4. Thị trường quyền chọn cổ phiếu Việt Nam so với thị trường các nước
4.1. Thị trường quyền chọn cổ phiếu của Mỹ
Thị trường tài chính phái sinh ở Mỹ xuất hiện và phát triển gắn liền và song hành cùng sự ra đời và phát triển của những sở giao dịch, trung tâm giao dịch lớn của nước này như Hội đồng Mậu dịch Chicago (CBOT), Sở Thương mại Chicago (CME), Sàn giao dịch chứng khoán Chicago (CBOE), các thị trường chứng khoán NYSE, NASDAQ, AMEX.
ở thời kỳ đầu, các sở giao dịch này thường chỉ giao dịch hàng hóa là nơng sản (CBOT) hay các cổ phiếu niêm yết (NYSE), cổ phiếu OTC (NASDAQ, AMEX). Tuy nhiên, từ thập kỷ 80, CBOT và AMEX chuyển hướng kinh doanh chính sang các sản phẩm tài chính phái sinh. Việc giao dịch tại các sở giao dịch này thực hiện thông qua đấu giá mở với các cơng cụ tự động hóa và khớp lệnh liên tục. Điều này giúp tạo ra tính minh bạch của các hợp đồng quyền chọn đối với các thành viên của sở (các cổ đơng) và các khách hàng nhằm phịng ngừa, quản lý rủi ro hoặc đầu cơ.
Các ngân hàng và công ty chứng khoán thường tham gia vào giao dịch với tư cách là thành viên của Sở giao dịch thơng qua việc mua cổ phần của nó để đạt được một tư cách thành viên (một chỗ ngồi). Với tư cách đó, họ có thể vừa là mơi giới để hưởng phí vừa tham gia với tư cách là nhà đầu tư thu lợi nhuận. Các nhà đầu tư, đầu cơ khác không phải là thành viên của Sở giao dịch muốn thực hiện giao dịch thì phải thơng qua các cơng ty mơi giới.
Cịn sàn giao dịch chứng khoán Chicago (CBOE) được thành lập vào năm 1973. Ngay giao dịch đầu tiên đã có 911 hợp đồng mua bán được ký kết. Tuy nhiên, thời gian đầu thì sàn giao dịch chưa được hiện đại hóa, chưa có hệ thống báo giá tự động, chưa có các trung tâm thanh tốn, mãi đến năm 1975, các dịch vụ này mới được hình thành. Đến năm 1984 thì khối lượng giao dịch thường niên qua sàn lần đầu tiên đạt đến con số 100 triệu hợp đồng, điều này chứng tỏ sự phát triển rất tốt của CBOE, từ đó kéo theo việc CBOE thành lập Viện nghiên cứu quyền chọn; đưa vào giao dịch chỉ số NASDAQ và quyền chọn được niêm yết NYSE. Đến năm 1987 thì TTCK rơi vào khủng hoảng kéo theo sự sụp đổ của thị trường phái sinh. Tình trạng này kéo dài 02 năm thì CBOE mới khơi phục lại và từ đó đến nay thì CBOE đạt khối lượng giao dịch ở mức kỷ lục là 783 triệu hợp đồng với tổng giá trị ước tính lên đến 21.214 tỷ đơ la Mỹ. (Theo www.cboe.com)
Thị trường chứng khoán Mỹ hoạt động từ cách đây rất lâu, khởi điểm cho giao dịch quyền chọn cũng còn khá đơn giản nhưng chỉ sau 2 năm phát triển thị trường này đã có con số đáng kể được giao dịch. Các sàn giao dịch hiện đại hóa được thiết lập ngày càng nhiều để phục vụ cho thị trường chứng khốn nói chung và thị trường quyền chọn nói riêng. Trong khi đó thị trường chứng khốn Việt Nam thì mới chỉ hoạt động được khoảng 9 năm, một thị trường còn rất non trẻ, hiện tại thị trường này đang gặp rất nhiều khó khăn. Như chúng ta cũng đã biết Mỹ là một trong những nước phát triển đứng đầu
về tốc độ phát triển nền kinh tế nói chung và có thị trường tài chính lớn mạnh nói riêng. Để có thể phát triển mạnh được thị trường quyền chọn thì các nhà đầu tư Mỹ đã áp dụng rất nhiều phương pháp định giá cổ phiếu quyền chọn rất phức tạp mà tạm thời Việt Nam chưa thể đạt được. Ví dụ như sử dụng mơ hình Black – Scholes, định giá cổ phiếu quyền chọn theo thuyết Q… Những phương pháp này có độ phức tạp cao nhưng đem lại sự phân tích một cách chính xác hơn. Trong khi đó ngay cả với giao dịch quyền chọn đơn giản Việt Nam cũng vẫn cịn là đang thí điểm nhỏ lẻ.