Thực trạng áp dụng quyền chọn cổ phiếu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thị trường quyền chọn cổ phiếu việt nam cơ sở lý luận và áp dụng thực tiễn (Trang 36 - 41)

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời được 9 năm, nó đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, thị trường lên xuống thất thường, rủi ro cho các nhà đầu tư là khá lớn, nhu cầu phòng ngừa rủi ro đã trở thành cấp thiết. Thế nhưng, quyền chọn cổ phiếu vẫn chưa chính thức được ra đời ở nước ta để hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Thị trường vẫn mới ở trong giai đoạn chuẩn bị, thí điểm nhỏ lẻ, những kết quả thu được hầu như chỉ là con số không.

1.1.1. Cơ sở pháp lý qui định cho các hợp đồng quyền chọn cổ phiếu

Từ khi thị trường chứng khoán ra đời ngày 20-7-2000, các văn bản pháp lý để tạo lập, vận hành và quản lý thị trường được các cơ quan nhà nước ban hành khá nhiều. Nhưng nhìn chung, những thiếu sót, bất cập vẫn cịn rất lớn, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, đang trên con đường phát triển và trưởng thành. Ngày 29-6-2006, luật chứng khốn chính thức được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thơng qua và có hiệu lực thi hành từ 1-1-2007, đánh dấu bước chuyển mình của thị trường chứng khốn Việt Nam, tạo một đường băng cất cánh cho thị trường.

Đáng chú ý nhất là trong giai đoạn thị trường suy giảm mạnh từ khoảng cuối quí I năm 2008 đến thời gian gần đây, UBCK nhà nước đã lần lượt giảm biện độ dao động giá cổ phiếu, chứng chỉ quĩ xuống còn +/-1% đối với HOSE và +/-2% đối với HASTC. Sau một thời gian ngắn thị trường phục hồi nhẹ, UBCK đã cho phép nâng biên độ lên +/-2% đối HOSE và +/-3% đối với HASTC, sau đó lại tiếp tục được nâng lên +/-3% đối với HOSE và +/-4% đối với HASTC.

Gần đây nhất, ngày 14/8/2008, UBCK Nhà nước ban hành công văn số 1650/UBCK-PTTT về việc điều chỉnh biên độ giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ. Theo đó, biên độ giao dịch giá của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là +/-5% đối với HOSE và +/-7% đối với HASTC, điều này sẽ làm cho giá cả chứng khoán

giao động mạnh hơn, phản ánh đúng cung cầu hơn, nhưng rủi ro cho các nhà đầu tư sẽ nhiều hơn, mở ra cơ hội cho việc sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro như quyền chọn cổ phiếu để bảo hiểm cho các nhà đầu tư.

Thế nhưng, cho đến nay, vẫn chưa có một văn bản pháp lý chính thức nào qui định, hướng dẫn hay cho phép thực hiện về quyền chọn cổ phiếu tất cả chỉ mới ở giai đoạn dự thảo, ngoại trừ một số công văn cho phép một số tổ chức thí điểm triển khai nghiệp vụ này như VCBS…

1.1.2. Phương thức thực hiện quyền chọn mua, quyền chọn bán tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Trong giai đoạn thí điểm hiện nay, UBCK chỉ cho cơng ty chứng khốn VCBS thí điểm triển khai nghiệp vụ quyền chọn cổ phiếu, với đối tượng giao dịch là giữa VCBS và các nhà đầu tư (kể cả cá nhân và tổ chức). Thế nhưng, do là một nghiệp vụ mới nên rất ít các nhà đầu tư biết đến và sử dụng dịch vụ này, các con số về hợp đồng, doanh thu của tổ chức thực hiện VCBS hầu như là không đáng kể.

Các hợp đồng quyền chọn được giao dịch ở sở chứng khoán do các nhà tạo thị trường mua bán các hợp đồng quyền chọn bằng tài khoản của họ. Khách hàng sẽ mở một tài khoản để giao dịch quyền lựa chọn sau đó họ sẽ điền vào phiếu lệnh, các lệnh sẽ được chuyển đến quầy giao dịch bằng điện báo hay điện thoại. Sau khi lệnh được thực hiện, người môi giới của khách hàng phải thơng báo và thanh tốn với trung tâm thanh tốn bù trừ quyền lựa chọn và thơng báo cho khách hàng.

Nhà đầu tư lựa chọn 3 chiến lược:

- Hủy bỏ hợp đồng: được thực hiện khi nhà đầu tư tham gia vào giao dịch đóng. Khi đó họ bán hợp đồng này cho người khác với giá bán lớn hơn số tiền đầu tư ban đầu, hoặc người viết quyền mua lại hợp đồng mà họ đã bán trên thị

trường, họ sẽ có lãi nếu số tiền bán quyền lựa chọn ban đầu lớn hơn số tiền đã mua lại hợp động này.

- Giữ lại hợp đồng khi đến hạn: khi đó người mua quyền sẽ mất tồn bộ số tiền bỏ ra để có quyền này, người viết quyền sẽ có lãi là số tiền nhận được khi bán quyền chọn.

