu đang được giao dịch tại thời điểm thường được chọn để trao đổi, giao dịch. Nếu một trong 2 giá chọn quá gần với giá trị cổ phiếu hiện hành, giá chọn thứ 3 gần với giá trị cổ phiếu hiện hành sẽ được chọn để thay thế. Nếu giá cổ phiếu dao động vượt khỏi phạm vi mức giá chọn cao nhất hay thấp nhất đã định, giao dịch lúc đó thường sẽ phải đưa ra một quyền chọn với mức giá chọn mới. Để minh họa các quy luật này, chúng ta giả định giá cổ phiếu là 53$, khi giao dịch của các quyền chọn tháng 10 bắt đầu. Các quyền chọn mua và chọn bán đầu tiên sẽ được chào với các giá chọn là 50 & 55$. Nếu giá cổ phiếu tăng trên 55$, mức giá chọn 60$ sẽ được chào bán, và nếu giá cổ phiếu rớt dưới 50$, mức giá chọn $45 sẽ được áp dụng và cứ thế….

Thứ hai, về thời gian đến hạn (hay thời gian đáo hạn). Cả hai quyền

chọn mua và quyền chọn bán kiểu Mỹ trở nên có giá trị hơn khi thời gian đến hạn tăng. Để làm rõ điều này, chúng ta xem xét 2 quyền chọn mà sự khác nhau khi là ngày đến hạn. Người chủ của quyền chọn có thời gian đến hạn dài sẽ có nhiều cơ hội thực hiện hơn là chủ nhân của quyền chọn có dịng đời ngắn hơn. Và vì thế quyền chọn có dịng đời dài phải ln có giá cao hơn và tối thiểu cũng phải bằng quyền chọn có dịng đời ngắn. Các quyền chọn mua và bán kiểu châu Âu thì khơng nhất thiết trở nên có giá trị hơn khi thời gian

đến hạn cịn dài. Điều này là do yếu tố quyền chọn kiểu châu Âu chỉ được thực hiện vào ngày đến hạn.

Thứ ba, độ biến động. Sự biến động của giá cổ phiếu là để đo lường về

khả năng giá cổ phiếu thay đổi trong tương lai. Khi độ biến động tăng, cơ hội cổ phiếu sẽ trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn sẽ tăng. Đối với người chủ sở hữu cổ phiếu, 2 hướng kết quả này bù trừ cho nhau. Tuy nhiên, điều này không đúng với người nắm giữ quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán. Người nắm giữ quyền chọn mua sẽ được lợi khi giá cổ phiếu tăng ngoại trừ mức rủi ro đã được xác định trước khi giá xuống, mức rủi ro này đã được tính vào phí quyền mua phải trả. Tương tự, người đang sở hữu quyền chọn bán sẽ được lợi nhiều khi giá cổ phiếu đi xuống và chịu mức rủi ro đã được xác định trong phí phải trả cho quyền bán của họ nếu giá tăng.

Thứ tư về yếu tố lãi suất. Yếu tố lãi suất tác động vào giá quyền chọn

không được rõ ràng lắm. Khi lãi suất của nền kinh tế tăng, tỷ lệ tăng trưởng dự kiến về giá cổ phiếu cũng tăng. Tuy nhiên, giá trị hiện hữu bất kỳ về số tiền mà người sở hữu quyền chọn nhận được ở tương lai sẽ giảm. Cả hai điều này sẽ làm cho giảm giá trị quyền chọn bán. Do thế giá quyền bán giảm khi khả năng lãi suất tăng. Trong trường hơp mua, yếu tố đầu sẽ làm giá tăng trong khi yếu tố thứ 2 sẽ làm giá giảm. Nó cho thấy rằng, yếu tố đầu ln trội hơn yếu tố thứ hai; điều đó có nghĩa giá quyền chọn mua ln tăng khi lãi suất có nhiều khả năng tăng.

Và cuối cùng là lãi suất phi rủi ro (hay cổ tức) có tác dụng làm giảm giá cổ phiếu vào ngày khơng được tính cổ tức. Đây là tin xấu cho giá trị của các quyền chọn mua và là tin tốt cho các quyền chọn bán. Giá trị của các quyền chọn mua, vì thế, có mối liên hệ tiêu cực với khối lượng cổ tức dự kiến và ngược lại, giá trị các quyền chọn bán lại có quan hệ tích cực với nó.

Một phần của tài liệu Thị trường quyền chọn cổ phiếu việt nam cơ sở lý luận và áp dụng thực tiễn (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)