- Thực hiện quyền: người mua quyền sẽ mua hay bán chứng khốn với người viết quyền. Khi đó người viết quyền phải thực hiện hợp đồng.

1.2. Giá trị nhận được của nhà đầu tư Việt Nam khi sử dụng quyềnchọn cổ phiếu chọn cổ phiếu

Kể từ khi Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội ra đời vào ngày 20-7-2000 (hiện nay là HOSE), hoạt động của thị trường chứng khốn trở nên sơi động và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, đặc biệt là q trình cổ phần hố các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành thuận lợi hơn như Vietcombank, Bảo Việt, Sabeco…. Tuy nhiên, cho đến nay, sau 9 năm thành lập, thị trường chứng khốn Việt Nam đã có những dấu hiệu hết sức lo ngại, chỉ số VN-Index sau một thời gian tăng nhanh, tăng nóng đến mức đỉnh trên 1100 điểm, thị trường đã liên tục giảm khá sâu ngồi dự tính của tất cả mọi người, kể cả các chuyên gia trong ngành, dù đã phục hồi phần nào trong thời gian gần đây, nhưng chỉ còn xấp xỉ quanh ngưỡng 300 điểm (giảm gần 80% giá trị). Do bị tác động của những khó khăn trong nước giai đoạn q nửa đầu năm 2008 và ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.

Những cổ phiếu chủ chốt của thị trường như FPT, REE, SSI, STB … có thời điểm giá lần lượt lên tới 600.000, 280.000, 200.000, 80.000 đồng/CP thì nay chỉ cịn có giá khoảng 50.000, 22.000, 30.000, 19.000 đồng/CP. Trong thời kì ảm đạm đó, các nhà đầu tư thua lỗ nặng, kể cả các quĩ đầu tư nước

mạnh, thị trường trở nên èo uột, buồn tẻ… Vậy giải pháp cho vấn đề này như thế nào? Có biện pháp gì để bảo vệ nhà đầu tư khi giá chứng khoán liên tục giảm hoặc giảm đột biến như thời gian vừa qua.

Thực tế, đã có nhiều nhà đầu tư bị thua lỗ nặng trong thời gian qua, nhất là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ ít vốn, phải cầm cố tài sản, phải đi vay và thiếu kinh nghiệm cũng như kiến thức đầu tư. Biểu đồ giao dịch trên thị trường cho thấy, khi giá cổ phiếu ở đỉnh cao nhất, đó là lúc có nhiều người mua vào nhất. Khi thị trường đi xuống mạnh, họ đứng trước nguy cơ thua lỗ lớn, và phải bán tháo hàng loạt, làm thị trường xuống dốc lại càng xuống dốc hơn nữa.

Như vậy, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thị trường chứng khốn có thể suy giảm, tỉ giá biến động khó lường, thị trường nhà đất đang chững lại do sự xiết chặt quản lý của nhà nước. Song song đó, nền kinh tế đang bị sức ép bởi lạm phát tăng cao nhất trong những năm qua, chỉ số giá cả tiêu dùng tăng mạnh, giá dầu thô tăng cao, đồng thời bị tác động bởi sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ… đã gây khơng ít khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các nhà đầu tư. Do đó, việc nghiên cứu áp dụng chứng khốn phái sinh vào giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, tiền tệ, hàng hóa …. đặc biệt là nghiên cứu phát triển và áp dụng quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam sẽ làm đa dạng hoá các sản phẩm tài chính cho thị trường.

Việt Nam dù cịn là một nước đang phát triển với thu nhập thấp, nhưng số vốn nhàn rỗi trong dân chúng nhìn chung vẫn cịn khá cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… Dưới áp lực của lạm phát, sự hao hụt của số vốn này sẽ rất nhanh, gây mất mát cho người giữ chúng, việc tìm một kênh đầu tư để duy trì và phát triển khối tài sản này là

điều tất yếu. Hiện ở Việt Nam, kênh đầu tư như chứng khoán là một trong những kênh đầu tư chính, nhưng do mới hình thành, phát triển nên cịn có một số hạn chế, khi các thị trường này đi xuống như thời gian gần đây, thì sự mất mát tài sản của các nhà đầu tư càng diễn ra nhanh hơn.

Thị trường quyền chọn chứng khoán là một thị trường phát sinh dựa trên thị trường cơ sở là thị trường ngoại hối, chứng khoán… sẽ là một kênh đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận mới, ngay cả khi các thị trường cơ sở này sụt giảm. Nó sẽ là một sân chơi mới cho các nhà đầu tư với các đặc tính phức tạp cao hơn, rủi ro nhiều hơn nhưng trình độ sẽ cao hơn và lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn, giúp tăng khả năng, trình độ các nhà đầu tư, các chủ thể tham gia thị trường so với chính bản thân họ và với nhà đầu tư các nước có thị trường tài chính phát triển hơn.

Một phần của tài liệu Thị trường quyền chọn cổ phiếu việt nam cơ sở lý luận và áp dụng thực tiễn (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)